- Tìm vấn đề và giải quyết
Một ý tưởng kinh doanh hay được ví như liều thuốc giải quyết cho chính những vấn đề mà bạn đang gặp phải trong cuộc sống của mình. Vì vậy hãy bắt đầu đặt viên gạch đầu tiên của việc này bằng cách liệt kê những vấn đề trong cuộc sống của mình. Hãy tiến hành giải quyết những vấn đề mà chưa ai giải quyết, đó có thể là một sản phẩm cần thiết trong cuộc sống, một dịch vụ mà mọi người đang có nhu cầu cao. Và sẽ tuyệt vời hơn khi bạn đã có cho mình những kinh nghiệm trong các lĩnh vực đó hoặc được học hỏi từ những người xung quanh bạn về mảng kinh doanh đó.
2. Nhen nhóm từ những điều đơn giản nhất
Không ai nói rằng ý tưởng kinh doanh phải là những gì cao siêu, to lớn, vì đôi khi nó xuất phát từ những suy nghĩ bên lề hoặc chính sở thích của bạn. Ví dụ bạn là người khéo tay với những món đồ trang trí nhỏ xinh, một ý tưởng kinh doanh đồ handmade sẽ rất tuyệt. Hoặc bạn thích lăn mình vào bếp, sao không tạo cho mình một kênh ẩm thực? Quan trọng nhất chính là bạn vạch ra được cho mình những chiến lược và kế hoạch để thực hiện ý tưởng đó. Đưa nó đến với cái đích cuối cùng.
3. Coi trọng sự hợp tác
Đại ý chính là sự làm việc và hợp tác trong một team với nhau, quy luật bình thường là lúc nào nhiều cái đầu cùng suy nghĩ sẽ mang đến cho bạn những ý tưởng hay ho và độc đáo hơn là việc một mình vật lộn với mớ bòng bong các ý tưởng đó. Sự trao đổi này sẽ giúp bạn thu về những giá trị to lớn để hoàn thiện chính mình và cho ý tưởng kinh doanh. Là một nhà quản lý, thì việc học hỏi và trau dồi kinh nghiệm là điều cần thiết để có thể quản lý tốt nhất cho doanh nghiệp của mình trong tương lai. Đừng máy móc rằng mình là một nhà quản lý thì chỉ cần hoc quản lý là ổn, đôi khi công việc kế toán cũng là điều bạn nên biết.
4. Học hỏi từ mạng internet
Không thể phủ nhận được sức mạnh của công nghệ trong thời buổi này, bạn hoàn toàn có thể lên mạng để tham khảo cho mình những ý tưởng kinh doanh hay và đã thành công của những người đi trước. Từ đó xem xét các điều kiện cần thiết xem bạn có thể bắt đầu với ý tưởng kinh doanh của mình hay không.
Với sự kết nối mạnh mẽ như hiện nay, bạn hoàn toàn có thể học hỏi được, biết được những chiến lược thành công của các doanh nhân khác, từ đó rút ra được cho mình những kinh nghiệm thành công, để bắt đầu con đường kinh doanh của chính mình.
5. Thả lỏng đầu óc
Hãy luôn tôn trọng bản thân mình, nên nhớ bộ não của bạn không thể hoạt động liên tục mà không có lúc nghỉ ngơi. Chính vì vậy, hãy để đầu óc được thoải mái nhất có thể, khi đó, bạn mới có được sự tập trung cao nhất để có thể sáng tạo và có được ý tưởng kinh doanh độc đáo và hiệu quả nhất. Mỗi người có được những ý tưởng kinh doanh của mình trong những hoàn cảnh và tâm thế khác nhau, cũng như việc một người chỉ có thể tập trung trong không gian yên tĩnh, lại có người vẫn có thể suy nghĩ cao độ ngay cả khi đang ở trong một môi trường ồn ào.
Nhưng nói cho cùng, đi từ ý tưởng kinh doanh đến việc hiện thực hóa nó là cả một quãng đường không hề ngắn và không có màu hồng. Nên mỗi người cần chuẩn bị được cho mình những yếu tố cần và đủ để thực hiện được ý tưởng đó.
6. Làm thế nào hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh?
Bạn có đam mê với ý tưởng đó?
Bất cứ điều gì cũng vậy, sự gượng ép sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công việc đó, kinh doanh cũng không ngoại lệ. Hãy nhớ một việc cần làm và muốn làm là hai phạm trù khác nhau, nếu đưa ra ý tưởng kinh doanh chỉ để đối phó, thì tỷ lệ hiện thực hóa nó gần như bằng 0. Hãy thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình bằng chính đam mê để có thể đi đến thành công gần hơn.
Bạn lập được cho mình một kế hoạch?
Ý tưởng kinh doanh sẽ là lý thuyết suông nếu như bạn không lập được cho mình một kế hoạch kinh doanh, một kế hoạch được vạch ra căn cứ vào tình trạng thực tế của doanh nghiệp và bám sát thực tế thị trường, chứ không mông lung, phỏng đoán. Nó phải được thực hiện theo quy trình, chỉ cần thiếu đi một loại hồ sơ sẽ ảnh hưởng đến cả quy trình.
Bạn sẽ tận dụng nguồn lực của mình như thế nào?
Kinh doanh không thể thiếu đi yếu tố nguồn lực, đó có thể là tài lực, vật lực, nhân lực…đây sẽ là những yếu tố hỗ trợ đắc lực cho bạn trong việc hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh của mình. Vì không ai vững vàng khi đứng một mình được. Hãy tận dụng và phối hợp các nguồn lực này một cách hợp lý và nhuần nhuyễn nhất có thể.
Và dĩ nhiên cũng cần đến chính sự nỗ lực, kinh nghiệm của bản thân bạn trong việc biến những ý tưởng đó thành hiện thực với nền tảng vững chắc nhất.