Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones (DJIA) có lẽ là thước đo tài chính được nhắc đến nhiều nhất trên thế giới và thuật ngữ này đã trở nên đồng nghĩa với thị trường tài chính nói chung. Khi người ta nói thị trường tăng hay giảm một số điểm nhất định,nghĩa là người ta đang nói đến sự thay đổi của chỉ số Dow. Hãy đọc và tìm hiểu về lịch sử của chỉ số Dow và học cách để đầu tư vào nó.
LỊCH SỬ TÓM LƯỢC
Charles Dow, tác giả của chỉ số DJIA, đã phát minh ra chỉ số chứng khoán đầu tiên của mình năm 1885. Tại thời điểm đó, chỉ số này bao gồm hai công ty công nghiệp và 12 công ty vận tải đường sắt. Mục đích của Chỉ số Dow là theo dõi sức khỏe của nền kinh tế Mỹ bằng cách quan sát chặt chẽ các công ty được coi là xương sống của nền kinh tế nước này. Vào năm 1886, Dow đã thay đổi chỉ số của mình bao gồm 10 công ty vận tải đường sắt và 2 công ty công nghiệp. Vào giữa những năm 1890, Dow nhận ra tầm quan trọng ngày càng tăng của ngành công nghiệp trong nền kinh tế Mỹ và lại tiếp tục thay đổi chỉ số của mình; vào thời điểm này chỉ số Dow chỉ bao gồm duy nhất cổ phiếu công nghiệp. Phiên bản đầu tiên của DJIA bao gồm 12 cổ phiếu được xuất hiện trên The Wall Street Journal vào ngày 26/05/1896. Dưới đây là 12 cổ phiếu ban đầu của Chỉ số Dow:
- American Cotton Oil
- American Sugar
- American Tobacco
- Chicago Gas
- Distilling & Cattle Feeding
- General Electric
- Laclede Gas
- National Lead
- North American
- Tennessee Coal and Iron
- U.S. Leather pfd.
- U.S. Rubber
Trong khi tìm kiếm một sự kết hợp kỳ lạ bởi các tiêu chuẩn kinh tế hiện nay thì đó là 12 cổ phiếu được lựa chọn cẩn thận để đại diện cho các lĩnh vực chính của nền kinh tế Mỹ vào thời điểm bấy giờ. Chỉ số DJIA-30 chào sàn vào năm 1929. Từ đó, nó được biến đổi sau các năm với nhiều cổ phiếu gia nhập cũng như bị loại bỏ để duy trì sự phản ánh chính xác nền kinh tế Mỹ. Về 12 cổ phiếu sơ khai của Chỉ số Dow, chỉ có mình General Electric (NYSE: GE) còn tồn tại trong rổ chỉ số này tính đến năm 2008.
Ngoài ra còn có hai chỉ số trung bình Dow khác, Chỉ số Trung bình Sức sử dụng Dow Jones DJUA và Chỉ số Trung bình vận tải Dow Jones (DJTA), trong đó bao gồm các cổ phiếu của các công ty đường sắt, vận tải đường bộ, đường biển và đường hàng không.
CHỈ SỐ DOW NGÀY NAY
Xét về bề rộng của nền kinh tế ngày nay, người ta có thể nhầm lẫn khi tin rằng một chỉ số chỉ bao gồm 30 cổ phiếu đơn thuần khó có thể có một giá trị nào đó. Điều này đơn giản là không đúng. Ngoài đại diện cho 30 công ty có mức vốn hóa thị trường cao và có ảnh hưởng lớn nhất trong nền kinh tế Mỹ, chỉ số Dow Jones cũng là phương tiện truyền thông tài chính tham chiếu của hầu hết chỉ số thị trường Mỹ và vẫn còn là một chỉ số tốt dể thẻ hiện xu hướng thị trường nói chung.
Nếu người ta so sánh một biểu đồ giá của chỉ số Dow với một biểu đồ của Wilshire 5000, chỉ số bao gồm hầu hết tất cả các chỉ số của Mỹ thì thật dễ dàng nhận ra rằng cả hai đang chuyển động giống nhau một cách đáng kinh ngạc. Chỉ số Dow trong lịch sử đã bắt đầu giảm trong thời gian dài trước khi chỉ số Nasdaq trở nên đầu cơ hơn, một mẫu hình mà xảy ra trong thời kỳ suy thoái của thị trường chứng khoán, bắt đầu vào tháng Tư năm 1998, tháng Giêng năm 2000, tháng mười hai của năm 2001, tháng Giêng năm 2004, tháng mười hai năm 2004, và tháng Mười năm 2007. Một số người tin rằng khi các cổ phiếu của các công ty tạo nên chỉ số DJIA bắt đầu cho thấy sự yếu đi, nền kinh tế Mỹ có thể sẽ phải đối đầu với suy thoái.
Hai chỉ số Dow khác bao gồm vận tải và tiêu dùng cũng có thể là tín hiệu cho thị trường và xu thế kinh tế. Những người tán thành với Lý thuyết phân tích Dow này tin rằng ba chỉ số Dow Jones có thể được sử dụng để xác nhận lẫn nhau. Lý thuyết cho rằng nếu có chỉ số nào trong ba chỉ số Dow, đặc biệt là Dow 30 và Dow Vận tải, bắt đầu chuyển động khác trong một xu hướng tăng của thị trường thì một sự cảnh báo có thể được đảm bảo. Các nguyên lý cơ bản của Lý thuyết Dow đó là ba chỉ số Dow Jones đại diện cho những lĩnh vực thứ yếu của thị trường Mỹ: Công nghiệp, vận tải, điện nước. Khi có một thứ bị yếu đi thì những thứ còn lại cũng bị ảnh hưởng tiêu cực và gây tác động xấu đến nền kinh tế Mỹ nói chung.
CÁC CÁCH ĐẦU TƯ VÀO DJIA
Có rất nhiều cách để đầu tư vào DJIA. Cách dễ thấy nhất là mua các cổ phiếu của những công ty nằm trong rổ Dow. Nhiều quỹ chỉ số (ETF) cũng theo dõi những chuyển động giá của Dow. Diamonds Trust (AMEX: DIA) nắm giữa toàn bộ cổ phiếu của Dow 30. Quỹ chỉ số thường được gọi là Dow Diamonds, phản ánh lại gần nhất sự chuyển động trong giá cả của DJIA. The Proshares Trust Ultra Dow 30 (AMEX: DDM) nhân đôi sự chuyển động giá của Dow thông qua việc sử dụng đòn bẩy.
Hai quỹ chỉ số Proshares Trust Short Dow 30 (AMEX: DOG) and Proshares Trust Ultra Short Dow 30 (AMEX: DXD) luôn tìm kiếm để tận dụng những chuyển động giá xuống không thể tránh khỏi của Dow. Cả hai đều chuyển động ngược chiều với chỉ số Dow, trong đó quỹ thứ hai chuyển động ngược chiều gấp 2 lần chỉ số Dow. Ví dụ, nếu chỉ số Dow giảm 1% thì DXD tăng 2% và DOG tăng 1%. Mặt khác, nếu chỉ số Dow tăng, cả 2 chỉ số vừa nêu sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ.
Thị trường quyền chọn mang đến cơ hội khác để tận dụng sự thay đổi trong chỉ số Dow. Quyền chọn có thể được giao dịch ngược lại với quỹ chỉ số Dow Diamonds. Ngược lại cũng có quyền chọn dựa vào chỉ số Dow (DJX). Hợp đồng quyền chọn chỉ số DJX được dựa trên 1/100 giá trị hiện tại của DJIA. Ví dụ, khi DJIA có giá trị 11.000 thì giá trị của DJX là 110.
Để biết thêm về Chỉ số DJIA và các thành tố cổ phiếu của nó, bạn có thể tìm hiểu tại website của cổ phiếu này. Ngoài ra để có thêm thông tin về các quỹ chỉ số Dow Jones, các trang về quỹ chỉ số như American Stock Exchange (AMEX) và CBOE website cũng là một lựa chọn không tồi.
KẾT LUẬN
Chỉ số DJIA hiện nay vẫn tiếp tục phục vụ sứ mệnh ban đầu của mình là chỉ báo của nền kinh tế, như ý định ban đầu của Charles Dow năm 1929. Miễn là nó vẫn bao gồm các cố phiếu của những công ty mà thể hiện những lĩnh vực chính của nền kinh tế Mỹ trong giai đoạn nhất định thì chỉ số của 30 cổ phiếu này sẽ vẫn là một tiêu chuẩn vàng của các chỉ số tài chính.
NGUỒN : THEO SAGA