Nguyên lý tạo ra Bitcoin
Bitcoin hoạt động dựa trên một giao thức mạng ngang hàng (Peer-to-Peer) trên Internet và loại bỏ các bước trung gian trong quá trình thực hiện giao dịch. Cụ thể, mạng lưới này bao gồm hàng ngàn máy tính có kết nối với mạng Bitcoin trên khắp thế giới. Đặc biệt, Bitcoin có thể được gửi qua Internet tới người khác giống như gửi email.
Để xử lý giao dịch, hệ thống máy tính phải thực hiện một thủ tục – gọi là đào Bitcoin. Bao gồm việc giải mã một phương trình toán học và đưa ra đáp án gồm 64 ký tự.
Khi bài toán được giải mã thành công, một khối Bitcoin bao gồm thông tin các giao dịch trong đó sẽ hoàn tất việc xử lý. Thợ mỏ sẽ được thưởng một lượng Bitcoin từ mạng máy tính cho thành quả của mình. Độ khó mỗi bài toán sẽ tăng theo chu kỳ để đảm bảo coin mới luôn được tạo ra mỗi 10 phút.
Đó là cơ chế tạo ra những đồng Bitcoin mới và giá trị của chúng cũng như các loại tiền tệ khác, được xác định theo quy luật cung – cầu.
Ai là người kiểm soát Bitcoin?
Không thể nào kiểm soát hay quản lý Bitcoin. Các lập trình viên máy tính tới từ khắp nơi trên thế giới làm việc cùng nhau trong mạng lưới Bitcoin, tuy nhiên, các quyết định về việc thay đổi điều gì đó đều do toàn bộ mạng lưới quyết định. Bên cạnh đó, mọi người từ khắp nơi trên thế giới đóng góp công suất tính toán của họ vào quá trình xử lý giao dịch trên mạng lưới Bitcoin.
Nhìn chung, các giao dịch được xử lý và được tạo thành bởi phần lớn các thành viên trong mạng lưới. Điều này gần như khiến cho không có bất cứ một cá nhân hay một tổ chức nào có thể thao túng các giao dịch, bởi vì các giao dịch phải được xác nhận bởi phần lớn các thành viên trong mạng lưới. Sự giám sát của nhóm này giữ cho mạng lưới luôn bảo mật và an toàn đồng thời kiểm soát các giao dịch diễn ra.
Đặc biệt, để có thể xâm nhập trái phép và giành quyền kiểm soát mạng lưới Bitcoin, phải kiểm soát được đồng thời hơn 50% số máy tính. Điều này đòi hỏi lực lượng tội phạm phải tấn công hàng ngàn máy tính cùng một lúc, và việc này hầu như không thể thực hiện được với quy mô hiện tại của mạng lưới Bitcoin.
Lưu trữ Bitcoin ở đâu?
Cũng giống như tiền tệ truyền thống, chúng ta cần ví để lưu trữ đồng Bitcoin. Mỗi ví tiền Bitcoin được xem như một tài khoản Bitcoin, tương tự như tài khoản ngân hàng mà bạn vẫn dùng.
Một ví Bitcoin phải bao gồm:
- Địa chỉ ví (Bitcoin Address) dùng để nhận và gửi tiền.
- Khóa riêng tư (Private Key) dùng để đăng nhập tài khoản ví
Địa chỉ ví Bitcoin có thể hiểu giống như số tài khoản ngân hàng của bạn, nó có khoảng 26-35 ký tự, bao gồm các ký tự chữ cái và số, và bắt đầu bằng “1”, “3” hoặc “bc1”. Địa chỉ ví Bitcoin dùng để nhận những đồng Bitcoin từ người gửi. Địa chỉ ví Bitcoin là duy nhất và không bao giờ có một địa chỉ giống nhau trên toàn thế giới, xác xuất để trùng lặp địa chỉ Bitcoin là 1e-48 % (bất khả thi). Ngoài ra không ai có thể biết địa chỉ này gắn liền với cá nhân nào.
Hiện tại, có 3 định dạng ví Bitcoin đang được sử dụng:
- P2PKH (địa chỉ bắt đầu bằng số “1”). Ví dụ: 1BvBMSEfs46JFtqTFndku4m4GFg7xJaNVN2
- P2SH (địa chỉ bắt đầu bằng số “3”). Ví dụ: 3J98t1WPriO4CNQkfviecrnyiWrnqRhWNLy
- Bech32 (địa chỉ bắt đầu bằng “bc1”). Ví dụ: bc1qar0shqoe7jqkvy5l643lydnw9re59gtzzwf5mdq
Hiện nay địa chỉ ví bắt đầu bằng số 1 và 3 là phổ biến nhất mà bạn có thể tìm thấy ngay khi lấy từ các sàn giao dịch. Giữa 1 và 3 thì địa chỉ có số 3 là tiên tiến nhất vì nói theo mặt kỹ thuật thì nó yêu cầu có trên 2 người ký xác nhận giao dịch, còn số 1 thì chỉ cần 1 người xác nhận giao dịch. Còn địa chỉ ví bc là địa chỉ tối tân nhất vì nó sử dụng công nghệ gọi là SegWit, mà hiện tại nhiều sàn giao dịch chưa cung cấp.
Nếu hiểu một cách chính xác thì tiền Bitcoin của bạn không nằm trong các ví, chúng vẫn ở trên mạng lưới Blockchain mà ví có vai trò lưu giữ thông tin để bạn truy cập vào mạng lưới đó và quản lý đồng Bitcoin. Khi sử dụng, tuyệt đối giữ bí mật không được để lộ thông tin ví cho bất cứ ai, nếu chẳng may thông tin đăng nhập vào ví của bạn bị rò rỉ thì ví Bitcoin của bạn sẽ chẳng còn lại gì.
Một số ví lưu trữ Bitcoin và các đồng tiền điện tử phổ biến như: Các ví cứng Ledger Nano S, Ledger Nano X, Trezor… các ví trữ nóng như Blockchain, Coinbase…
Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm:
- Bitcoin loại bỏ hoàn toàn vấn đề làm giả: Các đồng tiền khác có thể bị in giả nhưng Bitcoin thì không vì nó không tồn tại dưới dạng vật chất, nó được sinh ra bởi các thuật toán đã được lập trình sẵn.
- Không có giới hạn trong giao dịch: Nếu bạn muốn chuyển 100.000 USD cho người khác thì có lẽ bạn cần chữ ý của ông phó chi nhánh ngân hàng, hoặc nếu bạn muốn chuyển 10.000 USD qua PayPal chẳng hạn thì bạn cần có điều kiện và chắc chắn mất một khoản phí và thời gian cụ thể. Nhưng với Bitcoin thì không, bạn có thể chuyển lượng Bitcoin không giới hạn cho bất cứ ai, bất cứ lúc nào và gần như không có phí. Đơn giản chỉ cần có kết nối internet.
- Không có phí giao dịch: Đây là một thực tế, vì khi giao dịch Bitcoin bạn không cần thông qua bất cứ tổ chức trung gian nào nên không ai thu phí của bạn cả. Nếu có thì chỉ là một khoản phí vô cùng nhỏ, gọi là phí xử lý giao dịch của các sàn giao dịch Bitcoin.
- Vô cùng bảo mật & an toàn: Thông tin giao dịch Bitcoin không thể hiện bất cứ thông tin cá nhân nào của bạn, do đó danh tính của người giao dịch Bitcoin không ai có thể biết được.
- Tiềm năng cho thương mại điện tử: Mọi giao dịch của bitcoin hoàn toàn ẩn danh và không thể hoàn trả, đảo ngược lại, vì vậy đối với những người bán hàng, họ có thể yên tâm hơn với tình trạng gian lận.
- Tiết kiệm và bảo vệ môi trường: Để in các loại tiền giấy hoặc đúc các đồng xu con người cần dùng nguyên liệu, hoá chất… Với Bitcoin thì không vì nó được sinh ra bởi hệ thống máy tính thông qua các thuật toán. Nhiều thông tin cho rằng giao dịch và tạo ra Bitcoin là rất tốn điện những tính ra chắc chắn vẫ tiết kiệm hơn nhiều so với các loại tiền giấy phải không?
Nhược điểm:
- Tốc độ xác thực chậm: Vì giao dịch Bitcoin rất bảo mật và cần qua khá nhiều bước xác thực để hoàn thiện giao dịch (có những giao dịch cần qua 6 bước xác thực và lên đến 10 phút) vì thế nếu chuyển hoặc thanh toán số tiền nhỏ tương đương vài USD thì có lẽ hơi mất thời gian.
- Còn rất ít người sử dụng: Thông tin về Bitcoin tuy đang càng ngày càng phổ biến tuy nhiên số người hiểu, tin và sử dụng bitcoin còn quá ít. Đặc biệt tại Việt Nam chúng ta, một quốc gia đã quá quen với việc dung tiền mặt, thích trữ vàng thì Bitcoin cần rất nhiều thời gian để trở nên phổ biến.
- Khó sử dụng hơn so với các loại tiền tệ khác: Vì 100% là giao dịch, luân chuyển trên mội trường internet sdo đó những người kém về kiến thức công nghệ sẽ rất khó và mất thời gian để làm quen và bắt đầu sử dụng Bitcoin.
- Tội phạm, rửa tiền và tin tặc: Do Bitcoin là một đồng tiền không chịu bất kỳ sự quản lý nào và ẩn danh nên nó có thể bị lợi dụng vào các giao dịch mang tính không hợp pháp như mua bán hàng cấm, giao dịch rửa tiền. Ngoài ra, Bitcoin được lưu trữ tại các ví điện tử trên các sàn giao dịch vì thế các hacker có thể đánh cắp.
- Chưa có hàng lang pháp lý rõ ràng: Phần lớn các quốc gia không cấm nhưng cũng không ủng hộ giao dịch bằng Bitcoin vì thế làm cho nhiều người lo sợ và không dám tham gia để sở hữu đồng tiền này. Các thông tin truyền thông cũng chưa thống nhất, nhiều thông tin sai lệnh làm cho cộng đồng hiểu sai về Bitcoin nói riêng và các đồng tiền điện tử khác nói chung.
Tình trạng pháp lý của đồng Bitcoin
Rất nhiều quốc gia hiện nay cũng đã chấp nhận đồng Bitcoin như là một loại tiền tệ để giao dịch. Dưới đây là biểu đổ mới nhất về tính hợp pháp của Bitcoin trên toàn thế giới, bạn có thể thấy:
- Xanh lá: Hợp pháp, ủng hộ
- Vàng: Pháp luật không cấm nhưng cũng không ủng hộ
- Đỏ: Luật pháp dị nghị
- Xám: Chưa rõ
Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước khẳng định Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam; đồng thời cảnh cáo, nếu xảy ra sự cố thì các nhà đầu tư sẽ phải chịu toàn bộ thiệt hại. Do đó các tổ chức, cá nhân khi đầu tư, nắm giữ, thực hiện các giao dịch liên quan đến Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác vì Nhà nước không bảo hộ.
Điều này có nghĩa là chúng ta không được phép phát hành, cung ứng và sử dụng Bitcoin hay các loại tiền ảo khác để thanh toán hàng hóa. Còn các hoạt động khác như đầu tư, mua bán giao dịch thì vẫn diễn ra bình thường.
Bitcoin có lừa đảo không?
Có lẽ đã không dưới 1 lần bạn nghe đến những tiêu đề bài báo như “mất trắng sau 1 đêm vì Bitcoin” hay “bị lừa đảo hàng chục tỷ đồng vì tiền ảo đa cấp”… Vậy thật hư phía sau những câu chuyện nào là như thế nào?
Thật ra về bản chất các bạn cần hiểu nó chỉ là một đồng tiền điện tử cho nên nó không lừa bạn hay bất cứ ai. Nếu có xảy ra lừa đảo hay mất mát thì lỗi là do chính chúng ta, con người lừa con người mà thôi!
Chúng tôi thấy rằng một số trường hợp xảy ra dẫn đến những thông tin như trên là:
- Một số người vì quá ham lợi mà bán nhà, đổ hết vốn liếng để mua Bitcoin, tuy nhiên sau đó do biến động thị trường Bitcoin giảm giá dẫn đến lỗ -> xuất hiện thông tin kiểu “mất nhà, mất cửa”. Với hình thức đầu tư này thì mua vàng, mua USD, mua đất… cũng có thể xảy ra chứ không riêng gì Bitcoin
- Sở hữu lượng Bitcoin cụ thể nhưng do không am hiểu kỹ thuật bảo mật nên để lộ thông tin ví và bị mất Bitcoin -> xuất hiện thông tin kiểu “mất trắng”.
- Mua Bitcoin sau đó chuyển vào các sàn theo kiểu cho nhận, đa cấp, nhằm hưởng lãi cao (nhưng thực chất đây là kiểu lấy tiền của người sau trả cho người trước).
- Khi sàn sập (có thể do chủ sàn là kẻ lừa đảo hoặc do sàn bị hacker xâm nhập) -> Xuất hiện thông tin kiểu “Hàng ngàn người nợ nần bị lừa tiền ảo Bitcoin”
Tóm lại tất cả là do thiếu thông tin không tìm hiểu kỹ hoặc do quá ham lợi nhuận, ngoài ra cũng do biến động thị trường làm cho giá Bitcoin lên xuống đột ngột. Và tất cả các thông tin như thế đều rất hay bị truyền thông, báo chí khai thác quá mức làm cho cộng đồng hiểu sai bản chất vấn đề.
Có nên đầu tư Bitcoin nữa không?
Tất cả những gì chúng tôi cung cấp được sử dụng cho mục đích thông tin và chia sẻ kiến thức. Tuyệt đối không phải lời khuyên đầu tư, vì vậy bạn phải tự cân nhắc, tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào. Đây vẫn là dạng đầu tư mạo hiểm, do đó, chỉ nên đầu tư với số vốn sẵn sàng mất.
Cơ hội
- Bitcoin dựa nền tảng công nghệ Blockchain đang rất tiềm năng và là xu thế của tương lai với sứ mệnh thay đổi nền tài chính truyền thống.
- Lợi nhuận có thể kiếm được từ đầu tư Bitcoin và tiền điện tử là rất lớn trong bối cảnh thị trường còn rất mới và tiềm năng. Nó giống như cách bạn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp vậy.
Rủi ro
- Mức lợi nhuận lớn đi liền với rủi ro cao, cũng giống như nhận định sai lầm khi bạn đầu tư vào 1 công ty khởi nghiệp thất bại, nếu bạn đầu tư vào 1 dự án tiền mã hóa không đủ năng lực để phát triển, bạn sẽ thua lỗ.
- Khác với ngoại hối, vàng, chứng khoán hay bất động sản. Biến động giá Bitcoin và thị trường tiền điện tử là rất lớn, bạn có thể lãi rất nhanh nhưng cũng lỗ chỉ trong nháy mắt.
- Rủi ro về mức độ an toàn và tính bảo mật là luôn hiện hữu trong bối cảnh các sàn và ví trữ coin là mục tiêu tấn công của bọn tin tặc để đánh cắp tiền của bạn.
Các hình thức đầu tư Bitcoin
Đầu tư Bitcoin không khác gì bạn đầu tư mua vàng hay tiền USD hay chơi chứng khoán, bởi vì:
- Bạn mua bán và có thể thu được tiền thật vào tài khoản ngân hàng.
- Bạn có thể dùng đồng tiền này để thanh toán sản phẩm/dịch vụ và ngày càng có rất nhiều doanh nghiệp/tổ chức chấp nhận thanh toán nó.
- Thanh toán bằng Bitcoin rất nhanh, gọn, lẹ, chỉ mất vài thao tác là xong.
Có một số hình thức đầu tư Bitcoin hiện nay như sau:
- Đào Bitcoin (Miner): Số lượng Bitcoin là có hạn (chỉ có 21 triệu), và cứ 10 phút thì có một lượng BTC cụ thể được tạo ra từ cách giải mã các thuật toán phức tạp thông qua internet và hệ thống máy tính (đến năm 2140 thì sẽ hết lượng Bitcoin và không thể khai thác nữa).
- Đầu tư (Mua và tích trữ chờ tăng giá – Holder): Với hình thức này tức là bạn nhận thấy giá trị tiềm năng của Bitcoin nên dùng tiền mặt để mua một lượng BTC cụ thể sau đó chờ cơ hội tăng giá thì bán ra kiếm lợi nhuận.
- Đầu tư “lướt sóng”: Giá Bitcoin biến động liên tục, giá có thể tăng đến hàng 100USD chỉ sau một đêm vì vậy nhiều người tận dụng đặc điểm này mua vào bán ra để kiếm lợi nhuận (tức là mua thấp bán cao)
- Mua Bitcoin để đầu tư vào các đồng coin khác: Hiện nay ngoài Bitcoin còn rất nhiều đồng tiền điện tử khác được gọi là Altcoin và giá của nó còn đang rất thấp. Vì thế nhiều người sử dụng Bitcoin đổi thành các đồng Altcoin khác để chờ khi nó tăng giá thì bán ra kiếm lợi nhuận.
- Tham gia sàn đa cấp, cho nhận: Với hình thức này bạn sẽ mua BTC vào một sàn nào đó với gói đầu tư cụ thể để nhận lãi (thường từ 20-40%). Đây là một hình thức có độ rủi ro cao nhất vì nguy cơ sàn vỡ hoặc sàn đó là sàn lừa đảo. Thông thường những sàn này cần mời gọi thành viên rất nhiều và lấy tiền của người sau trả cho người trước và nếu đến lúc nào đó số lượng thành viên quá ít không đủ duy trì theo mô hình cho nhận (luân chuyển tiền giữa các thàng viên) thì tự động sẽ sập sàn.
Thị trường tiền điện tử nói chung và Bitcoin nói riêng đang là xu thế đầu tư mới và đương nhiên nếu bạn đón đầu được xu thế thì cơ hội kiếm tiền sẽ mở rộng hơn, trong khi nếu đã bão hòa như chứng khoán thì rủi ro tiềm ẩn rất lớn. Vì thế trước khi quyết định đầu tư vào Bitcoin bạn cần tìm hiểu thật rõ xem mình đang hoặc chuẩn bị hình thức tham gia hình thức nào? Nơi đầu tư, giao dịch có an toàn hay không? Cá nhân bạn có tin và cảm thấy phù hợp với hình thức đó không???
Tất nhiên bất cứ thị trường nào cũng vậy, lợi nhuận khủng thì luôn đi kèm với rủi ro cao, bạn nên xác định điều này ngay từ đầu.
Cách kiếm Bitcoin miễn phí
Có phải sau khi thấy giá trị của đồng Bitcoin thì bạn sẽ tìm cách để kiếm những đồng Bitcoin miễn phí đúng không? Có rất nhiều trang web hay ứng dụng di động cho bạn Bitcoin, nhưng số lượng lừa đảo (scam) hay cài vi rút vào máy tính của bạn là rất nhiều, chính vì vậy việc lựa chọn một trang web uy tín là rất quan trọng.
Đây là một mục chuyên sâu, do đó chúng tôi có một phần viết chi tiết về cách kiếm Bitcoin miễn phí và an toàn nhất TẠI ĐÂY.
Mua bán trao đổi Bitcoin ở đâu?
Sàn giao dịch không chỉ cho phép bạn mua bán Bitcoin mà còn có cả các loại tiền ảo hàng đầu như Ethereum, Litecoin, Ripple và đồng đô la điện tử như USDT. Tuy nhiên để tìm được sàn tiền ảo nào có độ rủi ro thấp thì vẫn là điều bận tâm của nhiều người hiện nay. Đây cũng là một mục chuyên sâu, do đó chúng tôi có một phần viết chi tiết về các sàn giao dịch uy tín và an toàn nhất