Quy trình và hiệu quả của quản lý sản xuất trong doanh nghiệp

1.Quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp

Đầu tiên là đánh giá năng lực sản xuất: Việc này sẽ giúp doanh nghiệp xác định được quy mô thị trường tiềm năng của mình cần đến định mức nhu cầu nào. Từ đó có sự đánh giá, cân đối với năng lực của doanh nghiệp có thể sản xuất được và có đáp ứng được hay không và đáp ứng như thếnào ?

Quản lý sản xuất là gì? Công việc của nhân viên quản lý sản xuất

Quy trình quản lý sản xuất giúp doanh nghiệp thực hiện chuyên nghiệp hơn

  • Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu: Dựa vào đánh giá nhu cầu tiềm năng của thị trường cùng với kinh nghiệm thực tế sản xuất, người quản lý sản xuất cần đưa ra hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết để thực hiện sản xuất theo mục tiêu kế hoạch đề
  • Quản lý các giai đoạn sản xuất: Người quản lý sản xuất sẽ vạch ra một quy trình chi tiết trong quá trình sản xuất và thực hiện theo quy trình để đảm bảo sự chặt chẽ, hợp lý nhất hạn chế rủi ro, hạn chế tối đa mọi sai sót phát sinh.
  • Quản lý chất lượng sản phẩm: Vì sản phẩm là bộ mặt thương hiệu, quyết đinh sự thành bai của doanh nghiệp, nên việc quản lý chất lượng sản phẩm rất quan trọng trước khi tung sản phẩm ra ngoài thị trường. Quản lý, kiểm định sản phẩm phải có báo cáo về số lượng, tính chất, đặc điểm phân loại của từng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã đặt ra lúc ban đầu.

Nắm được từng quy trình quản lý sản xuất, bạn sẽ hiểu một cách chi tiết hơn về quản lý sản xuất là gì? Từ đó, có định hướng và kế hoạch quản lý sản xuất sao cho đạt hiệu quả tốt nhất với doanh nghiệp mình.

  1. Các phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả

Thông thường, sẽ có 3 phương pháp sau:

  • Phương pháp tổ chức theo dây chuyền: Dây chuyền là tính liên tục –  đặc điểm chủ yếu của sản xuất dây chuyền. Để đảm bảo được tính liên tục, điều kiện cần thiết là phải chia quá trình sản xuất thành từng bước và từng giai đoạn nhỏ theo một trình tự hợp lý nhất với tỷ lệ thời gian sản xuất. Mỗi một nơi làm việc được phân công chuyên trách một bước công việc nhất định. Vì vậy, nơi làm việc được trang bị máy móc, thiết bị và dụng cụ chuyên dùng, hoạt động theo một chế độ hợp lý và có trình độ tổ chức lao động cao. Áp dụng quy tắc 5S vào khu vực sản xuất. Trong một thời điểm tất cả các nơi làm việc của dây chuyền, ngừoi lao động được chế biến đồng thời (song song) ở tất cả các bước công việc và sản phẩm được chuyển từ nơi làm việc này sang nơi làm việc khác từng cái một hoặc từng chồng, từng nhóm bằng phương tiện đặc biệt (băng chuyền, băng lăn, máng trượt, tay máy, cần trục). Trong sản xuất dây chuyền ít dùng các phương tiện vận chuyển thủ công như xe đẩy, bưng bê. Những đặc điểm nêu trên vừa đảm bảo thực hiện tốt những nguyên tắc của tổ chức sản xuất, vừa tiêu biểu cho phương pháp tổ chức sản xuất dây chuyền. Để hiểu rõ hơn những đặc điểm này cần phải nắm rõ có bao nhiêu loại sản xuất dây chuyền.

Có 2 loại dây chuyền:

– Dây chuyền cố định: Chỉ sản xuất một loại sản phẩm nhất định, quá trình công nghệ không thay đổi, khối lượng sản phẩm lớn. Trên dây chuyền cố định, mỗi nơi làm việc chỉ hoàn thành một bước công việc nhất định. Dây chuyền cố định thích hợp với loại hình sản xuất khối lượng lớn.

– Dây chuyền không cố định: Chế tạo vài loại sản phẩm có kết cấu gần giống nhau, trình tự chế biến giống nhau. Sau khi sản xuất xong một loại sản phẩm, phải tạm ngưng sản xuất, điều chỉnh máy móc thiết bị để sản xuất loại sản phẩm khác. Loại dây chuyền này được sử dụng rộng rãi trong sản xuất hàng loạt lớn và vừa.

Phương pháp sản xuất theo nhóm: Điểm nổi bật của phương pháp này là không thiết kế quy trình công nghệ, bố trí máy móc, dụng cụ để sản xuất từng loại chi tiết cá biệt mà làm chung cho cả nhóm, dựa vào các chi tiết tổng hợp đã lựa chọn. Các chi tiết trong cùng nhóm được gia công trong cùng một lần điều chỉnh máy.

-Thứ nhất tổ chức sản xuất theo nhóm trước hết là lựa chọn hoặc thiết kế sản phẩm điển hình. Sản phẩm điển hình là sản phẩm có quá trình công nghệ sản xuất bao hàm mọi bước công việc mà việc chế tạo các sản phẩm khác của nhóm phải trải qua. Hoặc là trong nhóm có ngay một sản phẩm mang đặc trưng này, sẽ lấy ngay nó làm sản phẩm điển hình, nếu không sẽ phải tự thiết kế nó.

-Thứ hai là tính toán hệ số các bước công việc của mọi sản phẩm khác của nhóm trên cơ sở mối quan hệ của chúng với sản phẩm điển hình.

-Thứ ba, bố trí máy móc thiết bị sản xuất và xác lập các định mức kinh tế-kỹ thuật cần thiết cho sản phẩm điển hình. Thiết kế các dụng cụ, đồ gá lắp cần thiết để sản xuất các sản phẩm trong nhóm

-Thứ tư, tổ chức sản xuất theo nhóm. Nội dung chủ yếu là dựa trên cơ sở năng lực sản xuất hiện có và có sự thay đổi cung-cầu sản phẩm trên thị trường mà xác định loạt sản xuất tối ưu, tăng cường công tác tiêu chuẩn hóa, thống nhất hóa nhằm nâng cao loại hình sản xuất, đưa ra các giải pháp kinh tế-kỹ thuật cần thiết làm thích ứng năng lực sản xuất hiện có của doanh nghiệp(từng bộ phận của nó) với thay đổi của thị trường.

Phương pháp sản xuất đơn: Phương pháp này hướng đến tổ chức sản xuất chế biến sản phẩm từng chiếc một hay từng đơn đặt hàng nhỏ. Cụ thể, người quản lý sẽ không lập quy trình công nghệ một cách tỷ mỷ cho từng sản phẩm , mà chỉ quy định những công việc mang tính chất chung chung.

Hiệu quả của sản xuất theo dây chuyền

Trong quá trình chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất, hiệu quả kinh tế của sản xuất dây chuyền đã được đảm bảo nhờ sản phẩm được thiết kế theo kết cấu hợp lý theo nhu cầu sản xuất, bảo đảm yêu cầu thống nhất hoá và tiêu chuẩn hoá, tiết kiệm nguyên vật liệu và thời gian lao động. Trong quá trình hoạt động, hiệu quả kinh tế của sản xuất dây chuyền còn thể hiện trên những mặt sau:

– Tăng sản lượng sản phẩm tính cho một đơn vị máy móc và đơn vị diện tích do sử dụng thiết bị, máy móc và dụng cụ chuyên dùng, giảm thời gian gián đoạn trong sản xuất.

– Rút ngắn chu kỳ sản xuất, giảm bớt lượng sản phẩm dở dang, do đó làm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong phạm vi sản xuất sẽ nhanh hơn.

– Nâng cao năng suất lao động nhờ chuyên môn hóa công nhân, giảm bớt công nhân phụ, xoá bỏ thời gian ngừng sản xuất để điều chỉnh thiết bị, máy móc.

– Nâng cao chất lượng sản phẩm do quá trình công nghệ được chuẩn bị chu đáo, không có hoặc rất ít sản phẩm dở dang nên tránh được những hiện tượng biến chất hư hỏng.

– Hạ giá thành sản phẩm là kết quả tất nhiên của việc tổ chức sản xuất hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm chi phí tiền lương trên một đơn vị sản phẩm, giảm bớt chi phí quản lý, loại trừ phế liệu, phế phẩm.

 

 

Quản lý sản xuất hiệu quả cần có phương pháp tổ chức dây chuyền

  • Phương pháp tổ chức sản xuất nhóm: Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là không thiết kế quy trình công nghệ, bố trí máy móc, dụng cụ để sản xuất từng loại chi tiết cá biệt mà làm chung cho cả nhóm, dựa vào các chi tiết tổng hợp đã lựa chọn. Các chi tiết trong cùng nhóm được gia công trong cùng một lần điều chỉnh máy.
  • Phương pháp sản xuất đơn: Phương pháp này hướng đến tổ chức sản xuất chế biến sản phẩm từng chiếc một hay từng đơn đặt hàng nhỏ. Cụ thể, người quản lý sẽ không lập quy trình công nghệ một cách tỷ mỷ cho từng sản phẩm , mà chỉ quy định những công việc mang tính chất chung chung.

Để lại một bình luận