Home / Phát triển doanh nghiệp / Chiến lược kinh doanh / Triển khai chiến lược kinh doanh như thế nào?

Triển khai chiến lược kinh doanh như thế nào?

Về căn bản chiến lược chỉ là 1 định hướng dài hạn và tổng thể. Nó còn khá mơ hồ và khi triển khai trong thực tế mà chỉ dựa vào chiến lược sẽ gặp nhiều khó khăn vì có nhiều yếu tố, vấn đề chưa được tính toán kỹ lưỡng.

Khi đề xuất 1 chiến lược kinh doanh thì ngoài việc phân tích tình hình kỹ càng còn phải tính toán các bước triển khai, những nguồn lực cần thiết… Nếu không nhiều khả năng chiến lược sẽ không thực tế và khi triển khai sẽ thất bại.

Sau đây là 1 vài ví dụ về những tính toán chiến lược sai lầm.

“Khi mới thành lập thương hiệu còn yếu nên tôi sẽ liên kết với các thương hiệu mạnh để gia tăng uy tín”

Sai lầm: nếu trong điều kiện bình thường doanh nghiệp lớn không liên kết với các doanh nghiệp nhỏ.

“Người nước ngoài thích mua hàng thủ công nhưng những mặt hàng này không có nguồn gốc rõ ràng nên tôi sẽ xây dựng thương hiệu có nguồn gốc rõ ràng để bán cho họ”

Sai lầm: khả năng nhận diện thương hiệu địa phương của người nước ngoài rất thấp.

“Tôi sẽ triển khai chương trình ca nhạc tất cả các ngày trong năm”

Sai lầm: tổng chi phí làm sự kiện ca nhạc chỉ có 300 triệu/năm trong khi chi phí tổ chức sự kiện xuyên suất là 4.5 tr*365= 1.6425 tỷ
“Ý tưởng kinh doang của chúng tôi rất hay và chắc chắn sẽ sinh lợi”

Sai lầm: lợi nhuận ko đến từ 1 ý tưởng, mọi ý tưởng đều có thể bị bắt chước hoặc đánh cắp.

….

Chiến lược kinh doanh?
Chiến lược kinh doanh?

Trong kinh doanh chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những đề xuất thiếu logic  như trên đơn giản vì không phân tích tính toán kỹ càng và bên trên cũng chỉ là 1 vài ví dụ nhỏ.

Đôi lúc có nhiều ý tưởng, chiến lược rất tốt nhưng vì không tính toán đầy đủ kỹ lưỡng nên khi triển khai bị thất bại vì nhiều lý do: phân bổ tài chính không tốt, chi phí marketing không đủ, nhân sự không phù hợp…

Chính vì thế đối với mọi chiến lược doanh nghiệp nên ngồi lại trao đổi tính toán kỹ lưỡng: tính khả thi, nguồn lực cần thiết, cách thức triển khai, các giai đoạn triển khai, yêu cầu trong từng giai đoạn…

Để triển khai chiến lược 1 cách thống nhất nhằm đạt hiệu quả cao nhất thì doanh nghiệp nên lập 1 bản kế hoạch thống nhất làm định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp. Bản kế hoạch này thường có cấu trúc như sau:

Giới thiệu
Phân tích tình hình
Kế hoạch sản xuất
Kế hoạch marketing
Kế hoạch bán hàng
Kế hoạch nhân sự
Kế hoạch tài chính
Quản trị rủi ro

Khi lập 1 kế hoạch hoàn chỉnh doanh nghiệp có thể triển khai hoạt động dễ dàng hơn và khi hoạt động kinh doanh gặp khó khăn doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận ra vấn để ở đâu. Lập kế hoạch chi tiết, với những số liệu chính xác cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp xác định chính xác các mục tiêu quan trọng cần phải đạt được trong từng giai đoạn và những nguồn lực cần thiết để đạt được những mục tiêu này từ đó dễ dàng biết được chiến lược mà doanh nghiệp đề ra có thực tế không ngay từ khi chưa triển khai chiến lược.

Văn Chung
Nguồn http://kehoachviet.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *