Kỹ năng bán hàng: 10 lý do do bạn nên lập kế hoạch kinh doanh

1. Để kiểm tra tính khả thi của ý tưởng kinh doanh: Viết một kế hoạch kinh doanh là cách tốt nhất để kiểm tra ý tưởng kinh doanh để bắt đầu nên một doanh nghiệp có thực sự khả thi hay không, những phân tích, các bước để vận hành công việc sẽ giúp bạn sớm nhận ra điều đó mà không chịu phí tổn nào như việc đi ra ngoài và làm việc đó. Vậy nên các kế hoạch kinh doanh như là lưới an toàn của bạn; viết một kế hoạch kinh doanh có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc nhờ lường trước được những khó khăn phải trải qua và có sự chuẩn bị cả về vật chất và tinh thần để đón nhận. Những ai làm việc dựa trên những bản kế hoạch chi tiết rõ ràng này đều thừa nhận rằng công việc sẽ trôi chảy, thuận lợi và chuyên nghiệp hơn nhiều so với không có hay làm việc tự phát. Bạn cũng sẽ không bị bỏ xót công việc, dễ dàng rà soát và kiểm tra tiến độ làm việc của nhân viên.

2. Để cung cấp cho doanh nghiệp mới của bạn cơ hội tốt nhất có thể thành công: Viết một kế hoạch kinh doanh sẽ đảm bảo rằng bạn phải quan tâm đến cả hai mục tiêu hoạt động và tài chính rộng lớn của mình, đặc biệt là các thông tin chi tiết, chẳng hạn như ngân sách và lập kế hoạch thị trường. Dành thời gian để làm việc thông qua lộ trình và các bước đã đề ra trong kế hoạch kinh doanh sẽ làm cho giai đoạn khởi động mượt mà hơn và ít xảy ra những vấn đề không lường.

3. Để đảm bảo kinh phí, chẳng hạn như các khoản vay ngân hàng: Bạn sẽ cần cả hai loại đó là vốn điều hành và vốn khởi động để bắt đầu một doanh nghiệp mới và bạn không có hy vọng nhận được bất kỳ tiền từ các tổ chức tài chính được thành lập như ngân hàng mà không có một kế hoạch kinh doanh phát triển thực sự tuyết phục. Việc thành lập doanh nghiệp thường cần vốn ban đầu để làm những việc như mua thiết bị mới hoặc tài sản, hoặc vì suy thoái của thị trường. Một kế hoạch kinh doanh tốt có thể mang đến cho bạn một cơ hội tốt hơn để nhận được số tiền bạn cần để ổn định hay mở rộng công ty.

4. Kế hoạch kinh doanh đảm bảo  thực hiện kế hoạch quản lý hiệu quả: Một kế hoạch kinh doanh là cần thiết nếu bạn đang nghĩ đến việc bắt đầu một doanh nghiệp, nhưng nó cũng là một công cụ quan trọng đối với doanh nghiệp thành lập. Một công việc kinh doanh khả thi phải có tính năng động, chịu thay đổi và biết cách phát triển. Kế hoạch kinh doanh ban đầu của công ty cần phải được sửa đổi và thực hiện như mục tiêu mới được thiết lập. Xem xét các kế hoạch kinh doanh cũng có thể giúp bạn nhìn thấy các mục tiêu được hoàn thành hay chưa, những thay đổi cần phải được thực hiện, hoặc những xu hướng giúp công ty tăng trưởng mà bạn nên áp dụng.

5. Kế hoạch kinh doanh có thể thu hút các nhà đầu tư: Bạn muốn cửa hàng của bạn có khả năng thu hút các nhà đầu tư thiên thần, bạn cần phải có một kế hoạch kinh doanh vững chắc. Một bài thuyết trình có thể khiêu gợi quan tâm của họ, nhưng họ sẽ cần một tài liệu chính thức có khả năng thuyết phục để họ có thể mang về và nghiên cứu trước khi họ sẽ được chuẩn bị trước khi thực hiện bất kỳ cam kết đầu tư.

6. Bạn muốn bắt đầu kinh doanh: Những người viết và thực hiện kế hoạch kinh doanh là những doanh nhân đang tìm kiếm ngân quỹ để khởi nghiệp kinh doanh. Rất nhiều doanh nghiệp lớn đã bắt đầu từ bản kế hoạch này để thuyết phục những nhà đầu tư đổ tiền vào ý tưởng hoặc công việc của họ.

7. Bạn sở hữu một doanh nghiệp và đang tìm kiếm sự hỗ trợ: Bên cạnh việc thu hút đầu tư tài chính, rất nhiều bản kế hoạch được viết và phục vụ cho các công ty đã khởi nghiệp từ lâu nhưng chưa đạt được sự bứt phá về doanh thu. Trong vùng trũng phát triển này, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục điều chỉnh và sử dụng các kế hoạch khác nhau giúp họ tìm ra hướng thu hút ngân sách phát triển. Những nhà quản lý, điều hành cảm thấy sự cần thiết của bản kế hoạch giúp sắp xếp và quản lý sự phát triển của công việc kinh doanh, điều hướng tầm nhìn và sứ mệnh cũng như tương lai của doanh nghiệp, khả năng thu hút khách hàng, hợp tác với nhà cung cấp hoặc các công việc cần thiết khác. Do đó, nếu bạn đang băn khoăn trước hướng phát triển của shop mình, đừng ngại ngần viết ra kế hoạch kinh doanh sắp tới. Một bản kế hoạch kinh doanh có thể định hướng bước tiếp theo trong chu trình phát triển của công việc kinh doanh.

8. Bạn cần xác định mục tiêu kinh doanh: Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp của mỗi người, đó có thể là quy mô, vị trí và thậm chí là lý do ra đời của ý tưởng. Bạn có thể xác định những thành phần ảnh hưởng trong kinh doanh thông qua sự hỗ trợ của kế hoạch kinh doanh. Không chỉ là những con số và trang giấy, bản kế hoạch còn là nguồn định hướng và dẫn dắt bạn đi qua những khía cạnh cần thiết khi muốn kinh doanh từ ý tưởng

9. Bạn muốn dự đoán tương lai: Thật là không trung thực nếu nói rằng một bản kế hoạch kinh doanh không thể dự đoán được tương lai. Mặc dù việc dự đoán tương lại hoặc xu hướng mới là điều rất khó khăn, thậm chí với những công nghệ tiên tiến như hiện nay, các nhà dự báo thời tiết cũng chỉ có thể dự đoán tối đa thời tiết trong 3 ngày sắp tới. Tuy nhiên, điều tốt nhất bạn có thể làm là viết một kế hoạch trong đó bạn sẽ dự tính những kịch bản hoặc trường hợp có thể xảy ra dựa trên những số liệu hệ thống và suy luận logic. Bạn sẽ sử dụng các kết quả khảo sát, doanh số bán hàng, xu hướng thị trường và phân tích đối thủ để đưa ra dự đoán về sự phát triển của doanh nghiệp mình trong tương lai gần. Ở một khía cạnh nào đó, bạn sẽ tự tạo tương lai cho mình,và điều này sẽ tạo cho bạn rất nhiều cơ hội phát triển và đi đầu trong thị trường chứ không phải dự đoán và chạy theo xu thế. Bạn sẽ không bao giờ làm chủ doanh nghiệp triệu đô trong 10 năm nữa nếu hiện tại bạn chỉ đang bắt đầu và cố gắng điều hành công việc kinh doanh gia đình nhỏ lẻ. Quyết định dựa trên các số liệu của ngày hôm nay sẽ là tương lai ngày sau của bạn.

10. Bạn muốn tạo lợi thế khi đàm phán: Một bản kế hoạch kinh doanh không phải là lời hứa đảm bảo rằng bạn sẽ thu hút được tất cả các nguồn tài chính cần thiết tại mọi thời điểm, đặc biệt là vào lúc khởi nghiệp. Cho dù bạn đã thành công trong việc tìm kiếm và đàm phán với nhà đầu tư, bạn sẽ phải lựa chọn nhượng bộ và thay đổi nhất định trong việc kinh doanh. Có rất nhiều điểm khác biệt giữa những thứ bạn phải từ bỏ, ví dụ như quyền sở hữu hoặc điều hành, để đạt được mức ngân sách hỗ trợ.

Dưới một góc độ nào đó, một bản kế hoạch kinh doanh dùng để tìm kiếm ngân sách là một phần trong việc đàm phán giữa bạn và nhà đầu tư. Những phần trong kế hoạch được dùng để mô tả nhu cầu tài chính có thể coi là mức chi phí ban đầu để thỏa thuận trong khi đàm phán. Một mức chi phí cụ thể và rõ ràng. Với khả năng tính toán chi phí cần thiết để bắt đầu hoặc duy trì công việc kinh doanh, bạn đã có trong tay lợi thế nhất định khi đàm phán với nhà đầu tư. Trong bản kế hoạch kinh doanh, bạn không chỉ đưa ra con số cần thiết mà còn cả cách phân bổ, dự đoán sử dụng và những hình thức sử dụng hợp lý. Xuyên suốt quá trình đàm phán, mức chi phí này có thể bị thay đổi, nhà đầu tư sẽ muốn giảm xuống trong khi bạn muốn duy trì hoặc tăng thêm vốn thì mức chi phí ban đầu chính là cơ sở để bạn thuyết phục họ. Dù bạn thuyết phục nhà đầu tư là những ngân hàng lớn hay chính  bạn bè, người thân của mình, hãy nhớ rằng, một bản kế hoạch kinh doanh là điều cần thiết để bạn thành công trong việc đàm phán.

Dù bạn bán hàng online hay truyền thống, dù quy mô nhỏ hay lớn, kế hoạch kinh doanh không chỉ là những con số và trang giấy, đó chính là định hướng, cách phân bổ và quản lý của bạn đối với công việc kinh doanh của mình. Do đó, nếu chưa có kế hoạch cho mình, bạn hãy bắt đầu ngay hôm nay hoặc điều chỉnh bản kế hoạch bạn đang có để có hướng phát triển hiệu quả cho ý tưởng kinh doanh của mình.-> Xem thêm: Xây dựng quy trình bán hàng chuyên nghiệp

5 điều cần lưu  ý trước khi lập kế hoạch kinh doanh để bán hàng hiệu quả

1.Xác định mục tiêu: Hãy nhắm mắt lại, tưởng tượng đến ngày này của 5 năm sau. Bạn muốn mình đang ở đâu? Bạn đang vận hành một doanh nghiệp đã không tăng đáng kể về kích thước? Bạn đang đứng đầu một đế chế phát triển nhanh chóng? Bạn đã nghỉ hưu và đang thư giãn trên một bãi biển ở đâu đó để thưởng thức lợi nhuận khổng lồ của mình?

Trả lời những câu hỏi này là một phần quan trọng của việc xây dựng bản kế hoạch kinh doanh thành công. Trên thực tế, nếu không biết mình đang ở đâu, bạn thực sự sẽ không thể lên kế hoạch.

Hãy để cho tâm trí của bạn thoải mái, khám phá mọi điều mà bạn muốn doanh nghiệp của mình đi theo. Thử viết một bài luận cá nhân về các mục tiêu kinh doanh của bạn. Nó có thể mang hình thức như một bức thư gửi cho chính bạn, được viết từ 5 năm sau trong tương lai, mô tả tất cả những gì bạn đã thực hiện và mọi thứ trở nên như thế nào.

Khi đọc một tài liệu như vậy, bạn có thể khám phá ra điều gì đó đáng ngạc nhiên, chẳng hạn như bạn không thực sự muốn sở hữu một doanh nghiệp lớn và phát triển nhanh chóng, mà sẽ là một doanh nghiệp nhỏ và ổn định. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn không tìm hiểu được bất cứ điều gì mới, việc xác định rõ ràng mục tiêu của bạn là một sự trợ giúp lớn trong việc quyết định cách bạn sẽ lập kế hoạch kinh doanh.

2. Danh sách mục tiêu: Nếu bạn đang gặp rắc rối khi quyết định những mục tiêu của mình, sau đây là một số câu hỏi để bạn tự hỏi bản thân:

1 – Tôi xác định thấy điều này thành công như thế nào?

2 – Tôi có sẵn sàng đầu tư tiền bạc của bản thân và làm việc nhiều giờ mà không có lương, hy sinh thời gian và lối sống cá nhân, có thể trong nhiều năm, hay không?

3 – Điều gì sẽ xảy ra với tôi nếu sự đầu tư này không hiệu quả?

4 – Nếu thực sự thành công, công ty này cuối cùng sẽ có bao nhiêu nhân viên

5 – Doanh thu thường niên của công ty trong 1 năm sẽ là bao nhiêu? 5 năm?

6 – Thị phần của công ty trong khoảng thời gian đó sẽ là bao nhiêu?

7 – Công ty này sẽ có một thị trường ngách phù hợp hoặc sẽ bán một loạt các sản phẩm và dịch vụ chứ?

8 – Kế hoạch mở rộng phạm vi địa lý của tôi ra sao? Địa phương? Quốc gia? Toàn cầu?

9 – Tôi sẽ là người trực tiếp làm việc hay tôi sẽ giao phó phần lớn công việc cho người khác?

10 – Nếu tôi không trực tiếp làm việc, những công việc nào tôi sẽ giao phó? Bán hàng? Kỹ thuật? Những việc khác?

11 – Tôi nhận sự định hướng từ người khác thoải mái như thế nào? Tôi có thể sẽ làm việc với các đối tác hoặc nhà đầu tư có nhu cầu đầu vào trong việc quản lý công ty?

12 – Công ty sẽ duy trì sự độc lập và thuộc sở hữu tư nhân hay cuối cùng sẽ được mua lại hoặc trở thành công ty đại chúng?

3. Mục tiêu tài chính: Không nhất thiết phải dùng thật nhiều tiền để kiếm được nhiều tiền, nhưng thực sự sẽ cần một khoản kha khá. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn hình dung ra sự tăng trưởng rất nhanh.

Các doanh nhân năng động, lạc quan thường có xu hướng tin rằng tăng doanh số bán hàng sẽ lo được tất cả mọi thứ, rằng họ sẽ có thể tài trợ cho sự phát triển của mình bằng cách tạo ra lợi nhuận.

Tuy nhiên, đây là trường hợp hiếm, vì một lý do đơn giản: bạn thường phải trả tiền cho nhà cung cấp trước khi khách hàng thanh toán cho bạn. Câu hỏi hóc búa về dòng tiền này là lí do nhiều công ty phát đang triển nhanh phải tìm kiếm nguồn vốn vay ngân hàng hoặc bán cổ phần để đáp ứng sự phát triển của mình. Họ đang phát triển nhanh hơn so với những gì họ có thể đủ khả năng trang trải theo nghĩa đen.

Hãy bắt đầu bằng cách tự hỏi xem loại tài chính nào bạn có khả năng cần đến – và những gì bạn sẽ sẵn sàng chấp nhận. Khi bạn đang thiếu tiền, hoặc mong đợi có tiền, bạn sẽ có thái độ coi hầu như bất cứ nguồn vốn đầu tư nào cũng tốt. Nhưng mỗi loại vốn đầu tư có những đặc điểm khác nhau mà bạn nên xem xét khi chuẩn bị cho kế hoạch của bạn. Những đặc điểm này có 3 dạng cơ bản:

– Đầu tiên là lượng quyền kiểm soát bạn sẽ phải đánh đổi. Thường thì một đối tác bình đẳng có thể yêu cầu quyền kiểm soát xấp xỉ bằng nhau. Những nhà đầu tư mạo hiểm thường đòi hỏi đầu vào quan trọng trong các quyết định quản lý, ví dụ như để một hoặc nhiều người hơn trong ban giám đốc. Những thiên thần đầu tư có thể rất có liên quan hoặc không liên quan gì cả, tùy thuộc vào phong cách cá nhân của họ. Ngược lại, ngân hàng có khả năng không đòi hỏi bất kỳ điều gì, miễn là bạn thực hiện thanh toán cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn và không vi phạm bất kỳ điều khoản nào khác của khoản vay.

– Bạn cũng nên xem xét số tiền bạn đang hướng đến. Ví dụ, bất kỳ lượng tiền nào ít hơn vài triệu USD là quá nhỏ để có thể cân nhắc phát hành cổ phiếu tiêu chuẩn ra công chúng. Các nhà đầu tư vốn mạo hiểm có nhiều khả năng sẽ đầu tư số tiền từ 250 nghìn đến 3 triệu USD. Ngược lại, chỉ có các thiên thần đầu tư giàu nhất mới có thể cung cấp nhiều hơn vài trăm ngàn USD, nếu có. Hầu như bất kỳ nguồn vốn nào, từ ngân hàng cho đến nhà đầu tư, đều có một số hướng dẫn về quy mô vốn đầu tư mà họ sẽ ưu tiên. Dự báo quy mô nhu cầu của bạn lúc này sẽ hướng dẫn bạn trong việc chuẩn bị cho bản kế hoạch.

– Thứ ba là chi phí. Điều này có thể được tính theo lãi suất và cổ phiếu sở hữu cũng như thời gian và thủ tục giấy tờ phức tạp.

4. Mục đích sử dụng kế hoạch: Một phần trong việc chuẩn bị cho kế hoạch của bạn là chuẩn bị cho những gì bạn sẽ làm với nó. Bản kế hoạch kinh doanh có thể được sử dụng cho nhiều việc, từ giám sát tiến trình của công ty với các mục tiêu đến hấp dẫn nhân viên chủ chốt gia nhập với bạn. Quyết định xem bạn có ý định sử dụng kế hoạch như thế nào là một phần quan trọng trong việc chuẩn bị để viết nó.

– Bạn có ý định sử dụng kế hoạch để giúp bạn kiếm tiền?

Trong trường hợp này, bạn sẽ phải tập trung thật cẩn thận vào phần tóm tắt, các khía cạnh quản lý, tiếp thị và tài chính. Bạn sẽ cần phải có một tầm nhìn tập trung rõ ràng vào việc công ty của bạn sẽ kiếm tiền như thế nào. Nếu bạn đang tìm kiếm một khoản vay ngân hàng, bạn sẽ cần phải nhấn mạnh khả năng tạo ra dòng tiền đủ để phục vụ cho khoản vay của bạn. Các nhà đầu tư vốn chủ sở hữu, đặc biệt là đầu tư mạo hiểm, phải thấy được họ có thể rút vốn ra khỏi công ty của bạn như thế nào và tạo ra một tỷ lệ lợi nhuận mà họ thấy chấp nhận được.

– Bạn có ý định sử dụng kế hoạch để thu hút nhân tài?

Lúc này bạn nên nhấn mạnh những vấn đề như lựa chọn cổ phiếu và các khía cạnh đãi ngộ khác, cũng như vị trí, môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp, cơ hội phát triển và thăng tiến.

– Bạn dự kiến cho nhà cung cấp xem kế hoạch để chứng minh rằng bạn là một khách hàng xứng đáng?

Bản kế hoạch kinh doanh vững chắc có thể thuyết phục những nhà cung cấp một số hàng hóa quý giá ủng hộ bạn hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Nó cũng có thể giúp bạn thu xếp tín dụng nhà cung cấp. Bạn nên nhấn mạnh danh sách khách hàng trunh thành và ghi lại việc hoàn trả các khoản nợ thương mại trong kế hoạch này.

5. Đánh giá tiềm năng kinh doanh: Thật không may, mong muốn về nơi mà chúng ta muốn đi không quan trọng bằng khả năng của doanh nghiệp có thể đưa chúng ta tới đó. Nói cách khác, nếu bạn lựa chọn sai công việc kinh doanh, bạn đang không đi đến đâu cả.

May mắn thay, một trong những ứng dụng có giá trị nhất của bản kế hoạch kinh doanh là giúp bạn quyết định xem doanh nghiệp mà bạn đang dồn tâm huyết thực sự có khả năng thực hiện ước mơ của bạn hay không. Rất nhiều ý tưởng kinh doanh không bao giờ đi qua giai đoạn lập kế hoạch bởi vì người sáng lập tương đã lai kiểm tra các giả định, như là một phần của quá trình lập kế hoạch hợp lý và chặt chẽ, và thấy không đáp ứng được.

Nguồn KeHoachViet tổng hợp và edit.

 

Để lại một bình luận