Ngành dệt may Việt Nam 2015 không ngừng tăng trưởng

Theo thống kê ngành dệt may Việt Nam năm 2014, với 24,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu tăng 19,5% so với năm 2013(20,5 tỷ USD) , ngành  đã mang lại thặng dự thương mại 12 tỷ USD.

Các nguyên nhân tạo nên thành công cho ngành phải kể đến : đáp ứng được các yếu tố về trách nhiệm xã hội, bảo đảm được thời gian giao hàng, chính sách về lao động, sản phẩm có chất lượng tốt và giá cạnh tranh.

Ngành dệt may việt nam
Ngành dệt may Việt Nam 2014

Theo báo cáo của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), 6 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam  2015 đạt 12,18 tỷ USD, tăng 10,26% so với cùng kỳ 2014.

Đặc biệt ở hai thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc, Việt Nam vẫn là nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai sau Trung Quốc và đang tiếp tục mở rộng thị phần.

Năm nhà cung cấp sản phẩm dệt may hàng đầu thế giới, tính đến cuối năm 2014
1)Trung Quốc , chiếm hơn 42% thị phần với gần 29,8 tỷ USD.
2)Việt Nam , chiếm 10,73% thị phần với gần 9,3 tỷ USD.
3)Bangladesh , chiếm gần 6,3% thị phần với hơn 4,8 tỷ USD.
4)Indonesia , chiếm trên 4,8% thị phần với 4,8 tỷ USD.
5)Honduras  chiếm 4,2 thị phần, với trên 2,5 tỷ USD.

Ngành dệt may việt nam
Ngành dệt may Việt Nam 2014

Ngoài ra ,các quốc gia khác như Campuchia, Myanmar, Bangladesh, Indonesia  cũng đang đầu tư nhiều biện pháp nhằm giành thị phần tại các thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh.

Gần đây, khoảng 70 – 80% doanh nghiệp (DN) FDI đầu tư vào ngành dệt may tại Việt Nam đều là DN Trung Quốc núp bóng các công ty của Hồng Kông, Đài Loan.

Những công ty này có vốn lớn và đầu tư bài bản trong các khâu sợi, dệt, nhuộm, nên có lợi thế về giá xuất khẩu thành phẩm hơn hẳn các DN Việt Nam.

Trước thực tế đó, các DN ngành dệt may Việt Nam 2015 càng ý thức được những mối đe dọa lẫn cơ hội khi Việt Nam chuẩn bị ký kết các hiệp định thương mại đa phương và song phương, nhất là TPP (Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương) chuẩn bị được ký kết vào tháng 08/2015, nên đã nỗ lực đầu tư vào các lĩnh vực cốt lõi (sợi, dệt, nhuộm, may, phân phối) theo định hướng ODM (sản xuất trọn gói kèm thiết kế) và đáp ứng yêu cầu các hiệp định thương mại tự do (FTA)

Nguồn Kế Hoạch Việt Tổng Hợp

Để lại một bình luận