Home / Phát triển doanh nghiệp / Tài Liệu / Muốn xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả cũng cần có bí quyết

Muốn xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả cũng cần có bí quyết

Bạn muốn bắt đầu thực hiện với một ý tưởng kinh doanh? Bạn muốn xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh không quá chi tiết nhưng hiệu quả?

Đảm bảo một quá trình kinh doanh liên tục là vô cùng quan trọng. Bản kế hoạch của bạn, cũng giống như công việc kinh doanh của bạn là một thứ tiến hóa và linh hoạt. Sự thay đổi nhanh chóng và việc đưa ra các quyết định dựa vào thực trạng luôn luôn cấp thiết. Sau đây là năm cách giúp bản kế hoạch kinh doanh tốt hơn:

1.     Biến chiến lược thành trung tâm của kế hoạch

Chiến lược là sự tập trung – tập trung vào các thị trường mục tiêu rõ ràng, cụ thể về sản phẩm, dịch vụ.Chiến lược của bạn được dựa vào thế mạnh hay đặc điểm nào đó mà kết nối bạn với người mua và các giải pháp bạn cung cấp cho họ. Chiến lược định nghĩa việc bạn muốn làm nổi bật việc kinh doanh của bạn giữa đám đông như thế nào. Chiến lược là các nội dung. Bạn có thể tổng kết các chiến lược dưới dạng các dấu chấm đầu dòng, sử dụng các biểu đồ hay cả những hình ảnh minh họa. Để kiểm tra thông điệp chiến lược của bạn, hãy đọc và hỏi bản thân liệu nó được thiết kế phù hợp với công việc kinh doanh đặc thù của bạn hay có thể được áp dụng với nhiều loại hình kinh doanh khác? Đã đủ cụ thể để thực hiện chưa? Đã định nghĩa một thị trường, sản phẩm hay tập trung thương hiệu chưa? Trong khi mọi thứ trong một bản kế hoạch kinh doanh rất nhạy cảm với sự thay đổi, những thay đổi trong chiến lược thường diễn ra chậm hơn.

2.     Tổng hợp nhiều hơn, ít tỉ mỉ hơn

Bản kế hoạch kinh doanh của bạn được xây dựng nên bởi tám nội dung chủ chốt: thị trường, sản phẩm hay dịch vụ, sự sản xuất, marketing, doanh số, sự phân phối, sự quản lý và tài chính. Một bản kế hoạch kinh doanh thông minh cần đủ các nội dung đó. Bản kế hoạch kinh doanh cô đọng sử dụng nhiều dấu gạch đầu dòng hơn và ít chữ hơn. Nó chỉ ra các xu hướng và các giả định với hiệu quả kinh tế cao nhất có thể, đưa ra các giải thích chi tiết chỉ khi mọi người chưa hiểu chi tiết đó.

3.     Kiểm tra tiến độ và Quản lý sự điều chỉnh liên tục

Kiểm tra tiến độ với các danh sách và các bảng biểu đầy các con số mà bạn có thể sử dụng để điều chỉnh quá trình. Việc này rất cụ thể, và có thể đo lường được. Phần quan trọng nhất là một danh sách các cột mốc thời gian, các mục tiêu cần đạt được. Mỗi mốc cần có ngày tháng, dự trù ngân sách thực hiện, đo lường hoạt động, kỳ vọng về tiêu dùng và doanh số và chỉ định cụ thể về trách nhiệm công việc.

Bên cạnh các mốc đó, một bản kế hoạch tốt cũng cần cập nhật đề án đều đặn về doanh số, chi phí và tiền mặt. Việc đặt đề án cần chi tiết để đưa ra các phân tích kế hoạch tốt nhằm quản trị tốt hơn. Ví dụ, việc đặt đề án hàng tháng có thể cần thiết trong ít nhất 6 tháng tiếp theo và thường là 12 tháng thì tốt hơn, nhưng việc đặt đề án hàng tháng với thời gian trên một năm thường chỉ tốn thời gian. Mục đích không phải là dự đoán con số chính xác(điều chẳng bao giờ xảy ra) mà đặt ra các kết quả có thể xảy ra và tính toán các chỉ số (như là chi phí cận biên) để bạn có thể kiểm tra được tiến độ và thực hiện những thay đổi hữu ích.

4.     Làm đẹp cho kế hoạch của bạn với sự mô tả

Sự mô tả của bạn về kế hoạch phụ thuộc vào các yếu tố nhưng chi tiết thị trường, nền tảng kỹ thuật hay khoa học, lịch sử công ty, nghiên cứu thị trường đặc trưng, bằng chứng về nội dung và phân tích cạnh tranh.

5.     Rà soát kế hoạch thường xuyên, liên tục

Lên kế hoạch khởi nghiệp có rất nhiều điểm giống với việc ăn kiêng và tập thể dục. Kế hoạch kinh doanh là một quá trình, không phải là một sự kiện. Giống việc ăn kiêng và tập thế dục, cách giữ những điều “mảnh mai” cốt lõi là sự lặp lại liên tục trong một khoảng thời gian dài để tạo ra các lợi ích tích cực thực sự. Bạn không thể làm điều đó một lần mà cần có sự theo dõi, đối chiếu và điều chỉnh liên tục

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *