Home / Phát triển doanh nghiệp / Tài Liệu / Xây dựng và triển khai ý tưởng kinh doanh trong 8 bước

Xây dựng và triển khai ý tưởng kinh doanh trong 8 bước

Ý tưởng kinh daonh là một khái niệm rộng, vô vàn bởi mỗi người, mỗi ngày đều nảy ra những ý tưởng mới. Thế nhưng trong đó, chỉ có một số ít thực hiện thành công bởi sự thất bại là hoàn toàn có thể xảy ra, bởi rất nhiều lý do. Trong đó lý do chính là người thực hiện ý tưởng đó chưa có chiến lược xây dựng và triển khai cụ thể, đúng đắn. Những bước cần thiết khi xây dựng và triển khai ý tưởng kinh doanh:

1. Tìm ra lý do chính đang cho việc bắt đầu ý tưởng

Lý do để bạn có điểm tựa để bắt đầu. Chính bản thân người đưa ra ý tưởng cần phải tìm cho mình lý do đúng đắn để có thể kiên định và quyết tâm thực hiện ý tưởng đó. Hơn nữa khi có lý do, đồng nghĩa bạn sẽ có cơ sở để thực hiện thuyết phục khách hàng sau này.

2. Tự nghĩ – tự hỏi – tự trả lời

Khi đã có được những lý do đúng đắn, hãy tiếp tục suy nghĩ về chúng và từng bước đặt câu hỏi và trả lời cho chính những vấn đề của bản thân. Như là mình muốn gì, mình cần đạt được điều gì ở tương lai gần và tương lai xa, mình cần phải làm những gì và làm như thế nào. Cần thiết có thể Note lại những câu trả lời này vào sổ tay hoặc ghi chú để có thể sắp xếp một cách logic, liên kết với nhau.

3. Lựa chọn và tập trung

Ý tưởng chỉ có một nhưng chiến lược, hướng tiến hành lại có nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên không phải chiến lược nào cũng mang lại thành công mà thực tế chỉ có một con đường duy nhất. Vì vậy bạn cần phải thật sáng suốt và thực hiện chuẩn hai bước đầu tiên để có lựa chọn đúng đắn. Khi đã lựa chọn một chiến lược thì hãy tập trung cao độ để xây dựng kế hoạch triển khai từng bước.

4. Nghiên cứu thị trường

Đây là một bước rất cần thiết để bạn nắm được jnhu cầu và mong muốn thật sự của người tiêu dùng. Cần nhanh chóng đưa sản phẩm tới người tiêu dùng và lắng nghe trải nghiệm khách quan của họ. Có thể bắt đầu với bạn bè, những người thân. Chỉ có thị trường mới là nơi để kiểm chứng hiệu quả cho ý tưởng kinh doanh của bạn.

Sau khi được mọi người chia sẻ, góp ý khách quan, dù là không tốt cũng không được nản chí hay thất vọng mà phải dựa trên những góp ý đó để thay đổi, bởi không phải ai cũng thành công ngay từ bước đầu tiên. Cần phải nghiên cứu thị trường cho đến khi nhận được hiệu ứng tốt nhất. Việc này không quá tốn kém, nhất là khi bạn tiếp cận được đúng đối tượng là khách hàng mục tiêu và được lắng nghe nhu cầu của họ.

5. Xây dựng kế hoạch kinh doanh

Để cho mọi việc được thực hiện đều đặn và hoàn thần đúng thì đều cần có một kế hoạch và trong kinh doanh, điều này quan trọng hơn bao giờ hết. Sau khi thực hiện xong 4 bước trên, bạn cần phải liệt kê tất cả những việc cần phải làm theo tuần tự chi tiết và chi phí dự kiến. Một kế hoạch chi tiết, cẩn thận và chính xác sẽ nhanh chóng giúp bạn đạt được mục đích hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh của mình.

6. Giải quyết vấn đề ngân sách, tài chính

Đây là một vấn đề lớn, quyết định đến thành công trong kinh doanh, nhất là với những ý tưởng kinh doanh sản phẩm, dịch vụ cần vốn lớn. Nếu bạn không đáp ứng đủ ngân sách, tài chính thì có thể thực hiện một trong những cách như vay mượn người thân, bạn bè. Đây là với những ý tưởng kinh doanh không cần vốn lớn.

Còn với những ý tưởng kinh doanh cần vốn lớn. Để đạt được điều này đòi hỏi bạn phải có khả năng tìm kiếm nguồn đầu tư tiềm năng và quan trọng là phải có khả năng thuyết phục. Nếu một ý tưởng tốt, và thực hiện các bước ở trên thật chuẩn xác thì việc thuyết phục đầu tư sẽ không quá khó khăn.

7. Tìm kiếm đồng đội

Bạn là một người tài giỏi khi đã nghĩ ra ý tưởng và thực hiện những bước quan trọng ban đầu. Thế nhưng một kế hoạch đi lâu dài thì cần phải có một đồng đội hỗ trợ bởi sức lực con người có giới hạn. Hãy xây dựng đội ngũ nhân viên có cùng chí hướng, mục tiêu và tâm huyết để tạo nên những mắt xích quan trọng cho con đường đi tới thành công.

8. Sẵn sàng đối mặt với thất bại

Đây là điều không ai muốn nhưng gần như ai trước khi đi tới thành công đều gặp phải. Người thì thất bại ở mức độ nào đó, người lại thất bại hoàn toàn. Đây là lời khuyên rất quan trọng cho bạn trong hành trình thực hiện ý tưởng kinh doanh. Vấp ngã không có nghĩa là thất bại, vấp ngã sẽ là bàn đạp cho thành công sau này. Bạn phải chuẩn bị tâm thế sẵn sàng trước thất bại để không quá bỡ ngỡ và sụp đổ. Phải biết chấp nhận và vực dậy sau cú ngã.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *