1.Đối tượng khách hàng
– Học sinh, sinh viên: Đây là lực lượng khách hàng chính, chiếm khoảng 50 – 60% nhu cầu thị trường. Đặc điểm của các đối tượng này là hay đi theo nhóm, lượng tiền giới hạn nhưng lại uống trà sữa với tần suất cao, nên tập trung hướng đi vào các đối tượng này.
– Người làm văn phòng, các cặp đôi và gia đình: Chiếm khoảng 40%. Đặc trưng của nhóm khách hàng này là khả năng chi tiêu lớn, thường đặt hàng vào các buổi trưa, chiều hoặc các buổi tối, các ngày nghỉ lễ, cuối tuần, lượng đặt trà sữa của nhóm khách hàng có sự gia tăng cao.
Giống như kinh doanh trà sữa, mở quán cà phê kinh doanh cũng đang là xu hướng kinh doanh, thu hút nhiều nhà đầu tư trẻ.
2
2.Lập kế hoạch kinh doanh quán trà sữa
-Đã có kinh nghiệm mở quán trà sữa chưa? Có thể pha chế trà sữa hay không? Nếu không thì học ở đâu? Vào thời gian nào?
– Đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp bạn là ai? Nhân khẩu học, thu nhập, thói quen mua sắm, giải trí của họ?
– Mô hình kinh doanh quán trà sữa: Nên mở quán riêng hay mở quán trà sữa nhượng quyền? Có kinh doanh thêm các loại đồ uống khác (trà, cafe, sinh tố, kem) hoặc đồ ăn vặt hay không?
– Đối thủ cạnh tranh trong thị trường kinh doanh trà sữa là những ai? Điểm mạnh, điểm yếu của họ? Sự khác biệt giữa bạn và đối thủ?
– Chi phí mở quán trà sữa bao nhiêu? (Chi phí mặt bằng, chi phí thiết kế, trang trí cửa hàng, chi phí thuê nhân viên, mua máy móc, thiết bị, nhập nguyên liệu,..)? Bao lâu thì hòa vốn?
– Thuê mặt bằng ở đâu? Diện tích bao nhiêu? Nên thiết kế, trang trí theo phong cách nào?
– Manu đồ uống của quán? Sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh
– Các loại máy móc, thiết bị, nguyên liệu cần có trong quán trà sữa: Mua ở đâu? Nhập từ nguồn nào uy tín, Giá tốt?
– Thuê bao nhiêu nhân viên? Nhiệm vụ, công việc cụ thể của từng nhân viên?
– Chiến lược tiếp thị quán trà sữa của bạn là gì? Nên xuất hiện ở những kênh online, offline nào? Chi phí đầu tư cho từng kênh và mức độ hiệu quả?
3.Chọn địa điểm mở quán
Mở gần trường học, tòa nhà văn phòng, khu vui chơi giải trí
Nơi có tập trung đông người. Vị trí mở quán trà sữa quyết định 30% sự thành công cho dự án.
Thuê toàn bộ cửa hàng ở vị trí đẹp để mở quán, chi phí thuê mặt bằng trung bình khoảng 5 triệu – 50 triệu/tháng tùy diện tích, vị trí thuê, nếu có ít vốn, các bạn có thể xem xét việc mở quán trà sữa vỉa hè, kinh doanh di động trên các xe tải, xe đẩy, vỉa hè hoặc thuê những kiot nhỏ ở bên trong trường học, trung tâm thương mại,… Ngoài ra, nếu chỉ bán trà sữa nhà làm trên các kênh online và phục vụ một tập khách hàng nhỏ, các bạn có thể tận dụng khoảng sân của gia đình, khu phố để mở quán trà sữa,…
4.Kế hoạch thiết kế, thi công quán
Cần quan tâm: khu vực pha chế, thanh toán, khu vực chỗ ngồi của khách hàng, cách trang trí, ánh sáng, biển hiệu quảng cáo,…
Với các quán trà sữa nhượng quyền, quy mô vừa phải, các bạn nên thuê thiết kế quán trà sữa từ các đơn vị thiết kế chuyên nghiệp. Với óc quan sát, khả năng sáng tạo, các nhà thiết kế sẽ đưa ra cho bạn những giải pháp thiết kế, trang trí quán trà sữa cực hữu ích, vừa đảm bảo công năng sử dụng, vừa đảm bảo các yếu tố về thẩm mỹ, không gian.
Nếu kinh doanh trà sữa vỉa hè, các bạn cũng nên tìm những ý tưởng thiết kế, trang trí quầy hàng, thùng, xe bán trà sữa di động của mình sao cho thật nổi bật, thu hút và dễ nhận biết. Các loại tấm decal in hình trà sữa cùng những lời quảng cáo hấp dẫn sẽ là gợi ý hoàn hảo cho bạn.
Thông thường, chi phí thiết kế + thi công 1 quán trà sữa dao động từ 50 triệu – 500 triệu tùy quy mô. Với các quán trà sữa vỉa hè, chi phí thiết kế, trang trí xe bán hàng dao động từ 2 triệu – 4 triệu.
Kinh nghiệm mở quán trà sữa nhượng quyền: Thiết kế, thi công quán
5. Hoàn thiện thủ tục pháp lý cho quán
Trong trường hợp mở quán trà sữa vỉa hè, các bạn có thể bỏ qua bước này.
6. Hoàn thiện menu cho quán
Kinh doanh trà sữa là một phân khúc khá đặc thù nhưng vẫn được chia làm rất nhiều hương vị, chủng loại để khách hàng lựa chọn. Vì thế, các bạn cần nghiêm túc suy nghĩ về những loại trà sữa mà quán của bạn có thể phục vụ và cách thể hiện chúng trên manu (thực đơn).
Bạn cần quan tâm đến hình ảnh, cách bố trí các loại đồ uống trên manu, font chữ mô tả, giá bán,… tập trung vào những hương vị nổi bật, khác biệt của quán và cho chúng lên trên đầu để kích thích sự tò mò của khách hàng.
Bạn nên thiết kế từ 2-3 mẫu manu quán trà sữa khác nhau và xin ý kiến góp ý của người thân, bạn bè, những người có chuyên môn. Tổng hợp ý kiến từ họ, bạn có thể chỉnh sửa lại manu và đặt in cho quán của mình.
7. Những dụng cụ cần thiết khi mở quán trà sữa
– Máy dập nắp: Một chiếc máy dập nắp trên thị trường đang được bán với giá từ 8 – 12 triệu/máy
– Nồi nấu trà: Đây là dụng cụ bắt buộc phải có trong bất cứ quán trà sữa chuyên nghiệp nào. Tuy nhiên, nếu kinh doanh với quy mô nhỏ, ít vốn, các bạn cũng có thể nấu trà bằng bếp gas, bếp điện.
– Bình ủ trà: Nếu muốn đảm bảo chất lượng trà cũng như tốc độ phục vụ của nhân viên khi đông khách, các bạn cần đầu tư một chiếc bình ủ trà, bình ủ trà thường dung tích 12 lít đang được bán với giá 1 triệu.
– Máy định lượng đường: Chiếc máy này sẽ giúp bạn tạo ra những ly trà sữa với độ ngọt chính xác theo khẩu vị của khách hàng. Giá dao động từ 2-3 triệu. Tuy nhiên, nếu không có nhiều không gian pha chế và tài chính, bạn có thể cắt giảm chi phí cho chiếc máy này và thực hiện pha chế, định lượng độ ngọt theo cách thủ công.
8.Mở quán trà sữa cần chuẩn bị những gì? Các nguyên liệu cần có?
Cụ thế các loại nguyên liệu, vật liệu cần chuẩn bị là:
– Các loại nguyên liệu cần dùng: trà, đường, bột trà sữa, các loại xi- rô, topping (trân châu đen, thạch dừa, đậu đỏ, thạch thủy tinh), kem,…
– Các loại vật liệu cần dùng: Cốc nhựa, màng dập, ống hút, muỗng, thìa…
Mở quán trà sữa cần những gì: Các loại trà, bột trà sữa, topping,.., dùng cho quán trà sữa
Sau khi lập danh sách các loại nguyên liệu, vật liệu cần dùng, hãy dựa vào thông tin trên internet và các mối quan hệ của mình để tìm ra những nhà cung cấp phù hợp, đáp ứng được các tiêu chí về giá cả, nguồn gốc sản phẩm cũng như thời gian thanh toán công nợ
Thạch trà sữa
9. Lên kế hoạch nhân sự cho quán trà sữa
Với quy mô nhỏ, bạn có thể tự mình làm tất cả các công việc như nhận order của khách, pha chế, phục vụ, dọn dẹp quán.
Quy mô vừa và lớn: Tìm nhân viên phù hợp, xây dựng văn hóa làm việc cũng như những phúc lợi, lương thưởng cho nhân viên. Mức lương phù hợp cho nhân viên phục vụ quán trà sữa toàn thời gian dao động từ 5-8 triệu/tháng. Đối với nhân viên làm bán thời gian, mức lương bạn cần trả cho họ là 12- 15k/giờ.
10. Lên kế hoạch tiếp thị cho quán trà sữa
– Các hành động quảng bá online: Xuất hiện trên các MXH phổ biến trên Instagram, Facebook và các kênh đặt đồ uống online của giới trẻ như Now, Foody, timdiadiem,…
-Quảng bá offline: Phát tờ rơi, bóng bay, giảm giá bán, tổ chức sự kiện, mời người nổi tiếng đến dự ngày khai trương, tận dụng các mối quan hệ cá nhân của mình để marketing truyền miệng.