Home / Thông tin dự án / Dự án gọi vốn / Dự án Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng

Dự án Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng

Dự án Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng

I. GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN Trang trại nuôi tôm

I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư

  • Chủ đầu tư: Cơ sở Vân Thanh
  • Giấy CNĐK hộ KD: 41W8032444
  • Nơi cấp: Ủy ban nhân dân Quận Bình Tân
  • Ngày đăng ký lần 1: 3/5/2012
  • Đại diện pháp luật: Đỗ Thị Thanh Thùy Vân
  • Địa chỉ trụ sở: 611/9A Trần Đại Nghĩa, P.Tân Tạo A, Q.Bình Tân, Tp.HCM
  • Ngành nghề chính: Chế biến, đóng gói và mua bán nông hải sản khô.
  • Vốn kinh doanh: 1.000.000.000 đồng (Một tỷ đồng)

I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án

  • Tên dự án: Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm
  • Địa điểm đầu tư: Ấp Hòa Phú, xã Long Bình, H.Gò Công Tây, T.Tiền Giang
  • Diện tích: 24,296.1 m2
  • Công nghệ nuôi tôm: Công nghệ sinh học BIOFLOC áp dụng tiêu chuẩn thực hành tốt nông nghiệp toàn cầu GLOBAL G.A.P.
  • Mục tiêu đầu tư: Dự án sẽ đạt sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm 32tấn/ha/vụ.
  • Mục đích dự án:

+ Phát triển nuôi tôm chân trắng hiệu quả, đảm bảo an toàn cho các loài tôm bản địa, góp phần đa dạng sinh học và hướng tới phát triển nuôi tôm chân trắng bền vững:

+ Sản xuất thủy sản nhiều hơn nhưng không tăng đáng kể nhu cầu sử dụng nguồn lợi tự nhiên từ đất và nước.

+ Phát triển hệ thống nuôi trồng thủy sản bền vững, không tàn phá môi trường.

+ Phát triển hệ thống nuôi trồng thủy sản có tỷ suất chi phí/lợi nhuận hợp lý, đóng góp cho sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản về mặt kinh tế và xã hội.

+ Đóng góp cho ngân sách nhà nước thông qua thuế và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập của người lao động đặc biệt ở vùng sâu vùng xa vùng đặc biệt khó khăn như xã Long Bình, H.Gò Công Tây, T.Tiền Giang; thực hiện đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, chính sách tam nông theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

  • Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới
  • Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập.
  • Tổng mức đầu tư: 20,703,133,000 đồng
  • Vốn cố định: 18,535,651,000 đồng, vốn lưu động: 2,167,482,000 đồng.
  • Vốn vay: 8,000,000,000 đồng, chiếm 43% nguồn vốn đầu tư TSCĐ.
  • Thời gian thực hiện: Thời gian hoạt động của dự án là 20 năm và đã hoạt động từ tháng 1 năm 2015 dự án;

II. CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ DỰ ÁN

II.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của vùng thực hiện dự án

Tiền Giang nói chung và khu vực các huyện ven biển nói riêng có các điều kiện tự nhiên rất phù hợp cho nuôi trồng thủy sản các loài nước lợ mặn khu vực nhiệt đới nói chung và TCT nói riêng:

– Có diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản tương đối lớn.

– Hệ thống sông ngòi dày đặc là nguồn cung cấp nước dồi dào với chất lượng tốt cho các hoạt động NTTS.

– Nguồn nước của hệ thống sông Mekong giàu dinh dưỡng với lượng phù sa nhiều và các phiêu sinh vật phong phú với năng suất sinh học cao, là nguồn thức ăn tự nhiên rất tốt cho các đối tượng thủy sản nuôi.

– Nằm trong vùng ít phải chịu những tai biến thiên nhiên như bão gió, lụt…nên rủi ro cho hoạt động NTTS không nhiều.

– Ngoài ra còn có diện tích rừng ngập mặn lớn là nơi cư trú, sinh sống, bãi đẻ của rất nhiều động thực vật thuỷ sản, đặc biệt đây là nhà máy lọc nước thải sinh học khổng lồ giúp cải thiện chất lượng nước cho NTTS.

Tình hình kinh tế – xã hội trong 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục có sự tăng trưởng khả quan trên tất cả các lĩnh vực và tăng so với cùng kỳ, tạo tiền đề và động lực để các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân tỉnh nhà hăng hái chăm lo sản xuất, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội của tỉnh tăng trưởng cao hơn trong thời gian tới.

II.2. Tình hình nuôi tôm chân trắng (TCT)

(1) Những thuận lợi

Việc phát triển nuôi tôm sú đang mất dần lợi thế, bị cạnh tranh gay gắt của TCT từ các nước xuất khẩu như Thái Lan, Trung Quốc, Ấn độ… tôm sú càng mất giá, các vùng đất nuôi tôm sú bị thoái hóa, bỏ hoang do người nuôi thua lỗ rất khó cải tạo để trồng lúa. Vì vậy, việc cải tạo đất để phát triển nuôi tôm TCT là phù hợp, mở ra tiềm năng mới

– Được sự cho phép của Bộ NN&PTNT, (ban hành kèm theo quyết định số 456/QĐ-BNN-NTTS ngày 04/02/2008; chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS ngày 25/01/2008 làm căn cứ pháp lý). Sự quan tâm của các cấp chính quyền tỉnh Tiền Giang trong việc triển khai nuôi TCT.

– Tiền Giang có diện tích vùng nước lợ mặn lớn, có các điều kiện tự nhiên (khí hậu, thủy văn, nguồn nước…) cơ bản thuận lợi cho phát triển nghề nuôi TCT.

– TCT là loài tôm rộng muối, rộng nhiệt, lớn nhanh ở giai đoạn đầu khi tôm có khối lượng dưới 20g, không đòi hỏi thức ăn có hàm lượng protein cao như tôm sú; hệ số thức ăn tương đối thấp, có khả năng sống tốt trong điều kiện nuôi ở mật độ cao và có thể cho năng suất cao hơn tôm sú.

–  Tiền Giang có kinh nghiệm nuôi tôm sú lâu đời, trong khi kỹ thuật nuôi TCT lại không khác gì nhiều so với tôm sú nên thuận lợi trong việc phổ biến kỹ thuật và phát triển nuôi TCT.

– Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ thú y thủy sản được thừa hưởng từ những vùng nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh tương  đối hoàn thiện.

– UBND Tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định số 460/2008/QĐ-UBND về việc bãi bỏ Chỉ thị số 31/2006/CT-UBND ngày 12/12/2006 đồng thời Sở Thủy sản Tiền Giang đã có Thông báo về việc hướng dẫn phát triển nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang theo tinh thần Chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS.

(2) Những khó khăn

Tiền Giang được coi là vùng có nhiều lợi thế về nuôi trồng thủy sản, có thể phát triển cả về qui mô, chất lượng. Hơn nữa, đây là vùng có đất đai, nguồn nước, thổ nhưỡng, khí hậu rất phù hợp với loại tôm TCT. Việc chấp thuận nuôi tôm TCT của Bộ NN&PTNT rõ ràng đã tạo điều kiện, mở ra hướng nuôi trồng mới cho vùng. Tuy nhiên, để phát triển nuôi tôm TCT tạo được hiệu quả cao, không lặp lại bài học “tôm sú”, đòi hỏi nông dân và chính quyền địa phương phải vượt qua hàng loạt thách thức.

– Công tác kiểm dịch nguồn giống gặp nhiều khó khăn, hầu hết là giống nhập lậu chưa qua kiểm dịch. Giống nhập lậu chủ yếu là từ khu vực miền Trung, sử dụng nguồn tôm bố mẹ nhập từ Trung Quốc có giá thành thấp hơn nhiều so với giống sản xuất từ nguồn bố mẹ nhập từ Hawaii. Trong khi người nuôi còn thiếu thông tin, chưa thực sự hiểu được tầm quan trọng của công tác kiểm dịch.

– Giá cả đầu ra chưa thực sự ổn định.

– Do TCT là đối tượng mới được đưa vào nuôi nên nhiều hộ nuôi chưa nắm vững kỹ thuật, còn lúng túng khi có sự cố xảy ra.

– Các dịch vụ hậu cần phục vụ cho nuôi TCT chưa hoàn thiện, đặc biệt là thiếu những cơ sở cung cấp con giống có chất lượng.

– Các kênh thông tin tuyên truyền còn hạn chế, chưa truyền tải được thông tin kịp thời tới người nuôi những thông tin như các vấn đề về thời tiết, môi trường, kỹ thuật, dịch bệnh…

II.3. Khả năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra của dự án

  • Sản lượng xuất khẩu tôm chân trắng ngày càng tăng: Tính đến 15/9/2013, xuất khẩu (XK) tôm chân trắng đạt 875.4 triệu USD, vượt qua 868.3 triệu USD thu từ XK tôm sú.
  • Nhu cầu NK tôm chân trắng gia tăng ở hầu hết các thị trường tiêu thụ tôm chính của Việt Nam. Thống kê Hải quan cho thấy, 8 tháng đầu năm 2013, tỷ trọng tôm chân trắng trong tổng XK tôm sang Nhật Bản tăng từ 31.6% cùng kỳ năm 2012 lên 42.7%. Tỷ trọng XK tôm chân trắng sang Mỹ tăng gần gấp đôi, từ 37% lên 66.3%. XK tôm chân trắng sang EU và Trung Quốc cũng tăng đáng kể với tỷ trọng  tăng lần tượt từ 45.7% lên 53% và từ 11.4% lên 19%.

II.4. Kết luận về sự cần thiết đầu tư

Với những ưu thế vượt trội so với một số loài thuộc họ tôm he, tôm chân trắng có những đặc điểm mau lớn, đạt được năng suất cao, thích ứng rộng với điều kiện môi trường, rút ngắn thời gian nuôi, giảm thiểu mức độ rủi ro do dịch bệnh. Ngoài ra, thịt tôm chân trắng ngon, hàm lượng protein cao và là sản phẩm được hầu hết các nước trên thế giới ưa chuộng.

Do đó việc phát triển nuôi là tôm thẻ chân trắng là yêu cầu cần thiết của nước ta và trên thế giới.

Sau khi nghiên cứu và nắm vững các yếu tố kinh tế, kỹ thuật, khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào và đầu ra của dự án cũng như các cơ chế chính sách của Chính phủ nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng trong lĩnh vực nuôi tôm chân trắng, Cơ sở Vân Thanh chúng tôi quyết định đầu tư xây dựng dự án Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại Ấp Hòa Phú, xã Long Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang, một nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện về tự nhiên và kinh tế xã hội để xây dựng và phát triển trang trại tôm chân trắng một cách bền vững, lâu dài đồng thời đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và hướng đến thị trường xuất khẩu.

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của cơ sở chúng tôi áp dụng công nghệ sinh học, không thay nước hoặc thay nước hạn chế là quy trình nuôi tiên tiến đã được một số nước trên thế giới áp dụng từ lâu như Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia….. nó đã chứng minh được mô hình này hạn chế được dịch bệnh trên tôm nuôi, hiệu quả sử dụng thức ăn công nghiệp đạt mức tối ưu, mức độ thâm canh cao, năng suất cao đồng nghĩa với việc đạt tỷ suất lợi nhuận cao, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên nước và đất tiết kiệm hợp lý, không gây tác động xấu đến môi trường do việc hạn chế xả thải.

Tóm lại, với niềm tin sản phẩm do chúng tôi tạo ra sẽ được người tiêu dùng trong nước và thế giới ưa chuộng, với niềm tự hào sẽ góp phần tăng giá trị xuất khẩu, tăng thu nhập, tạo việc làm cho lao động tại địa phương và nhất là góp phần thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp, chính sách tam nông theo chủ trương của Đảng và Nhà nước chúng tôi tin rằng dự án Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại ấp Hòa Phú, xã Long Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang là sự đầu tư cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

III. NỘI DUNG DỰ ÁN

III1. Địa điểm và thời gian thực hiện dự án

Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” sẽ được đầu tư tại tại Ấp Hòa Phú, xã Long Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang với tổng diện tích 24,296.1 m2, diện tích mặt ao nuôi là 1.4 ha, diện tích còn lại dùng làm các công trình phụ.

Các hạng mục công trình:

Thời gian hoạt động của dự án là 20 năm và đã hoạt động từ tháng 1 năm 2015 dự án;

III.2. Quy trình nuôi tôm chân trắng

III.3. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn thực hiện dự án

  1. Tổng mức đầu tư:

Vốn lưu động: Ngoài ra, để dự án có thể hoạt động, trước khi dự án đi vào hoạt động chủ đầu tư phải chuẩn bị một số tiền tương ứng với chi phí hoạt động của năm đầu tiên là 2,167,482,000 đồng.

  1. Phân bổ nguồn vốn:
  2. HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH

Các chỉ số tài chính:

Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội. Đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung và của khu vực nói riêng. Nhà nước và địa phương có nguồn thu ngân sách từ Thuế GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp. Dư án góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hơn 200 lao động, ưu tiên lao động nữ.

Qua phân tích về hiệu quả đầu tư, dự án còn rất khả thi qua các thông số tài chính như NPV =  3,223,906,000 đồng; Suất sinh lời nội bộ là: IRR  = 22 % ; thời gian hoà vốn sau 6 năm. Điều này cho thấy dự án khả thi trong việc mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư trong thời kì khó khăn của nền kinh tế, niềm tin lớn khi khả năng thanh toán nợ vay cao và thu hồi vốn đầu tư nhanh. Thêm vào đó, dự án còn đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà Nước và giải quyết một lượng lớn lực lượng lao động cho cả nước.

IV. KẾT LUẬN

Như đã phân tích ở trên dự án Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm thực hiện mô hình nuôi tôm khép kín áp dụng công nghệ sinh học không thay nước, hoặc thay nước hạn chế sẽ làm tiết kiệm việc sử dụng tài nguyên đất và nước, không tác động xấu đến môi trường. Đồng thời với việc hoạt động theo tiêu chuẩn thực hành tính nông nghiệp toàn cầu GLOBAL G.A.P  (đã được cấp giấy chứng nhận), dự án cam kết đảm bảo luôn đạt tiêu chuẩn cao về tác động môi trường.

Không chỉ góp phần tăng giá trị xuất khẩu, tăng thu nhập, tạo việc làm cho lao động có thu nhập thấp tại địa phương, đặc biệt là lao động nữ mà dự án còn góp phần thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp, chính sách tam nông theo chủ trương của Đảng và Nhà nước Ngoài những lợi ích trực tiếp từ dự án như đã nêu, mô hình hoạt động hiệu quả của dự án sẽ được nhân rộng ra trong vùng, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản khác làm cho cả cộng đồng nuôi trồng thủy sản phát huy tốt năng lực của ngành nghề tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường, nâng cao thu nhập cho người lao động, tỷ suất đầu tư/lợi nhuận hợp lý góp phần phát triển kinh tế xã hội đất nước.

Cơ sở Vân Thanh chúng tôi khẳng định dự án Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại ấp Hòa Phú, xã Long Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang đáp ứng được nhu cầu và lợi ích kinh tế – xã hội. Riêng về mặt tài chính được đánh giá rất khả thi thông qua kế hoạch vay vốn sử dụng vốn, chi phí đầu tư, chi phí hoạt động và nguồn doanh thu có căn cứ dựa vào phân tích điều kiện kinh tế tình hình thị trường trong nước.

Vì vậy, Cơ sở Vân Thanh mong muốn Đơn vị cho vay chấp nhận và hỗ trợ công ty chúng tôi trong việc vay vốn. Chúng tôi xin cam kết:

– Chấp nhận các quy định về hỗ trợ tài chính của Đơn vị.

– Sử dụng vốn vay đúng mục đích và tạo điều kiện để Đơn vị cho vay kiểm tra việc sử dụng vốn vay.

– Trả nợ gốc tiền vay và lãi tiền vay đầy đủ, đúng hạn.

– Những thông tin đã kê khai và tài liệu đi kèm là chính xác, đúng đắn và hợp pháp.

Chúng tôi chịu trách nhiệm trước Đơn vị cho vay và Pháp luật về lời cam kết trên.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *