Kinh doanh ngành thép 2015 nhiều nỗi lo trăn trở

Năm 2014 tăng trưởng của ngành thép cao hơn nhiều so với kế hoạch là 5%. Theo đó, các sản phẩm thép sản xuất đạt trên 12 triệu tấn, tăng 16,15% so với năm 2013. Trong đó, sản phẩm thép dài đạt khoảng trên 5 triệu tấn, tăng 10,95%; thép cuộn cán nguội đạt 2 triệu tấn, tăng 24,30%; ống thép hàn đạt 1 triệu tấn, tăng 23,95%; thép mạ kẽm và sơn phủ màu đạt 2 triệu tấn, tăng 7,20% so với năm 2013.

Trong năm vừa qua, sản phẩm thép dài tiêu thụ đạt 5 triệu tấn, tăng 9,75% so với năm 2013, các sản phẩm khác tiêu thụ đạt khoảng 4.938 tấn, tăng 93,60%. Tuy nhiên, sản phẩm thép dẹt tiêu thụ chỉ đạt trên 3 triệu tấn, giảm 19,69% so với năm 2013.

Dù có sự tăng trưởng khá, nhưng thực tế, công suất của các doanh nghiệp (DN) sản xuất thép chỉ đạt 60% so với kế hoạch do lượng thép nhập khẩu tăng mạnh. Năm 2014 lượng thép thành phẩm nhập khẩu đã đạt trên 11 triệu tấn, tăng 21,70% so với cùng kỳ năm 2013. Đặc biệt, lượng thép hợp kim nhập khẩu đạt hơn 4 triệu tấn, tăng cao đột biến 105% so với cùng kỳ.

thi-phan-2013-1429712009182

thi-phan-2014-1429713368231

Thị trường thép Việt Nam hiện đang chia làm 3 nhóm nhà cung cấp, gồm các thành viên của Tổng công ty Thép (VNS); các doanh nghiệp liên doanh với VNS và các doanh nghiệp ngoài VNS. Điểm đặc biệt là, hiện tại, các doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất lại là các doanh nghiệp ngoài VNS, điển hình như Pomina, Hoà Phát. Một số các doanh nghiệp lớn trong ngành như Thép Việt Úc, Thép Việt ý, Dana – Ý…cũng đang cố gắng giành lại thị phầncho riêng mình.

thi-phan-thep-1429711942141

Theo số liệu của Bộ Công thương về tình hình sản xuất thép trong nước, dự báo nhu cầu thép xây dựng trong cả nước năm 2015 khoảng 6 triệu tấn, nhưng công suất của các nhà máy trên cả nước lên đến 11 triệu tấn, vượt gần gấp đôi nhu cầu và đang tạo sức ép cạnh tranh vô cùng khốc liệt với các doanh nghiệp trong ngành.

Bức tranh ngành thép không hẳn là ảm đạm, nhưng có vẻ như thị trường đã bắt đầu quá trình đào thải. Những thương hiệu lớn có năng lực vẫn sẽ phát triển, và từng bước chiếm dần thị trường của những doanh nghiệp không đủ sức. Còn nhớ, trước thời kỳ năm 2012, thương hiệu thép Pomihoa của Tam Điệp – Ninh Bình cũng là một trong những tên tuổi lớn trong ngành thép xây dựng, thế nhưng, thương hiệu này đã chính thức biến mất khi bị VinaKyoei sở hữu 70% vốn và đổi tên thành Thép Vina Kyoei Việt Nam; Hay một thương hiệu cũng đã biến mất trên thị trường thép xây dựng Việt Nam thời gian gần đây nữa là Thép Vạn Lợi.

Ngoài ra , ngành thép còn phải đối diện với sức ép từ thép nhập khẩu, các DN thép trong nước đã nỗ lực vượt khó bằng việc đẩy mạnh xuất khẩu, nhờ đó góp phần vào tăng trưởng chung của ngành.

Mục tiêu kinh doanh ngành thép 2015 là tăng trưởng khoảng 15%. Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu này không hề dễ dàng bởi năm 2015, khi một loại các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực thì các sản phẩm thép từ Trung Quốc, Belarus, Kazakhstan sẽ tràn vào Việt Nam, gây sức ép khủng khiếp đối với thép trong nước.

Năm 2015 được dự đoán là năm cạnh tranh gay gắt của ngành Thép bởi thép nhập khẩu từ một số nước vào Việt Nam được giảm thuế rất nhiều. Do đó, hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp thép đều đang tập trung hướng mạnh vào thị trường nội địa.

Để ngành thép trong nước phát triển ổn định thì rất cần sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ trong việc mở cửa cho các doanh nghiệp có vốn tư nhân đấu thầu cạnh tranh các công trình có vốn nhà nước. Đồng thời, Việt Nam cần học hỏi các nước trong việc chống gian lận thương mại, chống các sản phẩm thép nhập khẩu kém chất lượng.

thep11

thep1Nguồn kehoachviet.com

 

Để lại một bình luận