KINH NGHIỆM MỞ ĐẠI LÝ SƠN

I. Có nên mở đại lý sơn không?

Hầu hết tất cả các công trình như nhà ở, trung tâm mua sắm, trường học, bệnh viện,… đều có nhu cầu sơn khi hoàn tất quá trình xây dựng thô. Tuy nhiên, hầu hết mọi người không có thời gian cho việc dọn dẹp, thiết lập màu sắc và sơn tường, vì thế, họ sẽ làm việc với một đại lý, chủ thi công sơn chuyên nghiệp để hoàn thiện nó. Do đó, nếu bạn có một cách tiếp cận thị trường kỹ lưỡng, vững vàng, mở đại lý sơn để kinh doanh kiếm lời sẽ là con đường làm giàu đơn giản, dễ dàng cho bạn.

Hiện nay, tất cả các hãng sơn (Jotun, Bostone, My Kolor, Spec, Kova,...) đều có chương trình phát triển các đại lý để mở rộng thị trường, tăng doanh số nói chung. Tuỳ vào số vốn và khả năng của bản thân, bạn có thể dễ dàng liên hệ và xin mở đại lý sơn với hãng.

Bên cạnh ý tưởng mở đại lý sơn, để mở rộng quy mô, lĩnh vực kinh doanh, bạn cũng có thể kết hợp kinh doanh cửa hàng sơn cùng vật liệu xây dựng, đồ gia dụng, đồ điện nước,… Nếu yêu thích động cơ, các thiết bị điện và muốn làm giàu từ đây, bạn có thể tham khảo kinh nghiệm kinh doanh đồ điện gia dụng của chúng tôi.

II. Kinh nghiệm mở đại lý sơn hiệu quả

1. Tìm hiểu về thị trường sơn

Trước khi quyết định làm đại lý sơn cho hãng nào, bước đầu tiên và vô cùng quan trọng là bạn phải am hiểu về sơn. Sơn lót, sơn chống thấm, bột, bả,…, bạn có biết rõ về chúng? Sự khác nhau là gì? Quy trình dùng các loại sơn này là gì?

Khi mở đại lý, bạn không thể chỉ bán sơn, về cơ bản công việc của bạn là hỏi về nhu cầu của khách hàng và tư vấn cho họ. Dĩ nhiên, bạn cần tư vấn chính xác. Bạn sẽ không kinh doanh được nếu không hiểu về những gì mình cung cấp. Am hiểu về các loại sơn cũng giúp bạn trở nên đáng tin hơn và xây dựng uy tín với khách hàng.

Lưu ý: Xét một cách tổng quan, việc mở cửa hàng bán sơn và đại lý bán sơn có tính chất tương tự nhau. Tuy nhiên, nếu mở cửa hàng bán sơn ở cấp độ đại lý, bạn sẽ có thể được nhiều chính sách ưu đãi về giá, về việc hỗ trợ trang trí cửa hàng, thực hiện các chương trình marketing thúc đẩy doanh số từ hãng. Bấm tìm hiểu thêm về đại lý, các hình thức đại lý phổ biến trên Wikipedia ở đây

kinh nghiem mo dai ly ban son

Tìm hiểu về thị trường sơn nước, chia sẻ kinh nghiệm mở đại lý sơn từ các chuyên gia

2. Nghiên cứu thị trường sơn tại địa phương

Không việc kinh doanh nào có thể thành công nếu thiếu bước nghiên cứu thị trường. Tìm hiểu nhu cầu sử dụng sơn tại địa phương của bạn và các đối thủ cạnh tranh, loại sơn họ bán và mức giá tương ứng để biết bạn có thể kiếm tiền từ phân khúc nào. Sơn cao cấp với giá cao hay những loại bình dân có chất lượng tương đối và giá cả phải chăng?

Nghiên cứu thị trường cho bạn cái nhìn toàn diện hơn về những gì mình có thể và không thể làm. Bên cạnh đó, đại lý sơn cũng có những đặc thù khác với các kiểu cửa hàng khác, đó là mối quan hệ. Hầu hết mọi người sẽ đặt mua sơn của những đại lý họ quen biết hoặc bạn bè, người thân của họ quen biết. Có thể vì mức giá được giảm một chút hoặc vì sự tin tưởng.

Kinh nghiệm mở đại lý bán sơn hiệu quả: trong quá trình nghiên cứu thị trường sơn tại địa phương, bạn cần xem xét luôn cả những mối quan hệ tiềm năng, hỗ trợ cho công việc bán sơn của bạn. Các đối tượng bạn cần liên hệ làm việc là các hộ gia đình đang xây, sửa nhà, các chủ thầu xây dựng, các đội thợ thi công sơn chuyên nghiệp,…

3. Mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn

Xác định chi phí mở đại lý sơn là bước đi không thể thiếu khi chuẩn bị bắt đầu kinh doanh. Thông thường, bạn cần có ít nhất khoảng 200 triệu tiền vốn. Con số cụ thể phụ thuộc vào cơ chế, chính sách của từng hãng sơn và quy mô đại lý (đại lý cấp 1 hay cấp 2) cụ thể. Với những hãng cao cấp, đại lý của họ yêu cầu vốn nhiều hơn và những quy định khắt khe hơn.

chi phi mo dai ly son, Kinh nghiem mo dai ly ban son

Cần bao nhiêu vốn để mở đại lý sơn? Kinh nghiệm mở đại lý bán sơn thành công

Một khoản tiền khác mà bạn không thể không tính đến là phí duy trì kinh doanh, trong trường hợp này là tiền công nợ cho mỗi công trình đang thực hiện. Nhà thầu hoặc chủ công trình xây dựng thường chỉ thanh toán một số tiền nhất định (30 – 50% tổng số tiền sơn). Số còn lại sẽ trả sau đó, thậm chí là một khoảng tương đối dài sau khi công trình hoàn tất.

Tuy nhiên, suốt thời gian đó bạn vẫn cần nhập thêm hàng và duy trì hoạt động kinh doanh như trả tiền thuê mặt bằng, thuê nhân viên, phí vận chuyển, v.v.

4. Tìm hiểu chính sách đại lý của các hãng sơn

Có rất nhiều hãng sơn trên thị trường, trong đó có những hãng có thương hiệu lâu năm, chất lượng đã được chứng minh và tăng trưởng tốt. Cũng có những hãng ở phân khúc trung bình, giá cả hợp lý, chất lượng tương đối – thị trường của họ thường rất rộng và người dùng phổ biến. Cuối cùng là những hãng nghe rất “lạ”, chưa có nền móng ổn định nhưng mức chiết khấu lại rất cao.

Chính sách của các hãng sơn với đại lý của mình có một số điểm chung: Đại lý cần phải đảm bảo doanh số (một năm bán được bao nhiêu tỷ đồng tiền sơn), biển bảng, cách sắp xếp và trưng bày sơn đều được quy định sẵn. Một số hãng có chính sách thưởng lớn nếu bạn đáp ứng được yêu cầu doanh số, chẳng hạn như bạn nhận được một chiếc ô tô nếu một năm nhập 5 tỷ tiền sơn, v.v.

Hiểu biết rõ về tính chất, thị trường, uy tín và chính sách của các hãng sơn, căn cứ vào số vốn sở hữu, bạn sẽ có quyết định chính xác nhất về việc xin mở đại lý sơn của hãng nào.

kinh nghiem mo dai ly son nuoc

Tìm hiểu cơ chế đại lý sơn của từng hãng, kinh nghiệm mở đại lý sơn nước lợi nhuận cao

5. Quyết định chỉ bán sơn hay kết hợp dịch vụ sơn như một nhà thầu

Mở cửa hàng kinh doanh sơn, khách hàng của bạn có thể là các hộ gia đình mới xây, sửa nhà, nhà thầu xây dựng hoặc chủ công trình. Dĩ nhiên bạn có thể chỉ bán sơn, nhưng nếu có thể, tại sao bạn không thử cung cấp dịch vụ sơn và hoàn thiện công trình?

Bạn có thể xây dựng một đội bao gồm những thợ sơn lành nghề và thợ phụ, sau đó nhận các công trình sơn như nhà riêng,… Đây là một kinh nghiệm mở đại lý sơn tốt, giúp bán được nhiều hơn, đồng thời tăng thu nhập tốt hơn.

6. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng và thúc đẩy doanh số bán sơn

Như đã nói ở trên, đặc trưng của thị trường sơn là khách hàng thường lựa chọn đại lý sơn dựa vào quan hệ hoặc lời giới thiệu. Do đó, nếu muốn tìm kiếm khách hàng tiềm năng và thúc đẩy doanh số bán hàng, bạn phải biết tận dụng các mối quan hệ của mình.

Từ bạn bè, người thân đến khách hàng cũ, hãy đảm bảo bạn cung cấp sơn và dịch vụ tuyệt vời nhất, họ sẽ trở thành những người quảng bá miễn phí cho bạn. Bên cạnh đó, các chương trình khuyến mãi, hỗ trợ bạn tổ chức cũng có thể thu hút nhiều người, để họ biết đến đại lý của bạn và cân nhắc sử dụng.

kinh nghiem mo cua hang ban son

Lập kế hoạch tiếp thị đại lý sơn, kinh nghiệm mở đại lý sơn thu lợi cao

Ngoài ra, các kênh online như Facebook, Zalo cũng rất hữu ích trong tiếp thị cho đại lý sơn của bạn. Kinh nghiệm mở cửa hàng bán sơn cho rằng, để kinh doanh sơn nước hiệu quả, bạn cần suy nghĩ kỹ những tài liệu tiếp thị và biên tập nội dung quảng cáo của mình trên các MXH. Hãy xây dựng một quy trình bán hàng chuẩn, tập trung vào việc vẽ 3D để mô phỏng màu sắc, hình ảnh của không gian nhà, tường sau khi hoàn thiện. Bảo hành, trả lời đánh giá của khách hàng một cách hay để bạn quảng bá đại lý kinh doanh sơn của mình đến khách hàng.

Hiện tại, để có được khách sử dụng sơn nước trên các kênh online, bạn cần kết hợp nhiều yếu tố, công cụ khác nhau như thành lập website, Fanpage, biên tập nội dung quảng cáo trên Google, Facebook. Bấm tìm hiểu thêm cách viết content Facebook ads chuẩnviết nội dung quảng cáo Facebook thu hút trong bài viết này để nâng cao kỹ năng biên tập nội dung, tiếp cận khách hàng trên các kênh online hiệu quả.

Nếu bạn đang có ý định mở đại lý sơn để kinh doanh, hãy làm theo các bước, kinh nghiệm mở đại lý bán sơn của chúng tôi để đưa doanh nghiệp của bạn phát triển. Dù bằng cách nào, bạn biết rằng mở đại lý sơn kiếm lời không phải lúc nào cũng đơn giản và chúng tôi hy vọng hướng dẫn này sẽ giúp ích cho bạn.

Để lại một bình luận