Home / Phát triển doanh nghiệp / Chiến lược kinh doanh / PHÂN LOẠI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

PHÂN LOẠI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

Chiến lược kinh doanh là phần không thể thiếu trong bất kỳ kế hoạch kinh doanh nào của doanh nghiệp từ khi mới thành lập cho đến quá trình phát triển và hoạt động sau này. Chiến lược kinh doanh giữ vai trò không thể thiếu cho quá trình phát triển của doanh nghiệp. việc xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cần phải được thực hiện hiệu quả, chính xác, thiết thực đối với tình hình và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trong tương lai

Việc phân loại chiến lược kinh doanh chính là căn cứ để doanh nghiệp thiết lập và đánh giá chiến lược của mình hiệu quả đến đâu. Từ đó, có những điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp

Phân loại chiến lược kinh doanh là một công việc quan trọng mà tại đó các nhà quản trị cần lựa chọn những chiến lược phù hợp với mục tiêu đề ra cũng như phù hợp với nhiệm vụ, chức năng của từng bộ phận trong doanh nghiệp hay toàn doanh nghiệp.Xét theo quy mô và chức năng lao động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp mà nhà quản trị có thể lựa chọn ba chiến lược cơ bản sau:

Phân loại chiến lược kinh doanh

Chiến lược công ty

Đây chính là chiến lược cao cấp nhất cho quá trình phát triển và tương lai hoạt động của doanh nghiệp sau này. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có chiến lược công ty cho quá trình hình thành và phát triển của mình

Thường thì chiến lược công ty chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự biến động của cơ cấu ngành kinh doanh của doanh nghiệp.Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. doanh nghiệp cần phải tính đến những yếu tố này trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty. Từ đó có những điều chỉnh cụ thể phù hợp với cơ cấu ngành kinh tế trong hiện tại và tương lai

Điều tất nhiên là chiến lược công ty được thiết kế, xây dựng, lựa chọn và chịu trách nhiệm ở cấp cao nhất trong doanh nghiệp như hội đồng quản trị,ban giám đốc,các nhà quản trị chiến lược cấp cao…

Chiến lược công ty cần phải được đưa ra bởi những nhà lãnh đạo có năng lực và khả năng quản lý, có như thế doanh nghiệp mới có thể có những chiến lược hiệu quả và thiết thực

Chiến lược cạnh tranh

Đây là chiến lược cấp thấp hơn so với chiến lược công ty.Mục đích chủ yếu của chiến lược cạnh tranh là xem xét doanh nghiệp có nên tham gia hay tiến hành cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong một lĩnh vực cụ thể.

Chiến lược cạnh tranh được đưa ra trong từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với sự cạnh tranh trên thị trường kinh tế và những yếu tố bên ngoài tác động vào doanh nghiệp

Chiến lược cạnh tranh cần được xây dựng dựa trên những hiểu biết vững chắc của nhà quản trị, không chỉ về doanh nghiệp mình mà còn về doanh nghiệp đối thủ trên thị trường

Chiến lược chức năng

Là chiến lược cấp thấp nhất của một doanh nghiệp. Nó là tập hợp những quyết định và hành động hướng mục tiêu trong ngắn hạn(thường dưới 1 năm) của các bộ phận chức năng khác nhau trong một doanh nghiệp.

 Chiến lược chức năng giữ một vai trò quan trọng bởi khi thực hiện chiến lược này các nhà quản trị sẽ khai thác được những điểm mạnh của các nguồn lực trong doanh nghiệp.

Chiến lược chức năng được đưa ra trong từng giai đoạn cụ thể và cần được đánh giá thường xuyên hơn, thời hạn ngắn hơn

Nguồn http://danhbathuonghieu.vn/

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *