VietinBank hỗ trợ tài chính cho các dự án nông nghiệp công nghệ cao

VietinBank hỗ trợ tài chính cho các dự án nông nghiệp công nghệ cao

Doanh số cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp của VietinBank tính đến 30/11/2018 đạt 124.668 tỷ đồng, các dự án nông nghiệp công nghệ cao đạt 534.365 tỷ đồng.

Trước đây, người dân phải làm nhiều thủ tục để chứng minh năng lực, tài sản bảo đảm mới có thể vay vốn. Hiện nay, hướng tiếp cận vốn mới khi Chính phủ đưa ra chính sách phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị giữa “bộ ba”: Nông dân – doanh nghiệp – ngân hàng giúp quá trình này dễ dàng hơn. Cho vay theo chuỗi giá trị đã trở thành giải pháp hữu hiệu, mang lại lợi ích cho cả 3 bên, từ đó giải quyết những vấn đề về vốn, phát triển ngành nông nghiệp bền vững.

VietinBank ho tro tai chinh cho cac du an nong nghiep cong nghe cao hinh anh 1
VietinBank cam kết hỗ trợ tài chính tối đa cho các phương án, dự án nông nghiệp công nghệ cao.

Với hình thức sản xuất theo chuỗi này, nông dân sẽ được doanh nghiệp bảo lãnh thực hiện thủ tục và đưa ra phương án/dự án sản xuất kinh doanh cụ thể. Qua đó, ngân hàng có thể đánh giá hiệu quả từ phương án/dự án mà doanh nghiệp đưa ra để giải ngân, giúp bà con thuận tiện tiếp cận vốn.

Thực tế, ngân hàng cho vay phải đảm bảo các nguyên tắc an toàn vốn, hiệu quả sinh lời, trong khi người dân có những vướng mắc khi chứng minh tài sản bảo đảm.

Chia sẻ về vấn đề này, đại diện khối khách hàng doanh nghiệp của VietinBank cho biết: “Đối với những khách khó tiếp cận vốn do thiếu tài sản bảo đảm, VietinBank chú trọng vào các yếu tố phi tài chính/tài chính và uy tín, đánh giá tính khả thi từ phương án/dự án, cân đối dòng tiền trong tương lai phát sinh từ phương án/dự án để đưa ra chính sách phù hợp”.

Theo đó, mức và thời hạn cho vay được VietinBank xác định trên cơ sở thẩm định từng trường hợp, phù hợp với đặc điểm và tính chất của mỗi phương án/dự án cụ thể.

VietinBank luôn cam kết hỗ trợ tài chính tối đa cho các phương án/dự án nông nghiệp công nghệ cao, có hiệu quả theo đúng định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Chính phủ. Với hình thức sản xuất theo chuỗi này, doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong bài toán đệ trình lên ngân hàng để tiếp cận nguồn vốn.

“Doanh nghiệp cần chứng minh được phương án/dự án mà mình đưa ra có hiệu quả và đem lại lợi ích cho người nông dân. Mức ưu đãi lãi suất đối với chuỗi dự án đó như thế nào?… Nếu doanh nghiệp đảm bảo được những điều đó và cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm của nông dân thì ngân hàng sẽ rất yên tâm giải ngân cho nông dân và doanh nghiệp”, đại diện VietinBank phân tích.

VietinBank hướng tới lĩnh vực trọng tâm như: Nông sản, chăn nuôi, thủy sản, hoa quả, chế biến rau củ quả… Trong đó, ngân hàng tập trung đầu tư vào các doanh nghiệp có khả năng dẫn dắt thị trường, từ đó đảm bảo đầu ra cho sản phẩm cho bà con nông dân.

VietinBank ho tro tai chinh cho cac du an nong nghiep cong nghe cao hinh anh 2
VietinBank đặc biệt chú trọng phát triển các lĩnh vực nông nghiệp đặc thù như: Thủy sản, nông sản, chăn nuôi…

Theo đó, VietinBank đưa ra chính sách về trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với nông nghiệp nông thôn mới là 6,5%/năm. Đối với dự án nông nghiệp công nghệ cao, lãi suất cho vay thấp hơn 0,5-1,5%/năm so với sản xuất kinh doanh thông thường cùng kỳ hạn.

Đồng thời, VietinBank quy định những chính sách tín dụng nhằm hỗ trợ phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ với mức cho vay 70-80% giá trị phương án/dự án; có cơ chế phù hợp để xử lý khoản nợ (nợ xấu, nợ khó đòi) khi khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng. Đặc biệt, khách hàng tham gia bảo hiểm nông nghiệp sẽ được hưởng chính sách ưu đãi lãi suất tối thiểu 0,2%/năm so với thông thường.

Không dừng lại ở đó, VietinBank còn nghiên cứu, cải tiến quy trình chính sách với sản phẩm tín dụng đặc thù cho ngành nông nghiệp; thiết kế riêng cho từng đối tượng khách hàng chuyên biệt như: Gói sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng thủy sản, sản phẩm cho vay làng nghề truyền thống (thủ công mỹ nghệ); cho vay tín chấp trên cơ sở quản lý dòng tiền từ các hợp đồng xuất khẩu; bao thanh toán xuất khẩu, chuỗi nông nghiệp nhằm hỗ trợ tài chính cho các cá nhân, tổ chức trong chuỗi liên kết giá trị nông nghiệp với thủ tục nhanh gọn, tài sản đảm bảo chính là hàng hóa luân chuyển của các cá nhân, doanh nghiệp.

 

Để lại một bình luận