Home / Phát triển doanh nghiệp / Khởi nghiệp / Sơ Lược Về Mô Hình Kinh Doanh

Sơ Lược Về Mô Hình Kinh Doanh

“Khi phân tích công ty, các nhà đầu tư dễ bị cuốn vào các chi tiết như các chỉ số hoạt động, tỷ lệ cổ phiếu và các công cụ định giá mà lại quên đi một câu hỏi căn bản: trên thực tế công ty này kiếm tiền bằng cách nào? Một mô hình kinh doanh vẫn là nền tảng vững chắc của những hoạt động đầu tư thành công. Để phân biệt các công ty tốt với các công ty yếu kém, nhà đầu tư nên lập và đánh giá mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp.”

 

www.strategy.vn, Kinh doanh, Mô hình kinh doanh, thương hiệu, thương hiệu cá nhân, môi trường kinnh doanh, chiến lược marketing, thương hiệu, chiến lược thương hiệu, định giá thương hiệu, thương hiệu đắt giá nhất

Mô hình kinh doanh là gì?

Một mô hình kinh doanh phản ánh cách một doanh nghiệp kiếm ra tiền. Đồng thời, nó cũng giải thích nguồn thu của công ty đến từ đâu, các nguồn thu này cung cấp bao nhiêu và mức độ thường xuyên ra sao. Vì vậy nếu điều duy nhất bạn biết về một công ty là nó bán đồ ăn nhanh hay là máy tính thì chắc chắn là chưa đủ để có cái nhìn chính xác về khoản đầu tư vào công ty này. Thay vào đó điều cần làm là đào sâu nghiên cứu kỹ hơn mô hình kiếm tiền của một doanh nghiệp chính xác là gì? Liệu công ty bánh ngọt bạn đang quan tâm kinh doanh theo mô hình nhượng quyền hay nó chỉ làm đầu mối cung cấp bánh ngọt đến các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ hơn? Liệu hãng đồ ăn nhanh bạn định rót tiền vào có sở hữu hính mảnh đất mà nó đang đặt trên (như MacDonald) hay nó phải thuê mặt bằng? Nhà sản xuất máy tính bán hàng trực tiếp, như Dell, hay thông qua các nhà bán lẻ, như HP?

Mô hình kinh doanh cũng đề cập đến cách phân phối sản phẩm đem lại doanh thu. Hãy suy nghĩ về ngành công nghiệp sản xuất dao cạo râu. Gillette sẵn sàng bán dao cạo dòng Mach III của nó bằng với chi phí sản xuất, hoặc thậm chí thấp hơn, bởi vì công ty này kiếm tiền nhờ việc bán cho người dùng lưỡi dao thay thế để lắp vào dao cạo – mang lại nguồn lợi đều đặn với tỷ lệ lãi cao chỉ dựa trên chính những lưỡi dao bé nhỏ đó.

Ngược lại, máy cạo râu điện lại có một mô hình kinh doanh hoàn toàn khác. Chi phí sản xuất ra một máy cạo rau điện đắt hơn so với dao cạo của Gillete rất nhiều. Remington, một nhà sản xuất máy cạo râu điện, thu lời ngay lập tức sau khi bán ra chứ không chờ tới nguồn thu từ nhu cầu thay thế lưỡi dao mới.

Khi các ngành công nghiệp thay đổi, các công ty không thể cứ tiếp tục ứng dụng một mô hình kinh doanh lỗi thời. Tỷ như trường hợp của Kodak cũng như một ngành công nghiệp máy ảnh . Máy ảnh phim truyền thống mang lại rất nhiều tiền cho Kodak, vì người dùng không những phải mua rất nhiều phim để chụp ảnh mà sau đó thậm chí còn phải chi nhiều hơn để rửa ảnh. Nhưng máy ảnh kỹ thuật số tránh được việc phải dùng phim và phí rửa ảnh. Vì vậy, để đối phó, Kodak đã phải tạo ra một mô hình kinh doanh mới. Công ty này đã thành lập các trung tâm in kỹ thuật số, người dùng có thể rửa ảnh kỹ thuật số trên giấy Kodak chính hãng. Nếu trước đây mô hình kinh doanh dựa vào bán phim và quy trình rửa ảnh thì giờ mô hình kinh doanh lại phần lớn dựa vào in ảnh trên giấy của hãng.

Mô hình kinh doanh của một công ty không phải lúc nào cũng rõ ràng. Lấy GM làm ví dụ. Bạn có thể nghĩ GM kiếm tiền nhờ vào việc bán xe con và xe tải. Trong thực tế, hơn 60% thu nhập của GM trong năm 2003 đến từ các khoản thanh toán tài chính, không phải bán xe.

Mô hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp nhiều khi còn đi ngược so với tư duy thông thường. Nếu như mọi người thường nghĩ rằng cửa hàng bán lẻ mà đặt san sát nhau thì sẽ tự hủy hoại doanh số của mình; thế nhưng hãng cafe số 1 thế giới Stabucks lại áp dụng chính phương pháp này với các cửa hàng của nó chỉ cách nhau vài ngã tư.  Trong trường hợp này, chính sự bão hòa của thị trường sẽ đẩy doanh số lên cao đem lại cho Stabuck một sự hiện diện tại khắp mọi nẻo đường, khu phố. Đồng thời sang bớt khách hàng từ hàng này đến hàng kia dẫn đến thời gian chờ đợi của họ giảm xuống và trải nghiệm của họ lại được nâng cao. Cuối cùng sự hiện diện quá mức dày đặc này còn giúp Stabuck đánh bật mọi đối thủ có ý đồ mon men mở cửa hàng tại “địa phận” của nó.

Đánh giá mô hình kinh doanh

Vậy làm thế nào để bạn biết liệu một mô hình kinh doanh hay hay dở? Đó là một câu hỏi khó. Joan Magretta, cựu biên tập viên của Harvard Business Review, nhấn mạnh hai điểm kiểm định quan trọng khi tiếp cận mô hình kinh doanh. Các mô hình kinh doanh không hoạt động là bởi vì chúng không đem lại hiệu quả hoặc các thông số không sinh ra lợi nhuận.

Bởi trường hợp trên đúng với các công ty chịu thua lỗ nặng, thậm chí phá sản, ngành hàng không là một ví dụ điển hình của những mô hình kinh doanh lỗi thời. Trong nhiều năm, nhiều hãng hàng không lớn như American Airlines, Delta Airlines và Continential Airlines đã xây dựng doanh nghiệp của họ dựa vào mô hình “trục bánh xe- và- nan hoa”, trong đó tất cả các chuyến bay đều phải qua các thành phố lớn. Các hãng hàng không sẽ kiếm được một khoản tiền kếch xù với điều kiện chúng phải bán sạch số vé trên một chuyến.

Vậy mà mô hình kinh doanh đã một thời là thế mạnh của các hãng bay lớn bỗng trở thành gánh nặng. Máy bay của hãng bay giá rẻ như Southwest A và JetBlue  A có thể đi đến các thành phố nhỏ hơn với chi phí thấp hơn – một phần là do chi phí lao động thấp hơn, nhưng cũng bởi vì họ tránh được điều bất tiện trong tổ chức hoạt động của mô hình “trục bánh xe-và-nan hoa”. Khi các hãng hàng không giá rẻ thu hút nhiều khách hàng hơn, các hãng bay cũ sẽ chỉ còn những khách hàng lớn, lâu năm mà thôi – điều này thậm chí còn tệ hại hơn khi lượng khách hàng bắt đầu giảm từ năm 2001. Để lấp đầy chỗ trên một chuyến bay, những hàng hàng không này buộc phải đưa ra nhiều chương trình khuyến mại lớn hơn. Không còn có thể tạo ra lợi nhuận, mô hình “trục bánh xe- và- nan hoa” không còn hiệu quả nữa.

Ví dụ về những mô hình kinh doanh mà không vượt qua được các chỉ số, chúng ta có thể xét đến ngành công nghiệp ô tô tại Mỹ. Năm 2003, để cạnh tranh với các nhà sản xuất nước ngoài, Ford, Chrysler và General Motors đã phải giảm giá mạnh tthậm chí  tài trợ không lãi suất cho các khách hàng trả góp để các công ty đó có thể bán hàng với giá thậm chí còn thấp hơn chi phí làm ra sản phẩm. Điều này làm giảm lợi nhuận của Ford tại Mỹ và đe dọa tới cả các hãng như Chrysler và GM. Để tiếp tục tồn tại, các hãng xe lớn đã phải điều chỉnh lại mô hình kinh doanh của họ.

 Kết luận

Khi đánh giá một công ty để cân nhắc đầu tư, bạn cần hiểu kỹ càng công ty kiếm tiền bằng cách nào. Sau đó xem mô hình kinh doanh kiếm lời hấp dẫn như thế nào. Phải thừa nhận rằng, mô hình kinh doanh không cho bạn biết tất cả triển vọng của công ty, nhưng các nhà đầu tư hiểu khái niệm mô hình kinh doanh có thể hiểu tốt hơn dữ liệu tài chính và thông tin kinh doanh. Nó khiến cho việc xác định nên đầu tư vào công ty nào là dễ hơn.

KeHoachViet tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *