• 2 kệ sắt siêu thị: 1 kệ to dùng để bày các loại rau, kệ nhỏ bày các loại đặc sản 3 miền như mắm tép, trứng, hành tỏi, miến, mì chũ, tương ớt,…
• 10 rổ nhựa loại vuông: Dùng để bày hoa quả và những loại củ quả không cần phải bảo quản trong tủ mát, nơi khách có thể dễ dàng nhìn thấy nhất.
• Máy tính: Máy tính có cài các phần mềm bán hàng để ở quầy thu ngân.
Nhiều cửa hàng thực phẩm sạch mất khách vì nhân viên có thái độ hách dịch với khách hàng, cân thiếu, không am hiểu về hàng hóa để tư vấn cho khách,… Do đó bạn cần lưu ý những điểm sau khi tuyển nhân viên:
• Có thái độ ứng xử đúng mực, lịch sự với khách hàng.
• Am hiểu về thực phẩm, nguồn gốc của các loại hàng hóa để tư vấn cho khách hàng.
• Chăm chỉ, thật thà, nhanh nhẹn, tháo vát
• Đào tạo nhân viên cách chăm sóc khách hàng như: cúi chào khách hàng khi họ đến và đi, tư vấn nhiệt tình, cân hàng chính xác,…
• Truyền nhiệt huyết cho nhân viên về việc bán hàng thực phẩm sạch phải có tâm.
Bước 5: Vận hành cửa hàng
– Xây dựng thương hiệu: Việc đặt tên cho cửa hàng và xây dựng thương hiệu cho cửa hàng thực phẩm sạch của bạn vô cùng quan trọng. Cửa hàng XXX của ông chủ Trần Mạnh C được khách hàng luôn nhớ đến vì cái tên vô cùng ý nghĩa và gần gũi. XXX chọn gam màu nâu đất làm chủ đạo khi thiết kế và xây dựng thương hiệu, từ bảng hiệu, túi, phông nền trang web, đồng phục nhân viên,… Màu nâu đất biểu trưng cho đất, màu của sự gần gũi.
– Lập trang web: Khi cửa hàng của bạn phát triển đừng quên lập một trang web giới thiệu về cửa hàng. Trang web đẹp, đầy đủ thông tin về cửa hàng, các loại thực phẩm, đối tác sẽ giúp thương hiệu của bạn có thêm uy tín và phát triển mạnh mẽ.
– Lập Fanpage: Hãy lập một fanpage để bán hàng, vừa không tốn chi phí mà lại vô cùng hiệu quả. Những bà mẹ trẻ bận rộn, những nhân viên văn phòng công sở không có thời gian đi mua đồ ăn,… thường chọn cách mua đồ online. Hãy cập nhật thường xuyên hàng hóa lên fanpage để khách hàng có thể biết được. Lưu ý admin phải trả lời nhanh và khéo léo những đơn đặt hàng và khi có khách hàng phản hồi.
– Kinh doanh nhượng quyền: Khi đã có thương hiệu tốt, bạn không thể quản lý được hết mọi việc, hãy nghĩ đến việc nhượng quyền. Nhưng phải đảm bảo họ làm đúng quy trình, đảm bảo nguồn hàng, tránh ảnh hưởng đến uy tín đến thương hiệu bạn đã mất công xây dựng.
– Chăm sóc khách hàng: Ngoài việc tư vấn nhiệt tình cho khách hàng, giao hàng nhanh, cân hàng chuẩn,… nhiều cửa hàng thực phẩm sạch thường xuyên tổ chức cho những khách hàng thân thiết đi tham quan vườn rau sạch, nơi cửa hàng thường nhập hàng. Việc này tăng sự gắn bó và giúp khách hàng tin yêu cửa hàng của bạn hơn.
- Đầy đủ và đa dạng thực phẩm lựa chọn:
Các cửa hàng thực phẩm sạch phải luôn cam kết mang đến cho người dân các loại thực phẩm tươi sống chất lượng nhất, từ rau hữu cơ đến hoa quả, đặc sản vùng miền, các loại thịt chỉ nuôi bằng phương pháp tự nhiên không sử dụng cám và thức ăn công nghiệp, hay cá sông và hải sản được đánh bắt từ thiên nhiên và bảo quản theo phương thức tự nhiên, hoàn toàn không dùng chất bảo quản. Sản phẩm được thu mua, chọn lọc hàng ngày và đảm bảo độ tươi sạch phục vụ cho cuộc sống của mọi nhà.
- Đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm
Cửa hàng cần hợp tác toàn diện và lâu dài với nhiều đơn vị cung cấp thực phẩm sạch để mang đến các loại thực phẩm đạt tiêu chuẩn từ khâu nuôi trồng, chế biến đến vận chuyển, phân phối tới tay người tiêu dùng. Tất cả sản phẩm tại cửa hàng đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Việc vận chuyển thực phẩm từ cửa hàng đến tay người tiêu dùng phải luôn được thực hiện trong điều kiện nhiệt độ thích hợp để đảm bảo độ tươi ngon và chất lượng. Mọi vật liệu chứa đựng thực phẩm đều đạt tiêu chuẩn sạch và an toàn nhằm mục đích hạn chế sự sinh trưởng của vi khuẩn.
- Phục vụ khách hàng bằng cái tâm của nhà kinh doanh chân chính
Kinh doanh thực phẩm sạch trong thời điểm thị trường như hiện nay rất cần chữ tâm của người kinh doanh. Có như vậy, những thương hiệu sạch mới tồn tại lâu và có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng.
Nguồn Học Làm Giàu.