Kế hoạch kinh doanh là một trong những yếu tố quyết định quan trọng đến sự thành bại của một quyết định kinh doanh
Việc lập kế hoạch kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thông qua bản kế hoạch, người kinh doanh có thể mường tượng chi tiết những kế hoạch phải làm cho quyết định kinh doanh của mình.
Kế hoạch kinh doanh có vai trò quan trọng
Yêu cầu của kế hoạch kinh doanh
-Nắm được tổng thế các yếu tố quan trọng
Bằng việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, bạn sẽ nắm được tổng thể những khó khăn cũng như thuận lợi mà mình đang nắm giữ. Thông thường, để xác định điểm mạnh và điểm yếu của kế hoạch, bạn có thể sử dụng ma trận SWOT. Từ điểm mạnh, điểm yếu bạn sẽ có những chiến lược tốt nhất.
Trong kế hoạch kinh doanh, bạn nên cụ thể cách để hoàn thành mục tiêu. Phương pháp tốt nhất là bạn nên xây dựng các mục tiêu cụ thể sau đó đề ra phương pháp giải quyết. Ví dụ bạn đang tìm kiếm nhà đầu tư, vậy làm thế nào để thuyết phục họ, nên sử dụng phương thức huy động vốn nào? Có thể tận dụng vốn từ gia đình, bạn bè không? Những nội dung đó càng chi tiết, càng cụ thể, bạn sẽ càng có hướng đi dễ dàng.
– Tạo nét riêng biệt
Một kế hoạch kinh doanh hiệu quả, có cơ hội phát triển tốt đòi hỏi phải tạo nên sự khác biệt. Môi trường cạnh tranh khốc liệt cùng với sự phát triển liên tục không ngừng đòi hỏi bạn phải có một nét riêng để tạo nên chỗ đứng vững vàng. Nét khác biệt trong kinh doanh có thể đến từ đặc trưng về sản phẩm, hoặc là về chiến lược cạnh tranh, chiến lược pr – marketing…Dù ở bất cứ đặc trưng nào, đây cũng sẽ là ưu điểm và lợi thế cho doanh nghiệp bạn. Giá trị thực sự không phải đến từ đám đông hoặc số nhiều, mà nó là yếu tố đặc trưng.
– Có chiến lược quảng cáo hợp lý
Để đáp ứng yêu cầu này, kế hoạch kinh doanh cần giải quyết bài toán đâu là thị trường mục tiêu và làm thế nào để tiếp cận thị trường mục tiêu hiệu quả. Điều quan trọng nhất khi quảng cáo, quảng bá sản phẩm là công ty bạn phải truyền đạt đúng và đủ thông tin tới khách hàng. Có như vậy, chiến lược quảng cáo của bạn mới thực sự có hiệu quả
– Chú ý đến ngân sách
Ngân sách và tình hình tài chính là hai yếu tố phải được theo dõi thường xuyên trong giai đoạn mới thành lập. Việc bạn thường xuyên kiểm tra tình hình tài chính như cơ cấu giá cả, chi phí, tình hình doanh thu và dòng tiền của công ty sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện những bất thường về tình hình hoạt động của công ty. Những quyết định nhanh và chính xác sẽ được quyết định bởi những phân tích thường xuyên này.