Home / Phát triển doanh nghiệp / Nghệ thuật quản lý / Truyền cảm hứng làm việc cho nhân viên

Truyền cảm hứng làm việc cho nhân viên

Người lãnh đạo phải có khả năng thu phục được sự kính trọng của nhân viên, sự cống hiến hết mình vào công việc và trách nhiệm. Bằng cách nào? Với vai trò là người lãnh đạo, hãy tham khảo những bí quyết sau đây.

Bắt đầu với chính mình: Bạn có là người nồng nhiệt với với sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức? Nếu không, sẽ có rất ít cơ hội để bạn truyền cảm hứng làm việc đến bất cứ người nào khác. Nếu muốn nhân viên tích cực làm việc, trước hết, với vai trò là một lãnh đạo, bạn phải là người tiên phong, tận tâm và đam mê công vịêc của mình, có những hoạt động mạnh mẽ về sự tận tụy của bạn và hăng hái trong công việc của bạn.

Chia sẻ sứ mệnh công việc tới toàn nhân viên: Có khả năng truyền đạt rõ ràng và chia sẻ những nhiệm vụ, mục đích và mục tiêu về công việc của bạn tới mọi người, những ai đang làm việc cho bạn. Điều này sẽ đem đến cho họ một ý thức về bổn phận và sự kết nối tới một bức tranh lớn. Điều này sẽ tạo ra sự kích thích nhiều hơn nữa, để việc chia sẻ sứ mệnh công việc ngược với việc chỉ hoàn thành một nhiệm vụ công việc được giao. Một cảm giác về sự đóng góp vào mục đích và sự thành công của công ty.

Tạo cơ hội cho nhân viên bộc lộ hết tài năng của họ, việc học hỏi và phát triển: Tập trung vào sức mạnh và năng lực của mỗi nhân viên. Khi một người nào đó hiểu được rằng họ nên làm những gì tốt nhất vào mỗi ngày, thì sự hài lòng và thỏa mãn với công việc chắc chắn sẽ đi theo sau. Và như một người làm công lớn lên trong tổ chức, họ nhận thấy sự động viên phát triển không ngớt về sức mạnh của họ với những mục tiêu đầy ý nghĩa, sự thách thức và sự tiến bộ chắc chắn họ không bao giờ muốn rời khỏi công ty bạn. Thường xuyên tập huấn để cải thiện trình độ chuyên môn cho nhân viên và tạo cơ hội để họ phát triển sự nghiệp, và luôn luôn khuyến khích họ trong mọi lúc.

Thừa nhận và khen ngợi: Nếu không có chút phản hồi nào từ phía cấp trên thì nhân viên của bạn sẽ trở nên tự mãn. Ngược lại, đa số sự nghiên cứu đã chứng minh rằng, nhân viên sẽ làm việc tốt hơn nếu họ nhân được nhiều sự phản hồi từ cấp trên. Tập trung vào việc khen ngợi những thế mạnh của họ, khen ngợi họ bất cứ khi nào họ xứng đáng với những thành quả công việc, tránh chỉ trích những khuyết điểm của họ trước mặt những nhân viên khác, bằng cách nói chuyện riêng với họ và đưa ra những lời khuyên.

Cổ vũ những quan điểm và ý tưởng của nhân viên: Tìm kiếm những quan điểm và những ý tưởng tốt của nhân viên để ủng hộ họ, nhân viên sẽ cảm thấy họ thật sự được đánh giá như là một phần của sự gắn liền với thành công và một tương lai đi lên của công ty.Cho và nhận ý kiến phản hồi nhiệt thành. Những hộp thư góp ý kiến, các cuộc hội thảo và các cuộc thảo luận nhóm là những nơi mà nhân viên có thể đóng góp những ý tưởng của họ, họ cũng cần phải được nhận thấy những sự phản hồi của họ được chào đón bất kỳ lúc nào.

Một doanh nghiệp của sự tự hào: Nhân viên sẽ thấy thật ý nghĩa và hãnh diện khi làm việc cho một công ty có sự toàn vẹn về sản phẩm, dịch vụ, có một danh tiếng tốt, và đang sản xuất những sản phẩm có giá trị và quan trọng.

Một môi trường làm việc tự chủ và tin tưởng: Hầu hết nhân viên đều muốn được sếp tin tưởng vào khả năng làm việc của họ. Họ là những nhân viên có trách nhiệm, điều đó được thể hiện hay không đều phụ thuộc vào cách cư xử của người lãnh đạo. Một môi trưởng làm việc tự chủ, sẽ làm cho nhân viên bộc lộ tính sáng tạo của họ. Kiểu quản lý này sẽ đem lại lợi ích cho cả đôi bên và tạo ra một môi trường làm việc đầy sáng tạo và thân thiện.

Hãy mang đến cho nhân viên của bạn quyền tự quản và lòng tin, có trách nhiệm, có hiệu quả hơn nhiều, và cho phép họ cải tiến năng lực, chất lượng công việc cũng như sự hưởng thụ một cảm giác đặc biệt của những thành tựu trong công việc của mỗi cá nhân. 

  HRvietnam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *