Home / Phát triển doanh nghiệp / Chiến lược kinh doanh / 10 ý tưởng đột phá cho các doanh nghiệp nhỏ

10 ý tưởng đột phá cho các doanh nghiệp nhỏ

Trong thời kỳ mới hình thành, sự ra mắt của một doanh nghiệp có thể tạo ra một luồng khách hàng tò mò ban đầu. Tuy nhiên, số lượng khách hàng này rồi sẽ vãng dần và nhiều doanh nghiệp nhỏ sẽ bắt đầu bước vào thời kỳ bình ổn với số lượng khách hàng ổn định hơn nhưng cũng ít hơn.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mách với các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ những phương pháp đơn giản và hữu hiệu để bạn có thể “làm mới doanh nghiệp của mình và mang lại lợi nhuận cao hơn”.

Trong khi đó thì các chủ doanh nghiệp nay lại bị cuốn vào guồng công việc hàng ngày, một mặt vì họ phải gánh trách nhiệm duy trì hoạt động kinh doanh, mặt khác giờ đây họ cũng lười thay đổi khi những phương pháp họ áp dụng vẫn mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, cách tiếp cận này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chỉ thu hút và giữ được một số lượng khách hàng và doanh số bán hàng nhất định, còn về lâu về dài họ dễ rơi vào bế tắc vì thiếu sự đột phá, phát triển.

Thực tế là bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ, đều cần liên tục thích ứng với những điều kiện thay đổi không ngừng của thị trường, với các công cụ kinh doanh hiện đại, cũng như các cơ hội bán hàng mới để tiếp tục phát triển và thành công hơn nữa. Một mặt, chủ doanh nghiệp nhỏ vẫn phải để mắt đến các công việc vận hành hàng ngày, mặt khác họ cũng phải dành thời gian tìm kiếm cơ hội mới. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mách với các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ những phương pháp đơn giản và hữu hiệu để bạn có thể “làm mới doanh nghiệp của mình và mang lại lợi nhuận cao hơn”.

Ý tưởng số 1 – Thêm Các Sản Phẩm và Dịch Vụ Giá trị Gia Tăng

Một cách tuyệt vời để tăng doanh số và thu hút khách hàng chính là bổ sung thêm các sản phẩm và dịch vụ mới đi kèm. Nhưng làm thế nào để quyết định xem cần bổ sung thứ gì mà không biến hoạt động kinh doanh của bạn thành một siêu thị “bát nháo”? Cách tốt nhất để bắt đầu là hãy xem xét lại bản chất hoạt động kinh doanh của công ty bạn. Ví dụ, nếu bạn bán gạch ốp ngoại thất, hãy tự hỏi bản thân mình xem bạn tự xếp mình vào nhóm kinh doanh tấm ốp hay kinh doanh vật liệu xây dựng ngoại thất? Sau khi đã xác định được mặt hàng kinh doanh của mình, bạn có thể xét đến việc bổ sung các sản phẩm cùng ngành hoặc có liên quan như máng xối và ống dẫn nước mưa, tấm lợp mái và các tấm phủ khác vào dòng sản phẩm của mình.

Một cách đơn giản đến bất ngờ khác để xây dựng danh sách sản phẩm, dịch vụ mới đó là tham khảo chính khách hàng của bạn. Hãy hỏi xem họ muốn mua thêm những mặt hàng, dịch vụ gì khác từ doanh nghiệp của bạn, nếu như bạn có thể cung cấp những thứ đó. Những cuộc trò chuyện thân mật với khách hàng và nhân viên có thể sẽ giúp bạn thu được nhiều thông tin hơn so với việc tiêu tốn một đống tiền để tiến hành những cuộc điều tra khách hàng một cách chuyên nghiệp. Đừng quên hỏi khách hàng về số lượng họ muốn mua và bao lâu họ lại mua 1 lần để hiểu thị hiếu và nhu cầu thực của thị trường; trên cơ sở đó nếu thị trường đủ lớn thì bạn mới nên phát triển mảng kinh doanh mới này để bù được phần chi phí gia tăng.

idea

Để phát hiện một thị trường ngách mới, hãy tìm kiếm cách sử dụng mới cho những dòng sản phẩm và dịch vụ hiện có của bạn. Cheez-y là một ví dụ cho cách làm này. Kraft- một Công ty thực phẩm lớn trên thế giơi đã bắt đầu với sản phẩm pho mát phết đựng trong lọ có thể phết lên bánh quy dùng cho bữa ăn nhẹ – được gọi là Cheez Whiz. Sản phẩm này rất tốt, nhưng việc kinh doanh pho mát phết trên mỗi chiếc bánh quy sẽ không giúp họ tiến xa trên thương trường. Đó là lý do tại sao Kraft mở rộng phạm vi của Cheez Whiz và bắt đầu quảng bá nó để làm cơ sở cho hàng loạt loại đồ chấm và phết trên thức ăn. Ít lâu sau, Cheez Whiz đã trở thành một thành phần không thể thiếu trong các loại công thức nấu ăn hàng ngày. Mặc dù vậy, Kraft vẫn không hài lòng khi chỉ có con người tiêu thụ sản phẩm này. Một trong những cách sử dụng độc đáo mới nhất của Cheez Whiz được khởi nguồn bởi một công ty bán mồi nhử cá ở California, công ty này trộn Cheez Whiz vào mồi nhử cá đóng gói sẵn để bán và họ mua những thùng chứa 55 gallon Cheez Whiz.

Nếu Kraft chỉ dừng lại ở khái niệm pho mát phết thì chắc chắn là công ty này sẽ chiếm lĩnh thị phần của rất nhiều loại bánh quy. Tuy nhiên, bằng lối tư duy đột phá, Kraft đã mở rộng thị trường và thu hút cả những đối tượng khách hàng mà ban đầu họ không hề nghĩ đến.

Ý tưởng số 2 – Đáp Ứng Thị Trường Còn Bỏ Ngỏ Trong Ngành

Khi bạn nói chuyện với người tiêu dùng và khách hàng của mình, hãy chú ý thật kỹ khi họ nói cụm từ này: “Giá như họ làm/bán sản phẩm X”. Công việc của bạn là phải tìm ra X là gì và cung cấp nó cho khách hàng. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng khách hàng sẽ chỉ cho bạn biết những gì họ muốn nếu như bạn dành thời gian để thực sự lắng nghe họ. Và điều tuyệt vời là nếu bạn có thể tìm ra được cách đáp ứng nhu cầu đó, doanh số bán hàng chắc chắn sẽ tăng đột phá.

Ví dụ, nhiều xưởng gỗ xẻ địa phương phải chịu áp lực từ việc những đại lý lớn thâm nhập vào thị trường này và tất nhiên những xưởng nhỏ không bao giờ có thể cạnh tranh với các đại lý lớn này. Nhưng thay vào đó, người chủ biết lắng nghe khách hàng của mình và được biết rằng chuỗi cửa hàng lớn thiếu những loại đồ gỗ hay mặt hàng khó tìm nào hoặc hàng đặt. Đây chính là một nhu cầu chưa được đáp ứng đang bị bỏ ngỏ, và nó có thể mang lại một cơ sở khách hàng mới – đó là những người sống ở vùng ngoại ô muốn tự tay sửa chữa, họ mua tất cả những thứ họ cần cho cuối tuần chỉ ở một cửa tiệm mà thôi.

Ý tưởng số 3 – Sử Dụng Internet và Các Công Cụ Bán Hàng

Nếu bạn đang đọc bài viết này, bạn chắc chắn biết rằng Internet có khả năng cung cấp nhiều thứ hơn là ảnh hài và tin lá cải.

Nhiều doanh nghiệp nhỏ giới hạn phạm vi bán hàng và kênh phân phối của mình chỉ bằng thông qua mua bán tại chỗ và mua bán trực tiếp tại cửa hàng, nhưng họ không nghĩ đến việc thương mại điện tử có thể gia tăng phạm vi thị trường, cơ sở khách hàng, và doanh số của họ. Thay vì bán hàng ở tiệm, hãy cân nhắc đến việc bán hàng trên mạng, một cửa hàng trực tuyến, một trang blog hay qua catalog.

Ý tưởng số 4 – Để Người Khác Bán Sản Phẩm Với Nhãn Hàng Riêng của bạn

Bằng cách cho phép các nhà phân phối, nhà bán buôn, các đại lý lớn và đối thủ cạnh tranh bán sản phẩm của bạn dưới nhãn hiệu riêng của họ (còn gọi là sản phẩm nhãn trắng – white label product), bạn có thể thu được lợi ích từ việc tăng sản lượng, bao gồm giảm chi phí trên từng đơn vị hàng hóa, tăng chi phí khấu hao cố định, và tăng doanh thu bán hàng, tất cả những điều này đều có thể gia tăng đáng kể lợi nhuận của một doanh nghiệp nhỏ.

Phương pháp này cũng tạo ra phân khúc thị trường của riêng bạn dưới nhãn hiệu của bạn, hoặc của người khác.

Ý tưởng số 5 – Tự Tạo Ra Đột Phá Công Nghệ Hoặc Mua Lại Nó

Chúng ta đều biết rằng chiến lược áp dụng những phương pháp đột phá về mặt công nghệ là rất cần thiết, nhưng nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ lại không biết làm cách nào để đổi mới công nghệ, quy trình và sản phẩm được cấp bằng sáng chế trong ngành của họ, hoặc làm thế nào để cấp phép cho những công nghệ mới cần thiết. Một số công ty cấp phép quyền sở hữu tài sản cung cấp dịch vụ cho tất cả các công ty thuộc mọi quy mô. Những công ty này có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng nếu bạn tìm kiếm từ khóa “cấp phép công nghệ”.

Có hai loại cấp phép (được cấp phép và cấp phép) và không phải tất cả các công ty đều có thể làm cả hai loại. Được cấp phép (in-licensing) là việc tìm kiếm sự đổi mới công nghệ đặc biệt để tạo ra một sản phẩm khác biệt hoặc tốt hơn, hay một phương pháp để cắt giảm chi phí sản xuất. Trong trường hợp này, bạn sẽ yêu cầu một công ty cấp phép độc quyền tìm kiếm và giành lấy cho doanh nghiệp của bạn một giấy phép sử dụng công nghệ cần có và thường được bảo vệ. Ngược lại, nếu công ty của bạn đã phát triển và cấp bằng sáng chế công nghệ độc quyền mà bạn muốn cấp phép cho người khác, thì một công ty cấp phép như vậy sẽ tìm kiếm các doanh nghiệp muốn mua một giấy phép cho công nghệ hay đổi mới từ công ty của bạn để sử dụng riêng.

Ý tưởng số 6 – Nâng Cao Năng Suất và Hiệu Quả Thông Qua Phần Mềm Quản Lý Doanh Nghiệp

Phần mềm quản lý doanh nghiệp tích hợp các chức năng kinh doanh riêng biệt và hiện có của công ty với việc giám sát dự án vào cùng một hệ thống. Phương pháp này hợp lý hoá các hoạt động, và có thể cung cấp một hệ thống ngoại vi song song để sao lưu và truy cập từ bất cứ nơi nào trên thế giới. Trước đây, những phần mềm này chỉ dành riêng cho các công ty lớn với ngân sách dồi dào, và các nhà cung cấp phần mềm duy nhất trong ngành là những tên tuổi lớn như SaaS, Microsoft và SAP.

Phương pháp này giúp giảm đáng kể công việc hành chính và chi phí cho nhân viên, nâng cao năng suất, hiệu quả cũng như tăng độ chính xác của việc giám sát dự án. Sự cải tiến về chức năng này có thể đưa doanh nghiệp của bạn lên một tầm cao mới. Điều đáng mừng là phần mềm này hiện có thể được mua với mức giá hợp lý từ nhiều công ty kinh doanh phần mềm quy mô nhỏ.

Ý tưởng số 7 – Hướng Sản Phẩm, Dịch Vụ Bắt Kịp Những Giá Trị và Xu Thế Hiện Hành

Bạn có thể đưa thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của công ty mình vào các lễ hội địa phương, các đại hội thể thao, các trang web du lịch nổi tiếng, v.v… để quảng cáo, quảng bá và xây dựng thương hiệu thông qua nhiều kênh khác nhau. Trong một vài thành phố, những thương gia địa phương kết hợp việc quảng cáo trong các lễ hội cuối tuần, ngày ra quân của các đội bóng, và kiếm lời từ các tour du lịch bằng xe buýt trọn gói đến các di tích lịch sử địa phương. Doanh nghiệp của bạn cũng có thể hưởng lợi từ một hiệp hội nơi thường tổ chức những chương trình với các chủ đề như bảo vệ môi trường. Cách xây dựng thương hiệu kiểu này có thể nâng cao uy tín và độ tin cậy của công ty bạn trong địa phương mình và gia tăng nhanh chóng doanh số bán hàng.

Một doanh nghiệp nhỏ thường có thể kiếm lời từ việc xác định được những vấn đề nổi cộm. Thay vì trực tiếp giảm giá, các đại lý và công ty ô tô đưa ra chương trình tích lũy điểm khi mua xăng khi giá nhiên liệu tăng vọt trong thời kỳ 2007-2008. Động thái này làm tăng mạnh doanh số và phân bổ chi phí quảng cáo của họ trong một thời gian dài. Tương tự như vậy, nhiều nông dân buôn bán quy mô nhỏ đã liên kết với nhau để mở chiến dịch “mua nông sản địa phương” để không bị siêu thị ép giá.

Ý tưởng số 8 – Tận Dụng Các Câu Lạc Bộ, Hiệp Hội Và Đối Thủ Cạnh Tranh

Hãy giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tới các tổ chức nơi có các khách hàng tiềm năng. Hãy tận dụng lợi thế của bạn khi được tham gia vào các câu lạc bộ dịch vụ địa phương, ví dụ ở Mỹ như Rotary, Lions Club, Elks, VFW và American Legion.

Nếu bạn là thành viên của Phòng Thương mại hay Hiệp hội Thương mại, hãy đăng ký thuyết trình tại một số buổi hội thảo của họ. Tốt nhất là có thể giới thiệu trực tiếp về doanh nghiệp của bạn, nhưng sự hiện diện của bạn và các mối quan hệ bạn thu được tại các cuộc họp như thế này cũng đủ đem lại những cơ hội đột phá tuyệt vời. Là người thuyết trình trong những câu lạc bộ này, mọi người sẽ nhìn nhận bạn với con mắt nhìn một chuyên gia. Lý lịch của bạn sẽ bao gồm cả tên công ty bạn, và mọi người đều muốn làm việc với một chuyên gia.

Nghe có vẻ điên rồ, nhưng việc hợp tác với đối thủ cạnh tranh để phát triển thị trường trong ngành sẽ đem lại nhiều lợi ích. Ở khu du lịch, các khách sạn và sân gôn là đối thủ cạnh tranh thường hợp tác mật thiết để đưa nhiều khách hơn đến địa bàn của họ. Sau đó, họ sẽ cạnh tranh khi khách hàng đã đến địa bàn. Điều này gọi là “marketing điểm đến” (destination marketing).

Đồng cạnh tranh và bắt tay với đối thủ cạnh tranh có thể là một cách thức đột phá nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của bạn.

Ý tưởng số 9 – Xuất Khẩu Sản Phẩm, Dịch Vụ

Xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ cần sự chuẩn bị kỹ càng về giấy tờ, thiết lập các đại lý hoặc kênh phân phối ở nước ngoài, nghiên cứu luật nhập khẩu và biểu thuế quan ở các nước nhập khẩu, cũng như nắm rõ về điều kiện thanh toán và thư tín dụng. Xác định phương thức vận chuyển, hiểu luật chuyển nhượng quyền sở hữu, và hiểu biết về các vấn đề văn hóa có liên quan cũng là điều rất quan trọng.

Xuất khẩu sẽ biến cả thế giới trở thành thị trường của bạn và giúp bạn tiếp cận với lượng khách hàng đông đảo, hứa hẹn doanh số khổng lồ, đặc biệt trong những thị trường mới nổi có tầng lớp trung lưu ngày một tăng.
Lời kết

Có rất nhiều cách để một doanh nghiệp thích ứng, phát triển và định vị thương hiệu để tạo đột phát trong doanh thu và nâng cao lợi nhuận. Điều này cần đến sự thận trọng, ý thức và sự sáng tạo của người chủ doanh nghiệp. Việc này sẽ trở thành một phần thú vị trong kinh doanh cũng như là cơ hội tốt nhất để doanh nghiệp tiếp tục phát triển và thành công. Trên thương trường, thứ duy nhất bất biến là sự thay đổi. Hãy tập thích nghi, đột phá và khi đó doanh nghiệp của bạn sẽ thành công rực rỡ.

Nguồn : Theo Saga.vn

Không ghi tác giả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *