Tâm linh và triết lý trong kinh doanh

Thế giới tâm linh trong kinh doanh:

  • Các cụ nói có thờ có kiêng, có thiêng có lành. Cứ thiện lành, chân thiện mỹ mà theo, mà làm thì mọi thứ sẽ ổn thôi. Nhưng đừng đâm thuê chém mướn rồi lại đi tìm sự tĩnh tâm trong tâm hồn nơi thần thánh. Đừng làm nghề xấu mà đến chùa cầu xin đông khách và có lộc. Chúa trời, phật cũng không độ được tới những người làm ăn vi phạm pháp luật và gây ra những tội lỗi cho mọi người.
  • Hãy chọn những nghề nghiệp có ích, đem điều tốt đẹp đến cho cộng đồng thì sẽ ổn theo cách này hoặc cách khác. Còn quan niệm về triết học thì quy luật nhân quả, cung cầu, lượng đổi chất đổi… Là những quy luật tồn tại khách quan. Hãy tin vào luật nhân quả, có nhân có quả, giao nhân nào nhận quả đó. Đừng bao giờ gieo hạt chanh mà mong ra cam ngọt. Luôn nghĩ tốt về người khác (. Nhưng không phải là vì bạn ngu, mà là bạn muốn thế, bạn muốn nghĩ thế). Nhưng cũng không để lòng tốt bị lợi dụng bạn nhé. Cứ từ bi, thiện lành và gieo nhân tốt. Chỉ cần gieo nhân tốt thôi, quả ngọt sẽ tự tới. Nếu chưa tới thì cũng sẽ tới muộn.

2.Không bao giờ lừa dối khách hàng, lừa dối bạn hàng, lừa dối đồng nghiệp.

Tội lừa dối khách hàng theo quy định BLHS 2015 mới nhất

Trong kinh doanh đôi khi bạn vì cái lợi trước mắt, tư duy ngắn hạn; Buôn bán chộp giật (nhiều lắm), buôn gian bán lận; Buôn hàng giả hàng kém chất lượng, hàng siêu lãi… và trở nên giàu có. Bạn thành công và được ngưỡng mộ, nhưng thực lòng việc bạn làm có trời biết, đất thấu và bạn biết. Gieo nhân nào thì nhận quả đó.

Đừng lừa dối trong kinh doanh:

  • Kinh doanh bền vững luôn cần chữ tín, uy tín và sự tôn trọng khách hàng, tôn trọng bạn hàng, tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng luật pháp và quy luật kinh doanh của thực tế. Đừng nhìn khách hàng của bạn giống như đây là một con gà và ta cần phải thịt. Vì ta không thịt thì thằng khác cũng thịt mất. Hãy hợp tác với khách hàng theo cách- cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Để giúp khách hàng phát triển cùng với bạn.
  • Với khách hàng, đôi khi chúng ta sẽ xảy ra các tranh chấp hoặc sự cố về: Sản phẩm, giá cả, hàng hóa, nhầm lẫn. Hãy tin tưởng khách hàng một phần, chia sẻ với khách hàng và chịu thiệt về mình một phần. Đôi khi khách hàng cũng củ chuối, cũng bựa. Nhưng số đó không nhiều, vì số người tốt và tử tế thì cũng luôn nhiều hơn những người “chỉ muốn ăn không” của người khác. Chịu thiệt về mình một chút và luôn nhường người khác, nhường khách hàng. Thì người khác sẽ lại chịu thiệt cho bạn và nhường cho bạn. Gieo nhân nào- gặt quả đó mà, cứ thế mà làm bạn nhé. Cứ cho đi, cứ tin tưởng, cứ động viên và trao đổi với khách hàng một cách thân tình nhất nhé.
  • Chúng ta không bán hàng, chúng ta trao giá trị.

    • Chúng ta không bán hàng, chúng ta giúp khách hàng mua hàng. Khách hàng có lợi ích, họ sẽ ở lại với chúng ta. Hãy tạo thêm các giá trị gia tăng cho khách hàng. Có thể là sự quan tâm, chăm sóc khách hàng, tạo cho họ những niềm vui nho nhỏ như: Ngày sinh nhật, ngày quan trọng trong cuộc đời của họ… Đừng lúc nào cũng cãi nhau vì công nợ, đơn hàng, chiết khấu (dù đây là việc mà chúng ta sẽ phải làm).
    • Nhưng trên hết, bạn vẫn cần các giá trị và kỹ năng về marketing. Bởi ngoài tình thân mến thương thì các kỹ năng marketing; Bán hàng chuyên nghiệp sẽ giúp bạn có thêm khách hàng. Duy trì mối quan hệ và tạo thêm được các đơn hàng lớn hơn. Doanh thu sẽ tăng, và ổn định. Bạn cần phải tạo ra ảnh hưởng của bạn tới khách hàng. Nhớ là không bán mà giúp khách hàng mua, giúp khách hàng kiếm tiền, giúp khách hàng tạo giá trị nhé.

    Luôn giúp đỡ và trao giá trị cho khách hàng, họ sẽ không từ bỏ chúng ta. Hoặc ít nhất là họ sẽ luôn lựa chọn chúng ta như sự ưu tiên hàng đầu. Chúng ta cũng phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giảm giá thành… Để tăng cạnh tranh, trong bối cảnh cạnh tranh như này mà cứ ngồi im chờ tình yêu đến thì khó lắm.

    4.Uy tín, chân thành, minh bạch… cộng với tinh thần thượng tôn pháp luật và đạo đức kinh doanh.Chất lượng và Úy tín đặt lên hàng đầu - CT CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ THƯƠNG  MẠI CÔNG NGHIỆP VIỆT Á

    • Đây đều là những điều cần thiết cho bất kỳ doanh nhân, người bán hàng nào. Nếu bạn luôn luôn nói được, làm được, nói lời, giữ lời, đúng hẹn (. Kể cả trong cuộc hẹn, công việc, việc riêng). Thì bạn sẽ thu hút được nhân viên, thu hút được khách hàng và phát triển công việc kinh doanh của mình.
    • Uy tín không đo được ngay trong ngày một ngày hai đâu. Nó là cả một quá trình tích lũy rất dài. Mỗi ngày bạn đều phải uy tín, mỗi phút đều phải uy tín, mỗi lời nói đều phải uy tín.

5. Nếu bạn là nhân viên- hãy cố gắng, cố gắng và nỗ lực.

Ý nghĩa và kết quả của sự cố gắng nỗ lực - Hoc11.vn

  • Hãy làm tốt công việc của mình, làm tốt hơn, mỗi ngày nỗ lực thêm 01% so với ngày hôm qua. Nếu bạn nhận lương 5 triệu, hãy làm công việc của người nhận lương 10 triệu. Nếu bạn làm lương 10 triệu, hãy đóng góp như một nhân viên làm lương 20 triệu.
  • Vì sao, vì mức lương sau đó sẽ là lương của bạn. Bạn sẽ nhận được và được ghi nhận giá trị. Cố gắng làm thêm, nhanh hơn, hiệu quả hơn, có thêm các kỹ năng mới. Đừng để ai cười bạn vì bạn không biết làm excel, không biết làm powerpoint… Những kỹ năng quá đơn giản với công việc. Ngày nay công việc hiện đại hơn. Và đòi hỏi chúng ta có nhiều kỹ năng phức tạp hơn thì mới thành công hơn được.

6.Khi bạn ổn, bạn cho đi, bạn gieo nhân tốt, thì nhiều người xung quanh bạn nhận được quả ngon, quả ngọt.

  • Kiếp sau có thể là một cái gì đó xa xôi. Nhưng kiếp này bạn đã có thể nhận được ngay quả ngọt.
  • Làm gì thì làm, đúng lương tâm, đúng pháp luật, đúng đạo đức kinh doanh và hợp lý là được bạn ạ.

7.Biết lỗi và nhận lỗi.BIẾT LỖI VÀ NHẬN LỖI | Gia Đình Phật Tử Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu – Việt Nam

Là người trần mắt thịt ai cũng có sai lầm, hoặc mắc phải những sai lầm dù cố ý hay vô ý. Nhưng quan trọng là bạn phải thừa nhận (đừng đổ lỗi cho người khác), và sửa sai, học hỏi, thay đổi. Sai lầm không đáng sợ, đáng sợ là bạn không biết mình sai lầm và tiếp tục mắc phải sai lầm.

  • Khi còn trẻ, bạn có thể mắc sai lầm do tuổi trẻ và sự thiếu hiểu biết (. Tôi đã có những sai lầm như vậy. Nhưng đó là cái giá bạn phải trả, và bạn học hỏi được gì).
  • Khi người khác sai lầm, bạn cũng nên đặt mình vào vị trí của họ để thấu hiểu và giải thích. Từ đó tìm cho họ con đường phù hợp để thay đổi. Người giỏi là người có thể hạn chế mắc sai lầm, hoặc khi mắc sai lầm có thể sửa chữa ngay. Lắng nghe ngay và không tự ái, không bi lụy, không sa ngã.

Để giảm thiểu sai lầm bạn cần phải tính toán (giống như đánh cờ) nhiều nước đi ‘nếu 1 thì 1”, “nếu 2 thì 2”. Bạn nên có nhiều phương án và các kịch bản để không bị bất ngờ hoặc sai lầm.

8.Trong khó khăn, thì cái khó ló cái khôn.Cái khó ló cái khôn… | 8 Sài Gòn

  • Trong nguy cơ thì trong nguy có cơ. Tinh thần lạc quan và suy nghĩ tích cực rất quan trọng. Luôn luôn nghĩ tích cực và tìm giải pháp (nhưng không phải là ảo tưởng thiếu căn cứ. Kiểu mấy chú sinh viên vẫn xin tiền nhà trọ nhưng tham gia vào lớp đa cấp: Tôi sẽ kiếm 1 triệu đô trong năm 2020) trong mọi hoàn cảnh. Giải pháp phải có tính khả thi, thực tế. Lạc quan và tích cực sẽ giúp bạn giảm stress, giảm sa ngã và đánh thức nội lực, suy nghĩ của chính bạn.
  • Nhớ rằng: Khó khăn sẽ chỉ là thử thách, rồi chúng ta cũng phải vượt qua. Sai lầm cũng chỉ là nhất thời, nguyên tắc sống và làm việc mới là mãi mãi. Khi mình vượt qua những thử thách nhỏ mình có thể làm được những thử thách vừa. Khi mình vượt qua thử thách vừa thì mình sẽ đón nhận thử thách lớn. Cứ làm thôi. Đừng sợ nhé. Có thể tâm sự và tìm giải pháp từ những người bạn đánh giá cao. Và có thể tin tưởng, đừng tâm sự với người lạ. Họ chỉ cười và tiện thể đạp cho vài nhát xuống bùn sâu. Bản lĩnh nhìn vào vấn đề, sự thật của vấn đề. Chỉ có sự thật mới giải quyết được, càng trốn tránh bạn càng nhận thất bại.

9.Kinh doanh bằng sự tử tế, bán hàng bằng sự tận tâm, chia sẻ bằng trái tim.Tử tế

  • Như người ta nói, cái gì xuất phát từ trái tim sẽ đến được với trái tim. Cái gì xuất phát bằng sự tử tế sẽ nhận lại sự tử tế.
  • Nếu không nhận được sự tử tế, bạn cũng kệ đi, không sao đâu mà. Vì chúng ta không cần phải đòi hỏi đền đáp gì cả. Cứ nhẹ nhàng như gió thoảng mây trôi. Cứ thiện lành như CEO Trung Nguyên là giầu như bác ấy rồi 😀

10.Hãy tin vào sự phát triển khách quan của thời kỳ.

  • Nếu bạn không theo kịp thời đại, thì bạn sẽ bị bỏ lại phía sau. Lúc đó thì trời phật cũng không giúp được bạn đâu.
  • Người ta bán hàng online hết rồi, bạn vẫn offline thì khó sống lắm (ví dụ thế). Người ta chuyển đổi số hóa 4.0 hết rồi mình vẫn 0.4 thì khó lắm. Theo kịp thời đại hoặc đón trước thời đại là một điều tốt.

Nguồn: Phan Anh

Để lại một bình luận