TỔNG QUAN VỀ WORDPRESS

1.  WordPress là gì?

WordPress là một dạng mã nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và CDSL MySQL, hiện là hệ thống quản lý nội dung (CMS) phổ biến nhất hiện nay. WordPress xuất hiện từ năm 2003, tên được sử dụng trước đó là b2/cafelog. Nhà sáng lập chính là Matt Mullenweg. Tuy nhiên, cái tên WordPress do bạn của Matt Mullenweg là Christine Selleck đề xuất.

Tại sao WordPress thống trị các CMS thiết kế Website?Wecan Group

Nói nôm na, WordPress là mã nguồn mà chúng ta sẽ sử dụng để cài đặt vào Hosting để có thể chỉnh sửa thành website hoặc blog riêng cho mình. WordPress có rất nhiều tính năng, tương đối dễ sử dụng (những người không am hiểu về lập trình web vẫn có thể làm được). Rất nhiều Website nổi tiếng đang sử dụng WordPress làm nền tảng để phát triển như CNN, Ebay, Bata,…. đơn giản như vậy, WordPress còn có chức năng như mọi Website khác.

Theo thống kê về tỉ lệ sử dụng CMS hiện nay, WordPress đang áp đảo các đối thủ khác với tỷ lệ 75%. Theo thống kê của Alexa trong 1.000.000 website đứng đầu thế giới thì số website sử dụng WordPress chiếm đến khoảng 55.3%. Tỷ lệ đó gấp hơn 5 lần so với hạng nhì là Joomla, gấp 8.7 lần so với hạng 3 là Drupal. Blogger của gã khổng lồ Google chỉ đồng xếp thứ 5 với Typo3 chỉ có 2.7%. Bên cạnh đó, “ông trùm diễn đàn” VBuletin xếp thứ 4 với 6.2% và phpBB – một diễn đàn mã nguồn mở cũng nổi tiếng không kém – xếp gần chót bảng chỉ với 2%.

2. Các thành phần của WordPress

Themes WordPress (WordPress template): Là giao diện của website hoặc blog sử dụng WordPress. Có rất nhiều themes wordpress, bao gồm miễn phí và trả phí.  Bạn có thể tha hồ lựa chọn themes phù hợp với mình để xây dựng website.

WordPress là gì? Cách thiết kế Web WordPress hoàn chỉnh

WordPress Plugin: Đây là các thành phần mở rộng của WordPress, được chia sẻ trên kho Plugin của WordPress. Những Plugin này do chính những người trong nhóm sáng lập WordPress viết ra hoặc cũng có thể do người dùng tự viết và chia sẻ. Plugin này cũng có 2 dạng: 1 dạng miễn phí và 1 dạng phải trả phí.

Ngoài ra, WordPress còn hỗ trợ nhiều thành phần như:

  • Widget: Là một dạng Modul kéo thả, có thể tùy biến ở nhiều vị trí của website/blog của bạn. Widget này được viết kèm theo Themes, hỗ trợ theo Plugin hoặc chúng ta có thể tự viết bằng mã PHP, HTML.
  • Tag: Mặc định của WordPress hỗ trợ thành phần Tag khá là tiện ích. Đó là các từ khóa chính cho Trang và Bài viết trên website của bạn.

3. Cấu trúc cơ bản của bộ quản trị WordPress

Bộ quản trị WordPress gồm các phần sau:

  • Dashboard: Tổng quan về quản trị WordPress, bao gồm thông tin tóm tắt về website WordPress, viết blog nhanh, một số bình luận mới nhất, bài từ wordpress.org blog, plugin mới và phổ biến nhất, và link đến website của bạn.
  • Updates: Hiển thị tất cả các theme và plugin có bản mới.
  • Posts: Quản lý bài viết, tag và danh mục (category).
  • All posts: Quản lý tất cả các bài viết.
  • Add new: Đăng bài viết mới.
  • Categories: Quản lý tất cả các danh mục.
  • Tags: Quản lý tất cả các Post Tag.
  • Appearance: Quản lý giao diện.
  • Plugins: Quản lý các thành phần mở rộng.
  • Settings: Thiết lập các tùy chọn.

3. Lợi ích của việc sử dụng WordPress

  • Cài đặt đơn giản và cực kì nhanh chóng, với trình cài đặt 5 phút nổi tiếng .
  • Hệ thống Plugin phong phú và cập nhật liên tục, bạn cũng có thể tự viết plugin cho mình.
  • Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ (bao gồm cả tiếng Việt)
  • Được cập nhật, vá lỗi và hỗ trợ liên tục.
  • Có rất nhiều Theme miễn phí, chuyên nghiệp và SEO rất tốt.
  • Dễ dàng quản lý và thao tác, việc quản lý blog, bài viết giống như các phần mềm thiết kế web chuyên nghiệp.
  • Tích hợp sẵn Latex – công cụ soạn thảo công thức toán học, bạn có thể viết công thức toán học ngay trong bài viết.
  • Upload và quản lý hình ảnh một cách dễ dàng, đặc biệt là chức năng tạo thumbnail rất hay.
  • Có một hệ thống Widget đa dạng (ứng dụng tạo thêm) như thống kê số người truy cập, danh sách các bài viết mới, các bài viết nổi bật, được xem nhiều, được comment nhiều, liệt kê các chuyên mục, liệt kê các trang, bài viết theo ngày tháng, … có đến trên 23 Widget để bạn tha hồ lựa chọn.
  • Thống kê số truy cập từng ngày đối với mỗi bài viết của blog. Trên cơ sở đó bạn sẽ có định hướng nên viết gì tiếp theo. Hệ thống quản lý và duyệt Comment rất hay, có thể chặn spam theo IP.
  • Hệ thống phân quyền với nhiều cấp độ khác nhau như: Administrator, Author, Editor, Contributer, Subcriber. Mỗi phân quyền sẽ có các quyền hạn khác nhau như được phép đăng bài viết, sửa bài viết, xóa bài viết, duyệt comment …
  • Sao lưu dữ liệu một cách dễ dàng để backup hoặc chuyển nhà sang một nơi khác.
  • Hỗ trợ import đa năng từ các blog khác như Blogspot, Tumblr, Blogger, LiveJournal …
  • WordPress hỗ trợ 3 GB để lưu trữ hình ảnh và văn bản.
  • Hàng ngày WordPress sẽ thống kê 100 bài viết trên các blog tiếng Việt được nhiều người đọc nhất. Nhờ đó bạn biết được các thông tin quan trọng nhất đang diễn ra.
  • Và đặc biệt mới đây nhất WordPress hỗ trợ việc quản lý blog qua mobile rất thuận tiện và dễ dàng.

Ưu điểm

  • Nhiều plugin và theme.
  • Dễ tùy biến.
  • Nhiều cộng đồng hỗ trợ. (Thachpham.com, wordpress.net.vn,…).
  • Dễ cài đặt, sử dụng và quản lý.
  • Nhẹ và tốn ít tài nguyên.
  • Nhiễu Theme Framework hỗ trợ (Genesis, Thesis, Gantry,..)
  • Hỗ trợ SEO (Search Engine Optimized) rất tốt.
  • Hỗ trợ tốt cho Mobile. (quản trị, giao diện responsive)

Nhược điểm

  • Nhiều hàm có sẵn khó nắm bắt.
  • Theme đẹp hầu hết phải trả phí.
  • Để custom WordPress đẹp thì phải biết kiến thức tốt về web.
  • Mức độ an ninh chưa tốt.

4.  Phân biệt giữa WordPress.com và WordPress.org

WordPress.com là gì?

WordPress.com là dịch vụ viết blog miễn phí sử dụng mã nguồn WordPress, khi đăng ký tài khoản tại wordpress.com sẽ có một tên miền dạng example.wordpress.com. Khi sử dụng blog tại WordPress.com, ta sẽ không sử dụng được những tính năng quan trọng cũng như khai thác sức mạnh của WordPress như không cài được Plugin, không tùy chỉnh được code của giao diện, Settings rất hạn chế.

WordPress.org là gì?

WordPress.org là trang chủ chính thức của mã nguồn WordPress, cho phép người dùng tải xuống và tự cài đặt mã nguồn WordPress lên host của mình (còn có tên gọi là với tên WordPress Self-Hosted). WordPress Self-Hosted cho phép người dụng có quyền cài đặt thêm các thành phần mở rộng (plugins) và các chủ đề, hay còn gọi là giao diện (themes) từ bên ngoài, điều mà ở WordPress.com không thể làm được.

Kết

Qua bài viết này, có lẽ các bạn đã hình dung được WordPress là gì? Sử dụng làm gì và tại sao chúng ta nên sử dụng nó.  Có thể nói ví von WordPress như 1 cái khung sườn vững chắc cho 1 website mà chúng ta có thể thiết đặt, bổ sung tùy biến cho nó chuyên nghiệp hơn và theo ý muốn.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *