Nếu đã có trong tay kế hoạch, bạn đã đi trước một bước và có được lợi thế. Nếu chưa có kế hoạch, bạn hãy thuê đơn vị lập kế hoạch kinh doanh giúp bạn lập kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp hơn.
Mục đích của kế hoạch kinh doanh là trình bày cho bên cho vay và nhà đầu tư biết ngành dự kiến kinh doanh là ngành gì, tại sao đây là một kế hoạch đầu tư hiệu quả, doanh nghiệp sẽ được quản lý ra sao, khi nào bạn sẽ có lợi nhuận, bạn sẽ trả nợ hoặc thu hồi vốn đầu tư ra sao.
Điểm xuất phát của bạn là Tài liệu công bố các điều khoản về Nhượng quyền thương mại dành cho khách hàng (UFOC). UFOC là bản cáo bạch chi tiết đầu tư do bên nhượng quyền cung cấp, gồm rất nhiều thông tin bạn cần cho kế hoạch kinh doanh.
Ngoài ra, do việc kinh doanh của chủ thương hiệu và của người mua quyền thương mại thường đan xen với nhau, nên bên cho vay hoặc nhà đầu tư thường muốn biết thông tin về hệ thống nhượng quyền cũng như việc bản thân bạn sẽ kinh doanh như thế nào.
Hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh cơ bản :
Sau đây là ví dụ về hình thức và những thông tin cơ bản mà phần lớn một kế hoạch kinh doanh sẽ có:
Sau trang bìa với tên bạn (hoặc tên công ty), địa chỉ, số điện thoại, tên lĩnh vực kinh doanh và tên của cá nhân hoặc công ty mà bạn gửi tới, bạn hãy lập một bảng mục lục. Sau đó hãy đi vào phần chính của bản kế hoạch.
Bản tóm tắt
Thường được gọi là bản “tóm tắt dành cho cấp lãnh đạo”, đây là phần quan trọng nhất trong kế hoạch và nó thể hiện tiềm năng của doanh nghiệp. Nó giúp gây ấn tượng đầu tiên (có thể là duy nhất) về kế hoạch đầu tư của bạn với cán bộ tín dụng, nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng.
Những người này có ít thời gian và bạn không thể hy vọng họ dành nhiều thời gian xem xét kỹ kế hoạch kinh doanh của bạn. Thay vào đó, bản tóm tắt của bạn phải có tác dụng lôi khéo họ ngay từ đầu, nhằm làm cho họ quan tâm, muốn tìm hiểu nhiều hơn về cá nhân bạn và đề xuất kinh doanh của bạn. Nếu không thì đề xuất của bạn sẽ nằm dưới đáy chồng hồ sơ và thậm chí không được xem lướt qua.
Bản tóm tắt (chỉ từ một đến hai trang) cần mô tả doanh nghiệp bạn muốn mua loại hình kinh doanh nhượng quyền với một số thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc các dịch vụ mà loại hình nhượng quyền đó sẽ bán. Tiếp theo, hãy viết bản tóm tắt đánh giá chung về lĩnh vực đó và nếu có thể, gộp luôn cả những số liệu thống kê và dự đoán cho ngành kinh doanh đó.
Tiếp theo là mô tả sơ lược về đơn vị nhượng quyền thương mại. Hãy suy nghĩ về những đặc tính lôi cuốn bạn và nhấn mạnh những điểm này trong bản tóm tắt.
Bản tóm tắt cũng phải nêu cả những thông tin cơ bản như bề dày số năm kinh doanh của công ty, số lượng cửa hàng nhượng quyền và phạm vi địa lý các cửa hàng đang hoạt động.
Hãy kết luận với những nội dung làm nổi bật khả năng của bên nhượng quyền.
Cuối cùng, bạn phải nêu rõ khoản tiền cần vay, hoặc khoản tiền đầu tư cần thiết. Đồng thời, trình bày kế hoạch sử dụng vốn theo yêu cầu – ví dụ, chi phí xây dựng, vốn lưu động, hàng lưu kho và trang thiết bị.
Sau đó kết thúc bản tóm tắt bằng thông tin mà người đọc đang cần. Đó là bạn sẽ trả nợ hoặc hoàn vốn đầu tư như thế nào và bao giờ.
Gợi ý : Hãy tìm một vài người mà bạn tôn trọng ý kiến của họ và nhờ xem qua bản tóm tắt trước khi nộp. Hãy đề nghị họ đánh dấu cả những yếu tố thu hút sự quan tâm và những yếu tố gây bất lợi và điều chỉnh.
Quản lý
Theo suy nghĩ của người cho vay và nhà đầu tư, chất lượng đội ngũ quản lý là hết sức quan trọng. Những người cho vay tiềm năng sẽ xem xét rất kỹ khả năng quản lý, nên bạn lưu ý rằng lĩnh vực kinh doanh của bạn là kinh doanh nhượng quyền nên những người cho vay và nhà đầu tư cũng sẽ đánh giá chất lượng quản lý của hệ thống nhượng quyền.
Bạn cần phải trình bày được cách đánh giá trình độ và năng lực của các giám đốc điều hành và những nhà quản lý khác để mang đến thành công cho hoạt động kinh doanh nhượng quyền. Bạn cần phải hỗ trợ những lập luận của mình bằng những bản lý lịch chuyên nghiệp của những cá nhân đó. Hãy nhớ rằng bạn đang cố gắng làm cho người đọc cảm thấy tin tưởng về khả năng điều hành công việc kinh doanh mới một cách thành công.
Mô tả công việc kinh doanh
Bạn phải lựa chọn loại hình doanh nghiệp vì nội dung của bản mô tả công việc kinh doanh thay đổi phụ thuộc vào hình thức kinh doanh được lựa chọn. Nếu bạn lập kế hoạch để kinh doanh với hình thức một công ty, hãy thêm tên và địa chỉ của các cổ đông, giám đốc và cán bộ quản lý.
Nhằm cụ thể hóa những thông tin trong bản tóm tắt, hãy cho biết ngành kinh doanh và các sản phẩm hoặc dịch vụ bạn chọn, cả thông tin về doanh thu hiện tại trong ngành và dự đoán doanh thu trong vòng năm năm tới.
Nhấn mạnh tiềm năng thị trường và xu hướng phát triển của các sản phẩm hoặc dịch vụ trong ngành (Chủ yếu các thông tin này được khai thác trực tiếp từ UFOC).
Kế hoạch tiếp thị
Sauk hi đã mô tả sơ lược về doanh nghiệp, giờ đến lúc bạn đi vào chi tiết. Bạn cần dẫn dắt người đọc từng bước một bằng một bản kế hoạch cụ thể trình bày việc bán hàng và tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ tại một vị trí hoặc khu vực cụ thể mà bạn chọn.
Gợi ý : Đừng lẫn lộn tiếp thị với bán hàng. Bán hàng là khâu kết thúc của kế hoạch tiếp thị được chuẩn bị tốt.
Lĩnh vực kinh doanh của bạn không dành cho tất cả mọi người, vì thế bạn sẽ phải xác định đặc tính của những khách hàng tiềm năng sẽ mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Điều này được gọi là “phân khúc thị trường”.
Bạn sẽ chia thị trường số đông thành những tiểu thị trường nhỏ hơn, mỗi tiểu thị trường có những đặc tính mua hàng đặc thù. Hãy chọn phân khúc thị trường mà bạn có dự định tiếp cận kinh doanh và xác định những đặc tính của chúng và đưa vào bản kế hoạch tiếp thị này.
Bản kế hoạch cũng phải có bản phân tích kỹ lưỡng về những đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm tàng trong khu vực kinh doanh đã được chọn.
Bạn phải tìm ra các sản phẩm và dịch vụ cạnh tranh đó là gì, cách thức tiếp thị ra sao và chi phí của những sản phẩm và dịch vụ đó như thế nào. Phân tích sự cạnh tranh và so sánh với các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Bạn cũng phải tìm ra được ít nhất một lợi thế cạnh tranh làm đối trọng với đối thủ cạnh tranh chính. Ví dụ, có thể do chất lượng sản phẩm của bạn là tuyệt hảo hơn, dịch vụ bạn cung cấp là độc nhất vô nhị hoặc chi phí các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thấp hơn 10% so với đối thủ cạnh tranh chính. Chớ bỏ qua những vấn đề nhỏ, ví dụ như thời gian mở cửa phục vụ lâu hơn hoặc vị trí kinh doanh hấp dẫn hơn cũng có thể trở thành lợi thế cạnh tranh.
Tiếp theo, hãy cho biết bạn sẽ bán và tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ như thế nào. Nếu bên nhượng quyền có chiến dịch quảng cáo tầm quốc gia mà bạn có tham gia, hãy cho biết những chi phí quảng cáo này được sử dụng ra sao và tác động của nó tới doanh nghiệp của bạn như thế nào.
Người đọc cũng sẽ rất quan tâm đến các kế hoạch quảng cáo và tiếp thị trong phạm vi địa phương. Hãy diễn giải chi phí quảng cáo được chi tiêu như thế nào và sử dụng những phương tiện truyền thông nào. Hãy đưa vào kế hoạch những sáng kiến nhằm thu hút được lượng khách hàng lớn nhất.
Dự báo tài chính
Do chỉ mới bắt đầu kinh doanh nên bạn sẽ không có dữ liệu tài chính thực, vì vậy kết quả phân tích tài chính của bạn sẽ “mang tính ước đoán”. Ước đoán có nghĩa là dữ liệu có tính giả thuyết và không phải con số có thực. Do đó bảng phân tích lưu chuyển tiền tệ ước đoán sẽ dự đoán ra thu nhập và chi phí trong một thời khoảng tương lai chứ không phải từ những số liệu thực tế đã thực hiện được trong quá khứ.
Yêu cầu xin vay vốn hoặc đầu tư
Bảng cân đối kế toán, thông tin về lưu chuyển tiền tệ, báo cáo lãi lỗ là những tài liệu giúp bạn lập được một tờ trình về nhu cầu vay vốn hoặc kêu gọi đầu tư. Bạn phải trình bày bằng những thuật ngữ chính xác và sau đó cho người đọc biết cách bạn sẽ sử dụng những nguồn vốn đó ra sao. Ngoài ra, bạn nên cho biết rõ giá trị khoản đầu tư bằng tiền của bản thân và nêu bất các điều khoản đối với các khoản vay và đầu tư.
Các tài liệu khác. Tùy theo nét đặc trưng của loại hình kinh doanh mà bạn chọn, có thể cần phải cung cấp thêm một số tài liệu liên quan.
Gợi ý : Khi đã chuẩn bị xong kế hoạch kinh doanh, bạn sẽ có một kế hoạch chi tiết cho công việc kinh doanh của bạn. Ngoài việc sử dụng bản kế hoạch này như một phương tiện cần thiết để vay tiền, bạn cũng sẽ có được lợi ích từ việc lập và hoàn tất bản kế hoạch đấy.
Việc soạn thảo kế hoạch kinh doanh khiến bạn phải để ý tới tất cả các khía cạnh của hoạt động kinh doanh. Trong một hoặc hai năm đầu bận rộn, bạn sẽ thấy thật hữu ích khi định kỳ tham khảo bản kế hoạch kinh doanh để có thể đi đúng quỹ đạo kinh doanh và tập trung trở lại mục tiêu của mình.
Với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ lập kế hoạch kinh doanh tại Việt Nam, Kế Hoạch Việt đã lập kế hoạch cho hơn 300 công ty, dự án lớn nhỏ khác nhau như: Công ty Đồng Hồ Likewatch, Nhà hàng Bánh Xèo Mười Xiềm, Công ty Mỹ Thiên Trường, Suzuki Đồng Nai, Resort Humiso, Mobifone, Vietlott, Đại Nam, T&T Group, Khu dân cư Gia Hòa, TTland, Khu nghỉ dưỡng Vườn Đình Ngọc, Dự án 5B Đà Lạt, Bưu điện huyện Phú Xuyên-Hà Nội, Chợ đầu mối Tân Biên-Đồng Nai, Khu công nghiệp Phước Đông-Long An, Công ty Phát triển Khu công nghiệp Sóng Thần…
Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN & ĐẦU TƯ KẾ HOẠCH VIỆT
Văn phòng: 23 Đường số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Q.Gò Vấp, TP.HCM
Hotline: 0902.962.768
Email: contact@khv.vn