MỞ CỦA HÀNG HẢI SẢN ĐÔNG LẠNH CẦN BAO NHIÊU VỐN ?

Có nên mở cửa hàng hải sản đông lạnh không?

Nếu lựa chọn kinh doanh hải sản tươi sống bạn phải đầu tư bình oxy, các bể đủ rộng để các loại tôm, cua, cá có thể sống được. Đặc biệt đối với kinh doanh hải sản tươi bạn chỉ có thể lấy từng nguồn hàng nhỏ và phải nhập hàng liên tục, vì rất khó để hải sản liên trục trong bể và thời gian dài. Nếu không có cách nào bán nhanh được những loại hải sản tươi trữ bể này chắc chắn bạn sẽ bị thua lỗ và rơi vào top những doanh nghiệp kinh doanh “sớm nở chóng tàn”.

Phương pháp kinh doanh hải sản đông lạnh và hải sản khô được nhắc đến để nhằm giảm thiểu mức rủi ro thấp nhất cho người kinh doanh. Tuy nhiên, thật sự ai cũng muốn ăn đồ tươi, đồ khô hầu như đã bị mất đi một phần giá trị dinh dưỡng vốn có mà cũng không ai dám chắc những phương pháp làm khô đó có thể đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm. Còn đối với hải sản đông lạnh chỉ cần rã đông là người ta có thể sử dụng nó như một loại hải sản tươi sống thông thường mà lại vẫn đảm bảo giá trị dinh dưỡng.

Hải sản đông lạnh còn là những sự lựa chọn rất tốt vào mùa mưa bão, vì khi đó các loại hải sản tươi sẽ rất khó tìm kiếm, nếu có thì giá thành cũng sẽ khá đắt đỏ. Còn đối với hải sản đông lạnh bạn có thể tìm mua bất cứ thời gian nào đặc biệt vào những ngày mưa ngại ra đường thì cũng có thể mua về trữ đông để ăn mà không sợ bị mất chất hay biến chất. Đó chính là lý do mà bạn nên lựa chọn phương pháp đông lạnh nếu muốn kinh doanh hải sản.

Mở cửa hàng hải sản đông lạnh cần bao nhiêu vốn?

 

Tiền thuê mặt bằng

Mặt bằng chọn kinh doanh cần phải là nơi giao thông thuận lợi, không gian thoáng đãng, sạch sẽ thì mới tiện cho việc bảo quản và trưng bày sản phẩm sau này.

Vị trí mặt bằng mở cửa hàng cần phải ở nơi dễ tìm, dễ nhìn thấy. Thông thường để mở một cửa hàng hải sản đông lạnh bạn không cần quá nhiều diện tích, chỉ cần nhỏ xinh nhưng vẫn đủ không gian bảo quản, trưng bày và sạch sẽ là được.

Chi phí cho việc thuê mặt bằng kinh doanh sẽ rơi vào khoảng từ 10-15 triệu tùy thuộc vào địa điểm bạn chọn và quy mô cửa hàng bạn muốn.

Đầu tư trang thiết bị

Tủ đông công nghiệp

Thường những thiết bị nhập ngoại sẽ có giá đắt hơn so với những thiết bị trong nước. Những thiết bị bảo quản đông nhỏ sẽ rẻ hơn những kho đông lớn. Vì vậy, tùy thuộc vào quy mô của cửa hàng mà bạn đầu tư trang thiết bị lớn hay nhỏ khác nhau.

Ngoài ra bạn cần phải có đủ các loại máy móc, thiết bị hỗ trợ cho việc bảo quản khi chẳng may bị mất điện. Các sản phẩm hải sản đông lạnh mà mất điện thì coi như xong, bị rã đông mà cấp đông lại sản phẩm sẽ có chất lượng rất kém. Chi phí này sẽ chiếm số vốn đầu tư nhiều nhất trong tổng số vốn của bạn, nó dao động trong khoảng 400-700 triệu.

Nguồn vốn nhập hàng

Bạn có thể dựa theo đối tượng khách hàng mà mình hướng đến để lựa chọn nguồn hàng có chất lượng và giá cả khác nhau. Chi phí này thường sẽ dao động trong khoảng 150-200 triệu tùy vào sự đa dạng hóa sản phẩm của bạn mà số lượng nguồn hàng nhập về cũng khác nhau.

Tiền dịch vụ, quảng cáo

Khi nào được dùng từ “nhất”, “số 1” trong quảng cáo?

Thực hiện các dịch vụ quảng bá cho cửa hàng mới của mình bằng các băng rôn, tờ rơi, bảng hiệu… Bảng hiệu cần phải ngắn gọn nhưng đầy đủ thông tin, chữ hay hình ảnh cần rõ ràng và hạn chế chồng chéo lên nhau. Chi phí cho khoảng này dao động từ 5-10 triệu tùy vào quy mô và dịch vụ quảng cáo của bạn.

Vốn dự phòng

Đây là nguồn vốn chắc chắn bạn phải có, tuyệt đối đừng để đầu tư tất cả vào các công đoạn mà quên đi nguồn vốn này. Trong thời gian hoạt động đầu tiên bạn sẽ khó được khách hàng tin dùng, vì vậy bạn phải chuẩn bị tinh thần và nguồn vốn để duy trì cửa hàng. Số vốn này rơi vào khoảng 50-100 triệu

Mở cửa hàng hải sản đông lạnh cần chuẩn bị những gì?

Trước khi mở một cửa hàng hải sản đông lạnh bạn cần phải vạch ra hướng kinh doanh và những thứ cần chuẩn bị, phục vụ cho việc mở cửa hàng. Sau đây sẽ là một số thông tin hữu ích cho bạn.

Nghiên cứu thị trường

Công việc đầu tiên khi bạn muốn kinh doanh bất kì một mặt hàng nào đó là nghiên cứu và đánh giá thị trường. Bạn phải hiểu thị trường có cần thứ mà bạn cung cấp hay không? Khách hàng có cần đến sản phẩm của bạn không? Nếu có thì nhu cầu của họ như thế nào? Họ thích những loại hải sản chủ yếu nào? Và tại nơi bạn muốn kinh doanh mặt hàng này có đối thủ cạnh tranh nào không? Tình hình kinh doanh của họ như thế nào?

Thị trường luôn là điều quan trọng đầu tiên mà bạn cần phải chú ý đến. Nếu thị trường đó không cần những sản phẩm mà bạn cung cấp thì dù có đầu tư thế nào cũng sẽ khó mà thu lại được kết quả như mong đợi.

Lựa chọn địa điểm kinh doanh

Thông thường đối với nguồn hải sản đông lạnh thì bạn nên lựa chọn kinh doanh ở thành phố, những nơi có sự phát triển về mặt kinh tế, các khu đông dân cư, nơi mà  người dân có nhu cầu sinh hoạt cao. Đặc biệt cần tránh xa các siêu thị và các khu chợ, bởi vì ở đây chắc chắn sẽ có nguồn hải sản tươi sống hằng ngày, họ không cần đến hải sản đông lạnh của bạn đâu.

Đối tượng khách hàng mà bạn cần hướng đến là những người nội trợ, đặc biệt là dân văn phòng đi làm từ sáng đến chiều, không có thời gian rãnh để đi chợ, họ sẽ thường đi chợ vào một ngày và mua đồ trữ đông. Chính vì vậy bạn có thể lựa chọn đặt vị trí cửa hàng ở gần các khu chung cư hoặc trên đường ghé qua các công ty.

Đầu tư thiết bị bảo quản đông lạnh

Để kinh doanh hải sản đông lạnh thì bạn phải đầu tư các thiết bị bảo quản đông lạnh. Đó là điều tất yếu đối với hướng kinh doanh này. Các loại thiết bị đông lạnh bạn có thể sử dụng là tủ đông (đối với quy mô cửa hàng nhỏ) hoặc kho đông (đối với cửa hàng quy mô lớn).

Để hạn chế hư hỏng và kéo dài thời gian sử dụng bạn nên chọn những thiết bị mới, từ các thương hiệu nổi tiếng, có uy tín và chế độ bảo hành tốt. Bạn có thể đầu tư thiết bị được sản xuất trong nước hoặc các thiết bị được nhập khẩu từ nước ngoài nếu nguồn vốn đầu tư ban đầu cho phép.

Kinh nghiệm mở cửa hàng hải sản đông lạnh nhanh thu hồi vốn

Dưới đây là những kinh nghiệm được chọn lọc từ những người đã mở cửa hàng hải sản đông lạnh đúc kết được, bạn có thể tham khảo.

Tìm kiếm nguồn hàng chất lượng tốt, giá cả hợp lý

Hải sản đông lạnh về căn bản là đã không đảm bảo dinh dưỡng bằng các loại hải sản tươi sống mà nếu đã đông lạnh mà chất lượng kém nữa thì không ai chọn sản phẩm của bạn cả. Để đảm bảo sản phẩm sau khi cấp đông của mình luôn đảm bảo tốt về chất lượng bạn phải nhập hàng từ những nhà cung cấp có uy tín, có nguồn gốc xuất xứ, chứng nhận chất lượng rõ ràng.

Bạn có thể tham khảo nguồn hàng từ các cửa hàng đông lạnh khác để so sánh mức giá cả và chất lượng. Có rất nhiều các phương pháp cấp đông khác nhau nên chắc chắn các sản phẩm cũng sẽ có chất lượng khác nhau và theo đó giá cả cũng sẽ có sự chênh lệch.

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo hay hỏi những người thân quen của bạn về những nơi cung cấp hải sản tươi, hải sản đông lạnh… để có thể dễ dàng tìm kiếm cho mình nguồn hàng từ nhà cung cấp uy tín, chất lượng và giá cả phải chăng.

Tạo lòng tin với khách hàng

Thông thường tất cả các loại hải sản đông lạnh sẽ được bọc bằng bao bì kín, hút chân không và bảo quản ở tủ đông. Bao bì đóng gói phải được nguyên vẹn, không rách hay hở mí vì điều đó sẽ phản ánh quy trình làm việc không đảm bảo của bạn đến khách hàng. Các sản phẩm sau khi cấp đông của bạn cũng cần có nhãn mác, thông tin đầy đủ để khách hàng kiểm tra thông tin sản phẩm.

Tại cửa hàng bạn cũng nên dán các thông tin liên quan, các giấy chứng nhận, giấy đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ ở những nơi mà khách hàng có thể đọc được. Đó không chỉ là cách tạo niềm tin mà còn là một cách để bạn quảng bá sản phẩm của mình.

 

Đa dạng nguồn sản phẩm

Khách hàng họ luôn muốn sự tiện lợi. Mua cá ở chỗ này thì họ cũng không muốn mua tôm ở chỗ kia. Rất bất tiện. Tận dụng điều đó bạn nên đa dạng hóa các mặt hàng mà mình cung cấp để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng. Họ sẽ tìm đến bạn khi họ cảm thấy bạn mang lại sự tiện lợi, nhanh chóng cho họ.

Cách Bảo Quản & Rã Đông Hải Sản Đông Lạnh

Thiết kế cửa hàng

Tất cả những sản phẩm của bạn phải được bài trí một cách gọn gàng và bắt mắt. Không chỉ vậy, thực phẩm là thứ mà người ta ưu tiên hàng đầu về độ sạch, chính vì vậy bản phải phân chia rõ ràng khu vực của từng sản phẩm để tạo cho khách hàng có cái nhìn tốt hơn về cửa hàng của bạn. Không gian cửa hàng phải tuyệt đối đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh thì mới dễ dàng tạo được niềm tin với khách hàng.

Thủ tục hành chính mở cửa hàng kinh doanh hải sản

Khi muốn kinh doanh bất kì một mặt hàng nào bạn cũng cần phải có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Bạn hãy làm theo các bước sau đây để được cấp giấy chứng nhận nhé.

Bước 1: Bạn làm giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, nơi mà bạn chọn mở cửa hàng kinh doanh hải sản đông lạnh. Nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm:

  • Tên hộ kinh doanh dự kiến.
  • Địa điểm đăng ký kinh doanh
  • Ngành nghề kinh doanh
  • Thông tin của các cá nhân tham gia kinh doanh
  • Chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân của người đại diện đăng ký kinh doanh.

Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ cơ quan sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ đủ điều kiện thì sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho bạn trong thời gian 3 ngày làm việc. Còn nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo cho bạn những nội dung cần sửa đổi bổ sung bằng văn bản, giấy tờ. Trong trường hợp sau 3 ngày bạn vẫn không nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cũng không có phản hồi nào về hồ sơ đăng ký không hợp lệ, bạn được quyền khiếu nại.

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hải sản đông lạnh, bạn mang giấy này đến các cơ quan có thẫm quyền để được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Thủ tục đăng ký được thực hiện qua những bước sau.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện và nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ cơ sở.
  • Bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất, kinh doanh
  • Bản mô tả quy trình chế biến thực phẩm, bảo quản, vận chuyển…
  • Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở hoặc người trực tiếp sản xuất, kinh doanh
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở hoặc người trực tiếp sản xuất, kinh doanh.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ. Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo bổ sung sửa đổi và yêu cầu bạn thực hiện trong thời gian 30 ngày.

Bước 3: Sở Công Thương/ Bộ Công Thương thành lập Đoàn thẩm định thực tế thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở, kết quả của việc thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc không “Không Đạt”.

Bước 4: Nếu kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là ‘Đạt” thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận cho cơ sở trong thời gian 7 ngày kể từ khi có quyết định. Và giấy chứng nhận có thời hạn 3 năm kể từ ngày cấp.

 

Để lại một bình luận