Home / Phát triển doanh nghiệp / Chiến lược bán hàng / Nhu cầu thị trường là gì? – Phương pháp nghiên cứu nhu cầu thị trường

Nhu cầu thị trường là gì? – Phương pháp nghiên cứu nhu cầu thị trường

I. Nhu cầu thị trường là gì?

Nhu cầu thị trường là sự kết hợp của nhu cầu và mong muốn của khách hàng đối với một dịch vụ hoặc sản phẩm cụ thể trên thị trường. Các chuyên gia phân tích thường phân loại nhu cầu thị trường thành ba cấp độ khác nhau: Cần, Mong muốn, và Nhu cầu.

  • Cần: Đây là những nhu cầu cơ bản và tự nhiên của con người. Không phụ thuộc vào sự tạo lập của bất kỳ người nào. Đây là những cảm giác thiếu thốn. Mong muốn sử dụng dịch vụ hoặc sản phẩm để đáp ứng nhu cầu cơ bản của họ.
  • Mong muốn: Khác với cấp độ Cần. Đây là sự cụ thể hóa của nhu cầu tự nhiên thông qua việc lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Mức độ này thường bị ảnh hưởng bởi yếu tố văn hóa, môi trường xã hội và cá nhân.
  • Nhu cầu: Đây là mong muốn của khách hàng đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể trên thị trường và khả năng chi trả để sở hữu nó. Nhu cầu này thường bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi yếu tố kinh tế.

II. Có bao nhiêu loại nhu cầu thị trường hiện nay?

  • Full Demand – Nhu cầu đầy đủ: Nhu cầu này là kịch bản hoành toàn cho doanh nghiệp khu cung bằng cầu. Nghĩa là người tiêu dùng đang mua một lượng sản phẩm bằng với lượng sản phẩm doanh nghiệp sản xuất.
  • Unwholesome Demand – Nhu cầu không lành mạnh: Nhu cầu này là người tiêu dùng có nhu cầu mua nhưng sản phẩm không lành mạnh hay gây hại. Doanh nghiệp sẽ giáo dục người tiêu dùng về cách sử dụng để bảo vệ người tiêu dùng.

  • Latent Demand – Nhu cầu tiềm ẩn: Người tiêu dùng có nhu cầu mua sản phẩm những sản phẩm đó không tồn tại hoặc chưa phát triển trên thị trường.
  • Irregular Demand – Nhu cầu không thường xuyên: Do dự thay đổi theo mùa, chu kỳ kinh tế. Nên nhu cầu không thường xuyên sảy ra khi mua sản phẩm, dịch vụ,..
  • Declining Demand – Nhu cầu giảm dần: Do thị hiếu thị trường, sự tiến bộ công nghệ. Nên nhu cầu thị trường về một sản phẩm hay dịch vụ giảm dần theo thời gian.

III. Các bước nghiên cứu nhu cầu thị trường

Bước 1: Xác định thị trường tiềm năng

Trước hết, các doanh nghiệp cần xác định thị trường tiềm năng cho sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Một thị trường lý tưởng cần phải đủ lớn để bao phủ mọi khía cạnh của người tiêu dùng bên trong đó. Khi đang tiến hành xác định thị trường, doanh nghiệp cần quan tâm đến các sản phẩm thay thế. Vì nhu cầu về sản phẩm luôn biến đổi và thường bị ảnh hưởng bởi giá cả hoặc các yếu tố xã hội.

Bước 2: Phân chia nhu cầu thị trường

Trong bước tiếp theo, doanh nghiệp cần phân tích và chia nhỏ tổng nhu cầu của thị trường thành các thành phần chính. Nhằm mục đích xem xét, đánh giá và đưa ra các dự đoán về các phân khúc thay thế.

Bước 3: Xác định các yếu tố tác động

Sau khi thu thập số liệu thống kê về nhu cầu thị trường. Nhiệm vụ tiếp theo của nhà quản trị doanh nghiệp là đưa ra nhận định và phán đoán về nguyên nhân dẫn đến những biến động trong quá khứ. Việc này đóng vai trò then chốt trong việc thấu hiểu thị trường. Từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả cho tương lai.

Bước 4: Phân tích độ nhạy

Trong một số trường hợp, giả định về nhu cầu thị trường có thể bị ảnh hưởng bởi các biến số về kinh tế tổng thể và sự phát triển của thị trường. Điều này đôi khi dẫn đến kết quả không chính xác và tiềm ẩn nguy cơ hiểu lầm. Vì vậy, việc thực hiện phân tích độ nhạy sẽ mang lại cái nhìn sâu sắc và chính xác hơn. Bằng cách điều chỉnh các giả định và định lượng sự ảnh hưởng của chúng đối với nhu cầu của thị trường.

=>>> Xem thêm: Nghiên cứu thị trường cho người khởi nghiệp kinh doanh nhỏ

IV. Nghiên cứu nhu cầu thị trường bằng phương pháp nào?

1. Quan sát kỹ hành vi khách hàng

Khách hàng là người trực tiếp sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Do đó, họ sẽ đưa ra ý kiến khách quan và chính xác nhất về những khó khăn và nhược điểm mà họ gặp phải. Việc quan sát hành vi mua sắm của người tiêu dùng giúp chúng ta dễ dàng nắm bắt tâm lý và nhu cầu của khách hàng. Phương pháp này rất quan trọng trong việc quyết định mua sản phẩm và có ảnh hưởng lớn đến các chiến lược marketing và bán hàng của doanh nghiệp.

2. Thử nghiệm các sản phẩm mẫu

Một trong những phương pháp giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt nhu cầu thị trường và phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm là sử dụng các sản phẩm mẫu trưng bày cho khách hàng trải nghiệm thử. Bằng cách quan sát và theo dõi thái độ cũng như cử chỉ của khách hàng. Doanh nghiệp có thể xác định chiến lược giá và marketing phù hợp với nhu cầu thị trường.

3. Triển khai các nhóm trọng điểm

Doanh nghiệp có thể triển khai các nhóm trọng điểm để thảo luận về chất lượng và tính năng của sản phẩm cũng như dịch vụ. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu. Xác định nhu cầu thị trường một cách chính xác hơn. Bên cạnh việc khảo sát nhu cầu của khách hàng.

4. Mở các cuộc khảo sát

Để hiểu rõ về nhu cầu thị trường, doanh nghiệp có thể thực hiện các cuộc khảo sát. Để thăm dò ý kiến và phản hồi của khách hàng về mức độ hài lòng đối với sản phẩm và dịch vụ. Các cuộc khảo sát này có thể được triển khai qua email, điện thoại, hoặc điều tra trực tiếp.

V. Lưu ý gì khi nghiên cứu nhu cầu thị trường ?

Nghiên cứu nhu cầu thị trường là một bước quan trọng trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên, để thu thập được thông tin chính xác và hữu ích, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm sau:

  • Xác định rõ mục tiêu nghiên cứu:
    • Bạn muốn tìm hiểu điều gì về nhu cầu thị trường?
    • Thông tin thu thập được sẽ dùng để làm gì?
    • Mục tiêu cụ thể sẽ giúp bạn lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp và thu thập thông tin hiệu quả.
  • Xác định đối tượng mục tiêu:
    • Sản phẩm/dịch vụ của bạn hướng đến ai?
    • Nhu cầu và mong muốn của họ là gì?
    • Hiểu rõ đối tượng mục tiêu sẽ giúp bạn tập trung nghiên cứu vào những thông tin quan trọng nhất.

  • Lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp:
    • Có nhiều phương pháp nghiên cứu nhu cầu thị trường khác nhau như khảo sát, phỏng vấn, phân tích dữ liệu thứ cấp…
    • Lựa chọn phương pháp phù hợp sẽ phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu, ngân sách và thời gian bạn có.
  • Đảm bảo tính khách quan:
    • Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để tránh sai lệch.
    • Phân tích dữ liệu một cách khách quan và không thiên vị.
  • Cập nhật thông tin thường xuyên:
    • Nhu cầu thị trường luôn thay đổi. Do đó bạn cần cập nhật thông tin thường xuyên để đảm bảo chiến lược kinh doanh của mình luôn phù hợp.

=>>> Xem thêm: Nghiên cứu marketing là gì? Các bước nghiên cứu marketing hiệu quả

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *