Khi quyết định mở xưởng may gia công, bạn bắt đầu hành trình chinh phục thị trường may mặc đầy cạnh tranh. Quá trình này đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ việc chọn loại hình doanh nghiệp đến xây dựng uy tín. Bài viết này, Kehoachviet.com sẽ chia sẻ cho bạn những kiến thức cũng như kinh nghiệm để mở một xưởng may gia công. Cùng theo dõi nhé!
I. Mở xưởng may gia công cần chuẩn bị những gì?
Khi đã xác định mục tiêu kinh doanh và lựa chọn hình thức đăng ký cơ sở may mặc của mình theo hình thức cá thể hay công ty. Bạn cần đáp ứng đầy đủ những yếu tố sau trước khi tiến hành đi vào hoạt động chính thức:
1. Nguồn hàng đảm bảo
Xưởng may của bạn, không kể lớn hay nhỏ. Đều cần có một nguồn cung ổn định để đảm bảo hoạt động suôn sẻ. Chỉ khi có nguồn hàng đáng tin cậy. Bạn mới có thể tránh được tình trạng lãng phí nhân công. Đồng thời đạt được lợi nhuận cao nhất. Để đảm bảo nguồn hàng ổn định, bạn có thể tìm kiếm khách hàng tại các chợ đầu mối. Cửa hàng thời trang ở các quy mô khác nhau hoặc thậm chí hợp tác với người bán hàng trực tuyến.
Mở rộng hơn, để đạt được nguồn hàng ổn định. Bạn cũng có thể xem xét việc hợp tác với các công ty kinh doanh quần áo có nhu cầu nhập hàng sẵn có. Trong trường hợp thiếu hụt nguồn cung ổn định, có thể dẫn đến lãng phí nhân công. Thất thoát thời gian và tài chính. Tăng nguy cơ kinh doanh gặp khó khăn và có thể gánh chịu lỗ nặng.
2. Đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng
Đội ngũ nhân sự chất lượng đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của doanh nghiệp. Việc lựa chọn những người lao động có đào tạo chuyên sâu. Lòng nhiệt huyết trong công việc sẽ giảm thiểu khả năng phát sinh lỗi trong quá trình sản xuất.
Để đảm bảo hiệu quả kinh doanh, quan trọng là cân nhắc mức lương và chế độ đãi ngộ một cách hợp lý. Khuyến khích nhân viên ổn định. Tránh tình trạng thay đổi công việc thường xuyên. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu suất làm việc của doanh nghiệp.
3. Mặt bằng
Bạn cũng nên quan tâm đến vấn đề mặt bằng khi thiết lập xưởng may. Trong trường hợp xưởng may mới với nguồn vốn hạn chế. Lựa chọn thuê một mặt bằng nhỏ là một giải pháp khôn ngoan. Bạn có thể cài đặt khoảng 15-20 máy may. Bao gồm các loại máy như vắt khổ, bàn ủi, kansai… Đồng thời, cần phải có kho chứa hàng đủ lớn để đáp ứng nhu cầu lưu trữ hàng hóa theo kế hoạch sản xuất.
4. Máy móc, thiết bị gia công quần áo
Mãy móc và thiết bị gia công là những vật dụng cần thiết, quan trọng trong việc tạo ra một sản phẩm chất lượng. Hãy tìm hiểu về các thiết bị máy móc mới nhất và tiên tiến nhất trên thị trường. Ngoài việc xem xét tính năng, bạn cũng cần xem xét mức giá của chúng. Trong trường hợp nguồn vốn hạn chế, có thể xem xét việc mua máy móc đã qua sử dụng. Nhưng cần đảm bảo rằng chúng vẫn hoạt động tốt và đáp ứng được yêu cầu sản xuất của bạn.
5. Vốn
Vốn là một trong những yếu tố quan trọng cần được chuẩn bị kỹ lưỡng khi bạn quyết định mở xưởng may gia công. Nếu xưởng may của bạn có quy mô nhỏ. Khoảng 10 lao động. Chi phí ban đầu có thể tính như sau:
- Thợ gia công khoảng 35-40 triệu.
- Máy cắt khoảng 5-7 triệu
- 10 máy may khoảng 35 triệu
- 1 máy vắt sổ khoảng 10 triệu
- máy kansai khoảng 15 triệu
- Bàn là khoảng 2 triệu.
- => Tổng chi phí ước tính là khoảng 100 triệu đồng.
Ngoài chi phí trên, bạn cũng cần dự trữ một khoản tiền để đối mặt với những tình huống dự phòng. Đặc biệt là khi có đơn hàng đã giao cho khách nhưng việc thanh toán không diễn ra ngay lập tức. Điều này đặt ra yêu cầu về quản lý nguồn vốn cẩn thận. Nếu vốn ít, bạn có thể bắt đầu với quy mô nhỏ, chỉ tuyển dụng 3-5 người làm việc và mở rộng quy mô khi có dư địa về vốn.
6.Tìm người hợp tác mở xưởng may
Việc hợp tác kinh doanh mang lại nhiều lợi ích cho cả các doanh nghiệp mới thành lập. Người mới bắt đầu kinh doanh và những người có kinh nghiệm lâu năm. Hợp tác về vốn và kinh doanh mang đến nhiều ưu điểm và nhược điểm:
- Ưu điểm:
- Thêm Nhân Lực và Tài Chính
- Giảm Rủi Ro
- Mở Rộng Ý Tưởng
- Nhược điểm:
- Nguồn Thu Ít Hơn
- Giải Quyết Điểm Yếu
Khi có xưởng, quan trọng là tìm kiếm đối tác có kiến thức vững về thị trường kinh doanh. Người có khả năng đầu tư vốn. Tránh hợp tác với hai đối tác có sức mạnh tương đồng. Vì điều này có thể tạo ra sự không cân đối trong quyết định và hành động kinh doanh.
II. Kinh nghiệm làm thủ tục thành lập công ty xưởng may gia công
1. Chuẩn bị các thông tin trước khi làm thủ tục
Trước hết, bạn cần chọn loại hình doanh nghiệp để đăng ký thành lập công ty. Có 4 loại hình cơ bản bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân. Công ty TNHH 1 thành viên. Công ty trách nhiệm 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần. Dựa vào tình hình thực tế và nhu cầu sản xuất kinh doanh, bạn cần lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.
Sau đó, bạn tiến hành đặt tên cho công ty và xưởng may của mình. Tên công ty gồm 2 thành phần là loại hình công ty và tên riêng. Về vốn điều lệ của công ty, trong ngành nghề may gia công không có yêu cầu về vốn pháp định. Nên bạn chỉ cần đăng ký vốn điều lệ và ghi vào điều lệ công ty. Vốn điều lệ chủ yếu là số tiền mà các thành viên và cổ đông cam kết góp trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó sẽ được ghi vào điều lệ công ty.
Mức vốn điều lệ cũng ảnh hưởng đến mức thuế môn bài doanh nghiệp cần đóng hàng năm. Với vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng, mức thuế môn bài là 3 triệu đồng/năm, còn với vốn dưới 10 tỷ đồng, mức thuế môn bài khoảng 2 triệu đồng/năm.
2. Soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập công ty mở xưởng nộp lên sở KHĐT
Hồ sơ cần chuẩn bị để nộp lên sở KHĐT gồm:
- Đơn đăng ký kinh doanh.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao hợp lệ CMND hoặc hộ chiếu của người đại diện pháp luật và các thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên) và các cổ đông (đối với công ty cổ phần).
Cần nộp 1 bộ hồ sơ lên sở KHĐT. Khoảng 3-5 ngày làm việc hồ sơ hợp lệ thì sở KHĐT sẽ ra giấy phép đăng ký kinh doanh + MST.
3. Thủ tục sau khi có giấy phép kinh doanh + Mã số thuế
– Khi đã có giấy phép kinh doanh và mã số thuế sẽ tiến hành khắc dầu, thông báo phát hành mẫu dấu pháp nhân.
– Tiếp đến là gắn bản hiệu tại trụ sở công ty.
– Tiến hành khai thuế ban đầu cho doanh nghiệp tại chi cục thuế quận/ huyện nơi xưởng may gia công, công ty đặt trụ sở chính.
– Thực hiện mở tài khoản ngân hàng, thông báo tài khoản ngân hàng lên sở KHĐT.
– Tiếp đến là mua chữ ký số hay còn gọi là token và kích hoạt thuế điện tử cho doanh nghiệp.
– Nộp thuế môn bài cho công ty, sau đó làm thủ tục đặt in hóa đơn, thông báo phát hành hóa đơn GTGT.
III. Tìm đầu ra cho xưởng may
Nếu bạn mới bắt đầu mở xưởng may, việc đối mặt với sự cạnh tranh từ các xưởng có quy mô lớn có thể là một thách thức đáng kể. Ngoài những chuẩn bị đã được đề cập trước đó, việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm may mặc của bạn là quan trọng. Bạn cần xác định đối tượng khách hàng phù hợp với quy mô sản xuất. Cân nhắc đến chi phí và chất lượng sản phẩm may mặc.
Có thể bạn sẽ bán sỉ hàng cho đại lý, người bán lẻ, mở cửa hàng trực tiếp hoặc bán online. Một chiến lược khác là tìm kiếm khách hàng trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm may mặc. Chẳng hạn như các chợ đầu mối, shop thời trang. Mặc dù bạn cũng có thể bán trực tiếp cho người tiêu dùng, nhưng cách này thường không phải là giải pháp tối ưu.
IV. Mã ngành gia công may mặc
Tùy vào nghề đăng ký kinh doanh, mỗi ngành may mặc, in hoặc thêu sẽ có mã ngành riêng. Cụ thể:
- Mã ngành 1321 là: Sản xuất vải đan móc, vải dệt kim và các loại vải không dệt khác. Cụ thể là thêu vi tính.
- Mã ngành 1322 là: Sản xuất hàng may sẵn, ngoại trừ trang phục, trừ tẩy nhuộm, hồ, in và không gia công hàng đã qua sử dụng, thuộc da và luyện cán cao su tại trụ sở.
- Mã ngành 1329 là: Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào nhóm nào đó. Tuy nhiên trừ tẩy, nhuộm, hồ, in trên các sản phẩm vải sợi, may, dệt, đan hoặc gia công hàng đã qua sử dụng.
- Mã ngành 1410 là: May trang phục, ngoại trừ trang phục từ da lông thú, tẩy nhuộm, in và không gia công hàng đã qua sử dụng, thuộc da và luyện cán cao su tại trụ sở.
- Mã ngành 1420 là: Sản xuất sản phẩm từ da lông thú không hoạt động tại trụ sở.
- Mã ngành 1430 là: Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc nhưng trừ tẩy, nhuộm, hồ, in trên các sản phẩm vải sợi, dệt, may, đan; gia công hàng đã qua sử dụng.
- Mã ngành 1512 là: Sản xuất túi xách, vali và các loại tương tự, sản xuất yên đệm. Ngoại trừ tẩy, nhuộm, hồ, in trên các sản phẩm vải sợi, dệt,may, đan và gia công hàng đã qua sử dụng).
- Mã ngành 1520 là: Sản xuất giày dép.
- Mã ngành 1811 là: In ấn.
- Mã ngành 1812 là: Dịch vụ liên quan đến in.
- Mã ngành 4669 là: Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào nhóm nhất định. Cụ thể là bán buôn phụ liệu ngành may mặc và giày dép, bán buôn nguyên phụ liệu thêu vi tính.
- Mã ngành 4753 là: Bán lẻ thảm, đệm, chăn, rèm, màn, vật liệu phủ tường và sàn trong các cửa hàng chuyên doanh.
- Mã ngành 4771 là: Bán lẻ hàng may mặc, hàng da, giày dép và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh.
- Mã ngành 4610 là: Đại lý, môi giới, đấu giá, trừ môi giới bất động sản.
- Mã ngành 4641 là: Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép.
- Mã ngành 4649 là: Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình. Cụ thể là bán buôn va li, túi, cặp, ví, thắt lưng, hàng du lịch bằng da, giả da và bằng các chất liệu khác.
- Mã ngành 4659 là: Bán các loại máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác. Cụ thể là bán buôn máy công cụ điều khiển bằng máy vi tính; bán buôn máy móc được điều khiển bằng máy vi tính cho công nghiệp dệt may.,…
- Mã ngành 4782 là: Bán lẻ hàng dệt, may sẵn, giày dép lưu động hoặc tại chợ.
- Mã ngành 7410 là: Hoạt động thiết kế chuyên dụng. Cụ thể là thiết kế thời trang liên quan đến dệt, trang phục may mặc, giày, đồ trang sức và đồ trang trí nội thất, hàng hóa thời trang khác, đồ dùng cá nhân và gia đình khác.
- Mã ngành 7730 là: Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác. Cụ thể là cho thuê máy móc, thiết bị ngành may mặc, in, thêu.
=>>>> Xem thêm: Kế hoạch kinh doanh công ty tư vấn thiết kế nhận diện thương hiệu
Bài viết trên Kehoachviet.com đã chia sẻ cho bạn những kiến thức khi kinh doanh xưởng may gia công cần chuẩn bị những gì. Ngoài ra cũng cung cấp cho bạn thông tin về mã ngành gia công may mặc. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn. Chúc bạn thành công!