Khi các gói kích thích kinh tế sắp được rút đi, thì chuyện gì xảy ra cho nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa thể nói trước được.
Khi các gói kích thích kinh tế sắp được rút đi, thì chuyện gì xảy ra cho nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa thể nói trước được.
Cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ sự đổ vỡ trên thị trường nhà ở Mỹ đến tháng 8.2007 đã lan rộng thành một cuộc khủng hoảng tín dụng trên toàn cầu, đẩy các nước trên khắp thế giới vào vòng xoáy suy thoái.
Mỹ đã rơi vào cuộc suy thoái kinh tế sâu nhất kể từ năm 1945 và cũng là dài nhất kể từ Đại Suy thoái. Nền kinh tế Mỹ đã lấy lại những gì đã mất vào năm 2011, nhưng các cuộc khủng hoảng nợ quốc gia ở khu vực đồng euro lại kiềm hãm đà phục hồi của nhiều nền kinh tế châu Âu; thậm chí một số nước cho đến nay vẫn chưa lấy lại phong độ ngày trước như Ý, Bồ Đào Nha, Hy Lạp. Tỉ lệ thất nghiệp tại Hy Lạp vẫn ở mức 23%, cao hơn 15 điểm phần trăm so với thời điểm năm 2007.
Thị trường chứng khoán ở hầu hết các nước đã tăng mạnh lên mức cao mới, một phần nhờ các gói nới lỏng tiền tệ được ngân hàng trung ương các nước ra sức sử dụng nhằm kích thích nền kinh tế nước mình và đưa thị trường nhà ở khởi sắc. Thế nhưng, trong giai đoạn kế tiếp, khi các gói kích thích kinh tế được rút đi (vốn nằm trong kế hoạch sắp tới của nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới) thì chuyện gì xảy ra cho nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa thể nói trước được.
Nguồn: KeHoachVietTongHop