Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam

Hiện, In-đô-nê-xi-a, Thái-lan và Phi-li-pin là ba thị trường nhập khẩu hàng hóa Việt Nam nhiều nhất với chủng loại hàng hóa khá đa dạng. ASEAN đang là thị trường xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam. Khối lượng gạo xuất khẩu 11 tháng đầu năm 2020 đạt 5,74 triệu tấn và 2,85 tỉ USD, giảm 2,2% về khối lượng nhưng tăng 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.Trong đó, Philippines đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam. Các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là: Indonesia, tăng gấp 3,1 lần, đạt 83,8 nghìn tấn và 45,6 triệu USD và Trung Quốc, tăng 79,2%, đạt 657,6 nghìn tấn và 379,6 triệu USD. Dự báo nhu cầu nhập khẩu gạo tại khu vực ASEAN sẽ tiếp tục tăng do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Xuất khẩu gạo vào thị trường EU cũng tăng mạnh nhờ các lợi thế từ Hiệp định EVFTA.

Xuất khẩu gạo được giá

Để khai thác hiệu quả thị trường ASEAN, các DN cần cấu trúc lại chủng loại hàng hóa cho phù hợp với tình hình mới, nâng cao chất lượng sản phẩm bằng công nghệ tiên tiến; cần áp dụng công nghệ số vào quản lý, tiếp cận thị trường cũng như giao dịch với khách hàng. Các DN cần phải nỗ lực, không ngừng đổi mới sáng tạo để tạo ra những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, chủ động tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu cũng như các yêu cầu cụ thể của từng quốc gia để có chiến lược tiếp cận hiệu quả. Trong đó, cần lưu ý, để vào được các nước có đông dân theo đạo Hồi (In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Bru-nây), mặt hàng thực phẩm phải đạt chứng nhận Halal (được phép sử dụng cho người Hồi giáo). Ngoài ra, hàng hóa phải tuân thủ các quy tắc xuất xứ và thủ tục chứng nhận xuất xứ.

Đối với thị trường In-đô-nê-xi-a (nước có đông người Hồi giáo nhất thế giới), các DN xuất khẩu nên xây dựng mạng lưới phân phối thông qua đại lý là người bản địa thì sẽ dễ tiếp cận người tiêu dùng và tiết kiệm chi phí hơn so với việc mở chi nhánh.

Thị trường châu âu:

Theo lãnh đạo doanh nghiệp, kinh nghiệm xuất khẩu thành công hàng hóa nói chung và gạo nói riêng vào thị trường hơn 500 triệu dân này là chất lượng. Khắc khe về toàn thực phẩm, trong đó với sản phẩm có nguồn gốc thực vật, nước xuất khẩu phải tuân thủ các quy định của EU trong toàn bộ quá trình sản xuất. Dù không nghiêm ngặt như sản phẩm có nguồn gốc từ động vật nhưng các mặt hàng này vẫn bị kiểm tra ngẫu nhiên khi nhập cảnh cũng như lúc bán ra thị trường.

Nhiều tiềm năng xuất khẩu gạo vào EU khi mở rộng hạn ngạch | VOV.VN

Vì vậy, ngoài việc đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì doanh nghiệp còn phải chuẩn bị bài bản, quy mô trong toàn bộ chuỗi giá trị khép kín. Từ việc gieo trồng, sử dụng giống bản quyền, thu hoạch và chế biến bằng công nghệ, máy móc trang thiết bị hiện đại, đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm tốt nhất để đáp ứng tiêu chuẩn của EU. Có như vậy thì sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam mới có chỗ đứng vững chắc tại thị trường này, qua đó đem lại lợi ích thực sự cho người sản xuất cuối cùng: “Người nông dân Việt Nam nếu không được hưởng lợi từ EVFTA thì hiệp định chưa thành công”- bà Nguyễn Thị Trà My.

Trước đó, Vinaseed (HoSE: NSC) đã xây dựng Trung tâm Công nghiệp chế biến hạt giống và nông sản tại tỉnh Đồng Tháp trên diện tích 5,2 ha và tổng mức đầu tư 340 tỷ đồng. Sau khi nhà máy đi vào hoạt động được 9 tháng, doanh nghiệp này đã đạt chuẩn Hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) của Hà Lan do tổ chức đánh giá độc lập nổi tiếng của Anh chứng nhận. Đây có thể xem là “thẻ thông hành” quan trọng để sản phẩm của doanh nghiệp tiếp cận EU cũng như các thị trường khó tính khác.

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam đánh giá cao những doanh nghiệp kinh doanh thực chất như PAN. Khi làm ăn với đối tác EU, doanh nghiệp phải chắt chiu từ những việc làm nhỏ, đảm bảo chuẩn mực, chữ tín và lựa chọn hướng đi bền vững. Từ đó, cơ hội giao thương, hợp tác sẽ mở ra cho doanh nghiệp, không chỉ gạo mà còn nhiều nông sản khác.

Cơ hội xuất khẩu vào EVFTA thì rất nhiều doanh nghiệp nhìn thấy, nhưng không phải ai cũng nắm bắt và tận dụng thực sự được cơ hội, khi ở một hội thảo có đến 90% doanh nghiệp xuất khẩu sang EU nhưng phần lớn theo hình thức FOB. Nghĩa là người bán chỉ cần giao hàng lên tàu ở cảng, không cần quan tâm đến thuế, chi phí vận chuyển hay bảo hiểm, trong đó có mặt hàng gạo.

Doanh nghiệp Việt nhận được rất nhiều đơn hàng từ EU nhưng chỉ là xay xát. Khi xuất khẩu sang EU thì sản phẩm đó được dán nhãn, thương hiệu của họ chứ không phải của Việt nam. Như vậy, doanh nghiệp Việt chỉ gia công sản phẩm thôi, giá trị mang lại vẫn thấp và không có nhiều khác biệt.

Vì vậy, để tận dụng được thực sự cơ hội, thuế suất mà EVFTA mang lại, doanh nghiệp phải chủ động tự nâng cấp mình, phải thay đổi tư duy “an phận thủ thường” với hợp đồng gia công. Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc đầu tư trang thiết bị, máy móc và nắm rõ những nguyên tắc của hiệp định. Có như vậy “cao tốc’ EVFTA mới thực sự có ý nghĩa với doanh nghiệp.

Để lại một bình luận