Các biện pháp xử lý rủi ro được quy định bao gồm: Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ; gia hạn nợ vay; khoanh nợ; bán nợ; xử lý tài sản bảo đảm; xóa nợ lãi; xóa nợ gốc.
DNNVV được xem xét gia hạn nợ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: thuộc đối tượng quy định; sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong hợp đồng; gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến không trả được nợ (gốc, lãi) đầy đủ, đúng hạn theo Hợp đồng đã ký; có đầy đủ hồ sơ theo quy định. Một khoản nợ có thể được gia hạn nợ nhiều lần. Việc gia hạn nợ phải trong phạm vi thời hạn cho vay và không vượt quá thời hạn tối đa cho vay theo quy định về cho vay trực tiếp của Quỹ.
Về khoanh nợ, DNNVV được xem xét khoanh nợ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: thuộc đối tượng quy định trên; sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong hợp đồng; gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh của DNNVV trong ít nhất 1 năm liền kề trước năm phải xử lý rủi ro bị lỗ hoặc lỗ lũy kế, không trả được nợ (gốc, lãi) đầy đủ, đúng hạn theo Hợp đồng đã ký.
Quỹ có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định áp dụng biện pháp khoanh nợ. Một khoản nợ có thể được khoanh nợ nhiều lần. Tổng thời gian khoanh nợ tối đa không quá 3 năm, thời gian khoanh nợ không tính vào thời gian vay vốn. Trong thời gian khoanh nợ, DNNVV không phải chịu lãi phát sinh, chưa phải trả nợ gốc và lãi.
Với biện pháp bán nợ, điều kiện là DNNVV thuộc đối tượng quy định; sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong hợp đồng; gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh của DNNVV trong ít nhất một 1 năm liền kề trước năm phải xử lý rủi ro bị lỗ hoặc lỗ lũy kế, không trả được nợ (gốc, lãi) đầy đủ, đúng hạn theo hợp đồng đã ký; có đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 25/2/2021.