KINH DOANH BÁNH MÌ CẦN NHỮNG GÌ ?

KINH DOANH BÁNH MÌ CẦN NHỮNG GÌ ?

Bước 1: Lập kế hoạch là “chìa khóa” của thành công

Trong bất kỳ công việc kinh doanh nào, kể cả bán bánh mì, việc có một kế hoạch chu đáo là rất quan trọng. Nó sẽ giúp bạn đi đúng hướng về ý tưởng kinh doanh, kế hoạch tài chính và hoạt động tiếp thị, cũng như bất cứ khoản đầu tư nào tiếp theo. Từ đó, đưa ước mơ của bạn trở thành hiện thực và giữ cho kỳ vọng của bạn được kiểm soát tốt.

Để làm được điều này, bạn cần xác định loại tiệm bánh mì mà bạn muốn mở. Nó sẽ là bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ, bánh mì chả cá, bánh mì pa-tê hay bánh mì que? Bạn muốn kinh doanh dạng phục vụ tại chỗ hay takeaway? Bạn định bán hàng cho ai? Bạn có muốn phục vụ những tín đồ ăn uống thích đưa mọi thứ họ ăn lên Instagram không?

kinh-doanh-banh-mi-tho-nhi-ky
Kinh doanh bánh mì thổ nhĩ kỳ

Tóm lại, bằng cách trả lời các câu hỏi trên, bạn sẽ thu hẹp được thị trường mục tiêu của mình. Từ đó, bạn có thể xác định được mọi thứ từ ngân sách, thiết bị, loại bánh mì bạn sẽ làm… để hướng đến những khách hàng thuộc thị trường ưu tiên.

Bước 2: Dự toán tài chính

Sau khi quyết định khởi nghiệp bán bánh mì, hầu hết mọi người đều tỏ ra lo lắng không biết cần bao nhiêu vốn. Rất đơn giản! Đầu tiên, bạn cần xác định chi phí khởi động – đây là số tiền bạn sẽ cần để mua thiết bị, công cụ, nguyên liệu, thiết kế…

Tiếp theo, bạn cần phải xác định chi phí duy trì tiệm bánh cho đến khi bạn đạt được điểm hòa vốn. Bởi lẽ, bạn có thể không tạo ra lợi nhuận ngay khi mới mở.

Vậy, cần đầu tư bao nhiêu để mở tiệm bán bánh mì? Câu trả lời là tùy vào loại hình kinh doanh, quy mô kinh doanh, vị trí kinh doanh, cùng nhiều yếu tố khác mà chi phí sẽ khác nhau. Điều quan trọng là phải lập kế hoạch cho mọi chi phí có thể.

kinh-doanh-banh-mi-cha-lua
Kinh doanh bánh mì chả lụa

Việc chuẩn bị tốt nguồn vốn giúp bạn đưa ra quyết định quan trọng với các bước còn lại. Đồng thời, giúp bạn đạt được thỏa hiệp về các vấn đề quan trọng liên quan đến loại thiết bị, công cụ bạn sẽ mua và chi phí thiết kế menu, tủ, xe bán bánh mì mà bạn có thể chi trả…

Bước 3: Xin các giấy phép cần thiết

Kinh doanh bánh mì nói riêng và thực phẩm, đồ ăn, đồ uống nói chung, bạn buộc phải có giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho dù bạn mở cửa hàng, bán trên vỉa hè hay bán tại nhà.

Để có được giấy phép này, bạn cần nộp các hồ sơ, giấy tờ cần thiết tại cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian và công sức, mình khuyên bạn nên tìm đến các văn phòng dịch vụ. Họ luôn biết cách giải quyết thủ tục, hồ sơ, giấy tờ một cách nhanh chóng nhất và bạn chỉ phải mất một khoản phí nho nhỏ.

kinh-doanh-banh-mi-chao
Kinh doanh bánh mì chảo

Bước 4: Tìm kiếm địa điểm

kinh-doanh-banh-mi-cha-ca
Kinh doanh bánh mì chả cá

Nếu bạn đang có kế hoạch bán bánh mì từ chính căn bếp tại nhà của mình, bạn có thể bỏ qua bước này.

Nếu bạn muốn thuê cửa hàng, quy mô mặt bằng thuê sẽ phụ thuộc vào loại hình tiệm bánh mà bạn định mở. Đương nhiên, một tiệm bánh có kèm theo quán trà sữa hay cà phê phục vụ tại chỗ sẽ cần nhiều không gian hơn kiểu xe bán bánh mì lưu động – nơi khách hàng đến, mua bánh mì và rời đi.

Khi nói đến địa điểm, vị trí là tất cả. Nếu bạn muốn thu hút khách hàng, bạn nên mở tại những nơi có nhiều khách hàng tiềm năng như: gần các tòa nhà văn phòng, trường học, ngã tư…

Ngoài ra, bạn cũng cần chọn một địa điểm thuận tiện với bạn. Nghĩa là, nó có thể gần nhà hoặc ít nhất là gần nơi cung cấp nguyên liệu, trong trường hợp bạn hết nguyên liệu và cần phải bổ sung gấp.

Bước 5: Mua sắm dụng cụ, thiết bị

Trên thực tế, một lượng đáng kể vốn khởi nghiệp của bạn sẽ dành cho việc chi trả cho các thiết bị, công cụ làm bánh mì từ tủ/xe bán hàng, cho đến lò nướng, chảo, dao, thớt, khay… thậm chí là máy xay sinh tố, máy pha cà phê nếu bạn muốn phục vụ khách hàng mua đồ uống.

kinh-doanh-banh-mi-xiu-mai
Kinh doanh bánh mì xíu mại

Vì vậy, bạn nên liệt kê danh sách mua sắm mọi thứ bạn cần, sau đó cân đối với nguồn vốn. Để tiết kiệm chi phí, một lời khuyên nhỏ mà mình dành cho bạn là bạn có thể mua các loại máy thanh lý, thay vì mua mới hoàn toàn.

Tiếp theo, một lượng lớn vốn khác (có thể xoay vòng) sẽ dành cho việc mua các nguyên liệu làm bánh mì như: bánh mì, trứng, thịt, chả, rau, ớt, nước sốt, bao bì…

kinh-doanh-banh-mi-thit
Kinh doanh bánh mì thịt

Bước 6: Tìm “đồng đội”

Bạn không thể làm mọi thứ một mình! Mặc dù bạn có thể dựa vào tài năng và sự chăm chỉ của mình cho chính quá trình làm bánh mì. Nhưng bạn vẫn cần “đồng đội” giúp bạn vận hành công việc việc kinh doanh suôn sẻ. Do đó, hãy lên kế hoạch thuê nhân viên tùy theo loại hình tiệm bánh mì mà bạn định mở.

Một số chủ cửa hàng nhỏ thường bắt đầu với đội ngũ nhân viên bao gồm chính họ và có thể là 1 hoặc 2 thành viên trong gia đình. Khi công việc kinh doanh suôn sẻ, phát đạt và đông khách hơn, bạn có thể cần nhiều người hơn.

Bạn cũng cần tìm ai đó giúp bạn tiếp thị tiệm bánh mì của mình. Đó có thể là bạn bè, người thân theo hình thức quảng cáo truyền miệng, trên mạng xã hội hoặc phức tạp hơn là thuê một đơn vị chuyên nghiệp để thực hiện một chiến dịch quảng cáo trên diện rộng.

kinh-doanh-banh-mi-sot-vang
Kinh doanh bánh mì sốt vang

Bước 7: Bán bánh mì với giá bao nhiêu?

Hầu hết những người bán bánh mì định giá sản phẩm dựa trên chi phí nguyên vật liệu và thời gian để làm sản phẩm. Nhưng mình khẳng định rằng, công thức này là thiếu sót.

Giá của bánh mì nên bao gồm cả những thứ như: bao bì sản phẩm, chi phí nhân công thuê ngoài,, chi phí quảng cáo trên phương tiện truyền thông xã hội…

Bước 8: Đặt tên cho tiệm bánh mì

Chọn đúng tên rất quan trọng và cũng đầy thử thách. Việc đặt tên cho tiệm bánh còn giúp thương hiệu của bạn được nhận diện tốt hơn trong mắt khách hàng.

kinh-doanh-banh-mi-que
Kinh doanh bánh mì que

Một vài lưu ý không thể bỏ qua khi khởi nghiệp bán bánh mì

  • Cố gắng trở nên độc đáo: Ở một nơi mà bạn không phải là tiệm bánh mì duy nhất, điều trọng trọng là bạn hãy cố gắng để trở nên độc đáo bằng cách xác định điều gì khiến cho tiệm bánh của bạn nổi bật hơn so với phần còn lại? Đó có thể là chất lượng sản phẩm, hương vị, cũng có thể là dịch vụ.
  • Phân phối trên các ứng dụng đặt món: Với việc hiện diện trên các ứng dụng như Now; Bae Min, Grabfood… bạn sẽ có cơ hội tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn
  • Giữ chân khách hàng: Quảng cáo truyền miệng chỉ phát huy tác dụng trong thời gian đầu. Để có được khách hàng mới và giữa chân khách hàng cũ, bạn có thể thực hiện một số chương trình khuyến mãi/ưu đãi như: giảm giá, mua 2 tặng 1, bán theo combo…
  • Luôn đổi mới: Đổi mới để bạn không gặp khó khăn với việc chỉ tạo ra 1 loại bánh mì. Cung cấp cho khách hàng của bạn điều gì đó mới để họ khám phá thường xuyên.

Để lại một bình luận