Kinh doanh nhà hàng là một trong những lĩnh vực cạnh tranh gay gắt nhất hiện nay. Việc lập một bản kế hoạch kinh doanh rất cần thiết cho một doanh nghiệp để hấp dẫn các nhà đầu tư hoặc định hướng phát triển cho nhà hàng. Khi bạn có một bản kế hoạch tốt, việc khởi đầu sẽ thuận lợi hơn.
Các bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng có nhiều điểm khác nhau, nhưng đều dựa trên khung sườn nhất định. Sau đây là những bí quyết viết bản kế hoạch kinh doanh chuẩn:
1. Giới thiệu chung về nhà hàng
Đây là phần giới thiệu chung về nhà hàng của bạn, không chỉ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về nhà hàng mà còn giúp các nhà đầu tư biết rõ nhà hàng của bạn. Hãy nghiên cứu và thiết lập một bản mô tả về nhà hàng của bạn bao gồm:
- Thông tin công ty: Nhà hàng của bạn do công ty nào quản lý, số vốn và một số thông tin cơ bản về công ty này.
- Thông tin nhà hàng: Loại hình, quy mô, sức chứa, phong cách, thiết kế, dịch vụ kèm theo, v.v…
- Thông tin chủ nhà hàng hoặc người quản lý: Kinh nghiệm làm việc, và dự tính của họ cho nhà hàng của bạn.
- Mục đích và định hướng kinh doanh: Vì sao bạn mở nhà hàng, đối tượng khách hàng bạn nhắm tới, mô hình nhà hàng cạnh tranh như thế nào trong khu vực.
- Chỉ tiêu: Nhà hàng sẽ đạt được doanh thu và số lượng khách hàng bao nhiêu, trong thời gian bao lâu, thời gian hoàn vốn.
2. Phân tích thị trường
Đánh giá thị trường
- Mức tăng doanh thu dự kiến: Dựa vào số liệu thu thập được về mức thu nhập, khả năng chi tiêu, xu hướng tiêu dùng, và tình hình kinh tế tại địa phương, cùng với số liệu dự kiến trong những năm tiếp theo.
- Xu hướng ẩm thực: Nhà hàng của bạn nhắm đến đối tượng khách hàng nào để điều chỉnh khẩu vị, giá thành, món ăn,… phù hợp với xu thế của khách hàng.
- Khuynh hướng hoạt động: Bên cạnh các hình thức nhà hàng gia đình, nhà hàng thức ăn nhanh, đặc sản quốc gia hoặc vùng miền,… các nhà hàng thường phát triển thêm các dịch vụ đính kèm cùng với hoạt động kinh doanh chính, như tổ chức tiệc theo yêu cầu, giao thức ăn tận nơi, bán thức ăn mang về… Bạn cần có những đánh giá rõ ràng, chính xác để định hướng đầu tư đúng nhất.
Xác định thị trường mục tiêu
Đây là một trong những phần quan trọng nhất của bản kế hoạch kinh nhà hàng, nó thể hiện bạn hiểu được thị trường mục tiêu của mình thế nào. Bạn cần xác định rõ các yếu tố :
- Kinh doanh sản phẩm gì?
- Cơ sở nào tin tưởng rằng khách hàng sẽ đến với cửa hàng bạn?
- Đối thủ cạnh tranh là ai?
3. Chiến lược tiếp thị
Có rất nhiều hình thức quảng cáo, bạn sẽ sử dụng biện pháp nào để marketing cho nhà hàng của bạn? Hãy trình bày các biện pháp bạn sử dụng để giới thiệu và thu hút khách hàng đến với nhà hàng của bạn và duy trì mối liên hệ với họ.
Các chiến lược marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng đến doanh số nhà hàng. Sẽ chẳng có ai biết bạn đang bán gì, ở đâu, như thế nào cho đến khi có “người” truyền bá đến họ. Marketing là bộ phận trực tiếp đưa khách hàng về và lôi kéo họ quay trở lại. Vậy chiến lược tiếp thị nên làm sao, thực hiện thế nào thì bạn có thể tham khảo ngay tại các khóa học quản lý nhà hàng của trung tâm Smart Goal để hiểu một cách toàn diện nhất về chân dung của người Marketing trong nhà hàng
4. Quản lý – điều hành
Phần này sẽ chỉ ra phương châm điều hành nhà hàng hằng ngày. Các quy định, quy trình, hệ thống quản lý được áp dụng trong quá trình nhà hàng hoạt động.
- Nhân viên: Số lượng nhân viên, quy trình tuyển dụng, đào tạo, mức lương cho mỗi vị trí, quy định về kỷ luật, khen thưởng.
- Hoạt động hằng ngày: Sắp xếp chi tiết lịch làm việc cụ thể cho mỗi vị trí và trách nhiệm của mỗi người, chỉ rõ mối tương quan giữa các bộ phận.
- Nhà cung cấp: Cần xác đinh rõ xem bạn sẽ mua những sản phẩm từ các nhà cung cấp nào, cùng với các chi phí của từng sản phẩm, thông tin liên lạc của các nhà cung cấp và các chi tiết trong hợp đồng mà bạn đã tạo ra.
- Quản lý chi phí: Trong phần này sẽ liệt kê các biện pháp được sử dụng để bạn quản lý kiểm soát thu chi, hàng hóa, và các hoạt động khác của nhà hàng.
5. Phân tích đầu tư
Gồm 2 phần chính:
- Nguồn tiền đầu tư và tỉ lệ góp vốn.
- Phân tích vấn đề sinh lợi nhuận đầu tư.
6. Kế hoạch mở rộng
Khi việc kinh doanh nhà hàng vận hành tốt, doanh nghiệp của bạn có những hướng phát triển, mở rộng thị trường thế nào. Và ngược lại, các kế hoạch nếu nhà hàng hoạt động thua lỗ, kinh doanh không như mong muốn.
7. Dự án tài chính
Đây là phần quan trọng trong một bản kế hoạch kinh doanh, thể hiện chính sách sử dụng nguồn vốn và thu lợi nhuận. Các nội dung chính bao gồm: nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn (thông tin chung và chi tiết), dự kiến chi tiết doanh số bán hàng, giờ lao động, báo cáo chi tiết thu nhập và vòng xoay tiền mặt năm đầu tiên và trong 5 năm tới, dự báo hoạt động hàng năm, dự báo thu lợi nhuận đầu tư, điểm hòa vốn dự kiến…
Bạn đã tạo lập kế hoạch kinh doanh cho mình chưa? Dù chưa hay rồi thì bạn cũng rất cần những kiến thức trải nghiệm thực tế. Với đội ngũ chuyên gia giảng viên hơn 8 năm kinh nghiệm trong nghề sẽ mang đến cho bạn nền tảng vững chắc nhất để xây dựng kế hoạch kinh doanh thành công. Kế hoạch kinh doanh thành công là gì? Không phải là kế hoạch to tát vẽ vời đẹp mắt mà là sự ứng dụng vào thực tế hợp thời, hợp lý. Kế Hoạch Việt sẽ mang lại điều đó cho bạn.
Với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ lập kế hoạch kinh doanh tại Việt Nam, Kế Hoạch Việt đã lập kế hoạch cho hơn 300 công ty, dự án lớn nhỏ khác nhau như: Công ty Đồng Hồ Likewatch, Nhà hàng Bánh Xèo Mười Xiềm, Công ty Mỹ Thiên Trường, Suzuki Đồng Nai, Resort Humiso, Mobifone, Vietlott, Đại Nam, T&T Group, Khu dân cư Gia Hòa, TTland, Khu nghỉ dưỡng Vườn Đình Ngọc, Dự án 5B Đà Lạt, Bưu điện huyện Phú Xuyên-Hà Nội, Chợ đầu mối Tân Biên-Đồng Nai, Khu công nghiệp Phước Đông-Long An, Công ty Phát triển Khu công nghiệp Sóng Thần…
Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN & ĐẦU TƯ KẾ HOẠCH VIỆT
Văn phòng: 23 Đường số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Q.Gò Vấp, TP.HCM
Hotline: 0902.962.768
Email: contact@khv.vn