Nhà lãnh đạo phải phải là người phát ngôn chính thức của tổ chức trong thời kỳ tổ chức gặp khủng hoảng. Danh tiếng của vị lãnh đạo và danh tiếng của công ty có liên hệ rất chặt chẽ. Lãnh đạo được nhiều người xem như bộ mặt của tổ chức. Nếu khi mọi chuyện trở nên tốt đẹp, lãnh đạo nhận được nhiều lợi ích nhất thì họ cũng phải chấp nhận chịu nhiều lời chỉ trích nhất khi mọi chuyện không như ý muốn.
Bước 2: Truyền thông không mệt mỏi
Truyền thông một cách hiệu quả trong suốt thời kỳ khủng hoảng là việc làm cần thiết. Ông Rick Wagoner -CEO của General Motors giải thích: “Mọi người luôn luôn đói khát thông tin trong thời kỳ thử thách”.
Bước 3: Đừng đánh giá thấp khủng hoảng và các đối thủ cạnh tranh
Có những điều về khủng hoảng mà nhà lãnh đạo không muốn nghe, nhưng cần phải nghe. Khủng hoảng của tổ chức bạn có thể trở thành cơ hội của nhiều đối thủ cạnh tranh.
Bước 4: Tập trung vào những việc cần làm tiếp theo
Rơi vào tình huống khẩn cấp đòi hỏi nhóm điều hành tập trung nhiều vào điều xảy ra tiếp theo và bớt tập trung vào những điều đã xảy ra.
Bước 5: Phân tích điều gì đúng và sai
Ngay khi nhà lãnh đạo cảm thấy rằng họ đã tạm thời ổn định hoặc cứu nguy được danh tiếng của công ty sau thời kỳ khủng hoảng, họ nên lùi lại và nghiên cứu sai lầm riêng của mình và của những người khác. Bằng cách này, công ty có thể tránh lặp lại sai lầm và có thể tìm ra các vấn đề lớn hơn vẫn nằm sâu bên dưới.
Bước 6: Đo lường
Để theo dõi quá trình hồi phục danh tiếng, việc đo lường là cần thiết. Các công ty và các nhà lãnh đạo cần có thời gian, có bằng chứng chứng tỏ công ty đang đi đúng định hướng.
Bước 7: Duy trì văn hóa tổ chức
Gây dựng hoặc phục hồi nền văn hóa tổ chức, trong đó lãnh đạo gắn kết nhân viên và gợi ý những điều nên làm, với mong muốn giúp đỡ. Hầu hết việc phục hồi danh tiếng có liên quan đến việc tuyển dụng những nhân viên giỏi.
Bước 8: Nắm bắt thay đổi
Khi khủng hoảng tấn công và quá trình hồi phục bắt đầu, các doanh nghiệp thường có nhiều thay đổi. Rất nhiều khủng hoảng đã xảy ra chỉ bởi các nhà lãnh đạo không thấy, phớt lờ hoặc không nhìn nhận các thay đổi một cách nghiêm túc.
Bước 9: Đương đầu với giới truyền thông
Các công ty có nhiều kênh để thu thập thông tin mà không chỉ dựa vào một kênh duy nhất như trước đây. Cùng với truyền thông truyền thống, các công ty có kênh riêng như website, blog, quảng cáo trực tuyến…Tuy nhiên, các phương tiện này có thể phát đi những thông tin không mong muốn làm tổn hại đến danh tiếng của công ty.
Bước 10: Tăng lực cho nhân viên
Nếu quá trình phục hồi danh tiếng được tiến hành và nhân viên được truyền cảm hứng, các công ty sẽ có thời gian làm tăng đà cần thiết để đẩy về phía trước.
Bước 11: Cam kết rằng quá trình phục hồi danh tiếng giống như cuộc chạy marathon
Điều này nghĩa là nó được duy trì bền bỉ và vững chắc, không phải là một cuộc chạy nước rút. Nhưng nhà lãnh đạo nên thừa nhận việc phục hồi thường xuyên, liên tục, không có ngày nghỉ.
Bước 12: Giảm bớt việc mạo hiểm danh tiếng của tổ chức
Khi quá trình hồi phục đi vào quy củ, và công ty đã “khỏe mạnh” trở lại, mạo hiểm về danh tiếng nên được kiểm soát chặt chẽ.