Kế hoạch kinh doanh quần áo
Kinh doanh quần áo là công việc đơn giản, vốn ít nhưng để thành công thì không dễ. Để thành công trong lĩnh vực này thì người kinh doanh phải có chiến lược và kế hoạch rõ ràng. Kế Hoạch Việt sẽ gợi ý một vài ý tưởng để các bạn có thể lập cho mình 1 bản kế hoạch kinh doanh quần áo đơn giản.
- Khách hàng mục tiêu của bạn là ai?
Xác định đối tượng khách hàng mà mình hướng đến: già hay trẻ, thu nhập cao hay thu nhập thấp.
Xác định các chính xác các đặc điểm của khách hàng mục tiêu chúng ta càng dễ dàng trong việc xác định chủng loại sản phẩm cung cấp, giá bán, hình thức bán hàng…
- Mô hình kinh doanh
Bạn sẽ tổ chức mô hình kinh doanh như thế nào để tối ưu nhất? Bán hàng online hay cửa hàng, tập trung tại trung tâm hay xây dựng 1 hệ thống…
- Sản phẩm cung cấp
Căn cứ vào khách hàng mục tiêu để xác định các sản phẩm phù hợp mà bạn sẽ cung cấp. Nguồn hàng ổn định đáng tin cậy với giá thành hợp lý sẽ là yếu tố giúp bạn nâng cao năng lực cạnh tranh của mình rất nhiều.
- Kế hoạch bán hàng marketing
Bạn sẽ làm thế nào để khách hàng biết đến mình: giới thiệu trên website hay tại cửa hàng, bán tại chợ hay tại các shop…
Một điểm đáng lưu ý hiện nay là xu hướng kinh doanh các sản phẩm thời trang online đang trở lên ngày càng phổ biến hướng đến khách hàng giới trẻ và trung niên do số người online và thời gian online của người Việt đang ngày càng tăng. Tuy nhiên nếu chỉ kinh doanh quần áo thì các bạn nên kết hợp mô hình online và cửa hàng vì lượng lớn khách hàng vẫn muốn xem sản phẩm trước khi mua hàng.
Quản lý bán hàng cũng là vấn đề làm đau đầu không ít người mới bước ra kinh doanh quần áo, các bạn nên thử áp dụng các phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp để quản lý cửa hàng, điều này sẽ giúp chuyên nghiệp hóa hoạt động quản lý và đảm bảo việc quản lý cửa hàng luôn khoa học.
- Thuê nhân viên
Các cửa hàng nhỏ thì chỉ cần 1-2 nhân viên bán hàng, các cửa hàng lớn hơn thì cần thêm nhân viên bảo vệ và thu ngân… tùy qui mô cửa hàng mà các bạn tính toán số lượng nhân sự, mức lương, phương thức tuyển dụng. Điều quan trọng là các bạn phải có qui chế hoạt động, chính sách thưởng phạt, phân công công việc… dù đơn giản để quản lý nhân viên hiệu quả hơn.
- Kế hoạch tài chính
Vốn đầu tư ban đầu bao nhiêu? (thuê mặt bằng, trang trí, tủ kệ bàn ghế, mua quần áo, vốn lưu động…) đặc biệt các bạn cần phải xác định thời gian đầu sẽ có 1 khoảng thời gian khó khăn ít nhất là 1 năm vì thế cần phải chuẩn bị đủ 1 nguồn vốn dự phòng đảm bảo trong khoảng thời gian này.
Doanh thu bán hàng dự kiến: các bạn có thể lân la mua hàng tại các shop hoặc website đối thủ để tham khảo thử xem doanh thu của các đối thủ là bao nhiêu? Tình hình kinh doanh như thế nào? Từ đó so sánh đánh giá đưa ra 1 dự báo doanh thu hợp lý cho cửa hàng của mình.
Dự toán chi phí: chi phí thuê mặt bằng hàng tháng, chi phí marketing bán hàng, chi phí nhân sự…
Lợi nhuận dự kiến?
Phân tích hiệu quả đầu tư và ra quyết định: nếu sau khi tính toán chi tiết mọi mặt mà thấy rằng kinh doanh có lợi thì nên đầu tư, nếu thấy không có lợi hoặc rủi ro cao thì không nên đầu tư hoặc nghiên cứu các phương án khả thi hơn để tránh mất vốn không cần thiết.
Nguồn: Kế Hoạch Việt