KINH NGHIỆM MỞ PHÒNG TẬP YOGA

  1. Chi phí mở phòng tập Yoga.

Chi phí mở phòng tập Yoga khởi điểm bao gồm chi phí thuê mặt bằng, chi phí cải tạo phòng tập Yoga, chi phí đầu tư trang thiết bị (gồm thảm Yoga, bóng tập Yoga, gối Yoga, dây tập Yoga, vòng tập Yoga…) và chi phí quảng cáo, marketing cho trung tâm Yoga… Tổng chi phí đầu tư ban đầu để mở phòng tập Yoga rơi vào khoảng từ 60-150 triệu tùy thuộc vào địa điểm, diện tích và trang thiết bị đầu tư.

Với chi phí duy trì hàng tháng cho phòng tập Yoga thì nó bao gồm chi phí mặt bằng + điện nước và chi phí thuê giáo viên, trợ lý… Tùy thuộc vào mô hình phòng tập mà chi phí này giao động khoảng từ 30-50 triệu và có thể cao hơn với phòng tập Yoga lớn.

Kinh nghiệm mở phòng tập Yoga
Kinh nghiệm mở phòng tập Yoga

  1. Điều kiện mở phòng tập Yoga.

Để mở phòng tập Yoga thì bạn cần phải đạt được những điều kiện, yêu cầu sau:

2.1. Điều kiện về cơ sở vật chất phòng tập Yoga.

– Kích thước phòng tập Yoga.

Sàn tập Yoga có diện tích tối thiểu là 60m2, khoảng cách từ sàn tập đến trần nhà cao ít nhất là 3m và sàn của phòng tập Yoga phải bằng phẳng, có thảm hoặc đệm mềm.

– Điều kiện về không gian, âm thanh và ánh sáng.

Không giam đảm bảo thoáng mát và có hệ thống thông gió; âm thanh có hệ thống loa đài đảm bảo chất lượng và cường độ âm thanh trong quá trình hoạt động không vượt quá 120dBA; ánh sáng bảo đảm có độ rọi ít nhất 150Lux.

– Mật độ tập luyện trên sàn bảo đảm ít nhất 2m2/người.

– Phòng tập Yoga phải đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.

2.2. Điều kiện về trang thiết bị phòng tập Yoga.

– Phòng tập Yoga phải có phòng vệ sinh, tủ đựng quần áo và tủ thuốc sơ cấp cứu phục vụ cho người đến tập.

– Bố trí ghế ngồi và gương soi với số lượng, kích cỡ phù hợp với quy mô, địa điểm tập luyện.

– Phòng tập phải có bảng nội dung quy định giờ tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện và các quy định khác.

– Khuyến khích phòng tập Yoga trang bị các dụng cụ bổ trợ, phục vụ người tập khác như máy chạy bộ, tạ, bục tập, gậy…

Điều kiện mở phòng tập Yoga

2.3. Điều kiện về nhân viên chuyên môn.

– Trình độ chuyên môn của cộng tác viên thể dục, thể thao được xác định căn cứ vào một trong các tiêu chuẩn sau đây:

+ Là huấn luyện viên, hướng dẫn viên thể thao hoặc vận động viên có đẳng cấp từ cấp II trở lên; Bác sĩ, nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao do cơ quan có thẩm quyền cấp.

+ Văn bằng về chuyên ngành thể dục thể thao từ bậc trung cấp trở lên.

+ Có giấy chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.

+ Có giấy chứng nhận được đào tạo chuyên môn do Sở thể dục thể thao tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp.

– Mỗi nhân viên chuyên môn hướng dẫn tập luyện không quá 30 người trong một giờ học.

– Mỗi cơ sở phải có ít nhất 01 huấn luyện viên và 01 hướng dẫn viên thường xuyên có mặt tại phòng tập trong suốt thời gian hoạt động.

  1. Thủ tục mở phòng tập Yoga.

Trình tự thủ tục mở phòng tập Yoga cụ thể như sau:

– Bước 1: Thành lập hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp.

Để mở phòng tập Yoga thì trước hết bạn cần phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh với một trong các hình thức sau:

+ Thành lập hộ kinh doanh cá thể.

+ Thành lập doanh nghiệp với các hình thức như doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần.

– Bước 2: Xin cấp giấy phép mở trung tâm phòng tập thể dục thẩm mỹ, dạy Yoga tại Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh, thành phố nơi đăng ký kinh doanh, hoạt động.

Để lại một bình luận