NHỮNG KHÁC BIỆT CƠ BẢN GIỮA KẾ HOẠCH KINH DOANH VÀ KẾ HOẠCH MARKETING

Điểm khác biệt giữa một kế hoạch tiếp thị và kế hoạch kinh doanh là gì? Có phải mọi kế hoạch kinh doanh đều bao gồm một kế hoạch tiếp thị? Tại sao kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tiếp thị không cần thiết phải đi chung?

KHÁC BIỆT GIỮA KẾ HOẠCH KINH DOANH VÀ KẾ HOẠCH MARKETING

1. Một kế hoạch kinh doanh liên quan đến toàn bộ doanh nghiệp, bao gồm cả chiến lược tổng thể, kế hoạch tài chính, thị trường mục tiêu, doanh số bán hàng, sản phẩm và dịch vụ, hoạt động, và mối liên hệ giữa chúng. Một kế hoạch tiếp thị, ngược lại, chỉ tập trung vào việc tiếp thị: chiến lược tiếp thị, thị trường mục tiêu, tiếp thị hỗn hợp, nhắn tin, chương trình, v.v Dòng tiền là chi tiết rất quan trọng đối với một kế hoạch kinh doanh, nhưng thường không xuất hiện trong một bản kế hoạch tiếp thị.

2. Một kế hoạch kinh doanh gần như luôn luôn bao gồm phần kế hoạch tiếp thị. Với những trọng tâm khác nhau, một số kế hoạch tập trung nhiều vào sản phẩm hoặc dịch vụ hơn là tiếp thị. Tuy nhiên, những kế hoạch như thế không mấy phổ biến

3. Nhiều người thực hiện kế hoạch marketing nhiều hơn là kế hoạch kinh doanh vì đặc thù công việc hoặc do họ tập trung chủ yếu vào các vấn đềmarketing chứ không phải là toàn bộ doanh nghiệp.

5 BƯỚC TẠO LẬP KẾ HOẠCH MARKETING THÀNH CÔNG

Vậy làm thế nào để có được một bản kế hoạch marketing thành công? Trang Entrepreneur.com khuyên bạn thực hiện 5 bước dưới đây.

Bước 1: Xác định danh tiếng của doanh nghiệp

Hãy tạo các bản danh sách riêng biệt,trong đó xác định điểm mạnh, điểm yếu và mục tiêu của doanh nghiệp. Xem xét mọi khía cạnh và tạo một danh sách tổng quát. Đừng chỉnh sửa hoặc bác bỏ bất cứ điều gì.

Sau đó, tìm kiếm những điểm ưu tiên trong số đó.Nếu thực hiện bước trên đúng cách, bạn sẽ có được rất nhiều thông tin hữu ích, và một vài trong số đó còn quan trọng hơn những điểm còn lại. Hãy loại bỏ những mục không quan trọng ra khỏi danh sách và chuyển những mục quan trọng lên đầu. Việc làm này đôi khi còn đòi hỏi thông tin từ nhà quản lý của bạn. Ví dụ, đội ngũ quản lý của bạn cho rằng những suy nghĩ bảo thủ về chi tiêu là một điểm yếu trong khi bạn lại không nghĩ như vậy. Những yếu tố như vậy nên bị loại bỏ khỏi danh sách.

Bước 2: Tập trung vào các thị trường

Danh sách tiếp theo bạn cần phải thực hiện là danh sách vềnhững cơ hội và thách thức. Hãy suy nghĩ về chúng như những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp của bạn – những yếu tố mà bạn không thể kiểm soát nhưng có thể cố gắng dự đoán. Các cơ hội có thể bao gồm các thị trường mới, các sản phẩm mới và các xu hướng có lợi cho doanh nghiệp của bạn. Những thách thức bao gồm sự cạnh tranh và sự phát triển của công nghệ khiến bạn trở nên yếu thế.

Thêm vào đó, hãy lên một danh sách những khách hàng lí tưởng của bạn, bao gồm các cá nhân hay tổ chức. Bạn có thể gán cho mỗi người một tính cách, chẳng hạn như một người cao tuổi khám phá thư điện tử hay một sinh viên đại học nhận được thẻ tín dụng đầu tiên của mình. Những người này là mang tính biểu tượng và lý tưởng, và là đại diện cho nhóm khách hàng tiềm năng nhất.

Hãy đặt mình vào vị trí của mỗi người mua lý tưởng đó và sau đó suy nghĩ xem họ sẽ dùng loại hình truyền thông nào, thông điệp gì sẽ giúp bạn truyền tải lời đề nghị tới khách hàng một cách hiệu quả nhất.

Bước 3: Tập trung vào chiến lược

Giờ là lúc để tập hợp các danh sách của bạn lại với nhau. Hãy tìm điểm chung giữa những nét độc đáo của bạn và thị trường mà bạn đang nhắm đến. Về phần các lời đề nghị kinh doanh, những đề nghị nào bạn có thể loại ra khỏi danh sách vì không có tính chiến lược? Sau đó hãy nghĩ vềviệc gạch đi những nhóm khách hàng không nằm trong thị trường mục tiêu của bạn.

Ví dụ, một nhà hàng tập trung vào việc cung cấp các món ăn lành mạnh, chế biến từ thực phẩm hữu cơ và ngon miệng có lẽ sẽ thích hợp với những người ưa chuộng thực phẩm sạch và có thu nhập cao hơn mức trung bình. Vì vậy, nhà hàng có thể bỏ qua những đối tượng khách hàng thích ăn đồ ăn nhanh như hamburger và pizza, và những người mong muốn đồ ăn giá rẻ.

Kết quả của bước thứ ba là chiến lược: Thu hẹp trọng tâm của bạn về những gì phù hợp với đặc điểm nổi bật của bạn và hấp dẫn nhất đối với thị trường mục tiêu của bạn.

Bước 4: Thiết lập các bước có thể đo lường cụ thể

Tiếp theo, chú ý tới những chi tiết cụ thể và có thể đo lường được. Chiến lược marketing của bạn nên bao gồm đánh giá hàng tháng, theo dõi và đo lường, dự báo bán hàng, chi phí ngân sách và số liệu phi tiền tệ áp dụng trong quá trình theo dõi tiến độ. Chúng có thể bao gồm các bản thuyết trình, các cuộc gọi điện thoại, các liên kết, các bài đăng trên blog, lượt truy cập trang, tỷ lệ chuyển đổi, các bản đề xuất và các chuyến đi. Kế hoạch của bạn phải phù hợp với nhiệm vụ của mọi người trong nhóm và buộc họ chịu trách nhiệm về những thành công và thất bại của mình.

Bước 5: Thường xuyên xem xét và sửa đổi

Tương tự như với kế hoạch kinh doanh của bạn, kế hoạch tiếp thị cũng cần được tiếp tục phát triển cùng với doanh nghiệp .Các giả định của bạn sẽ thay đổi, do vậy hãy làm quen với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Một số phần của kế hoạch cũng sẽ có hiệu quả cao hơn so với những phần khác, vì vậy hãy xem xét lại và sửa đổi để áp dụng những gì bạn học được trong quá trình làm việc.

Nguồn : SAGA.VN

Để lại một bình luận