Home / Phát triển doanh nghiệp / Chiến lược kinh doanh / 5 YẾU TỐ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VÀ 358 CHIẾN LƯỢC

5 YẾU TỐ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VÀ 358 CHIẾN LƯỢC

Lợi nhuận chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, nó là kết quả cuối cùng có liên quan đến nhiều khâu của quá trình sản xuất. Do đó, phấn đấu tăng lợi nhuận là tối ưu từng hoạt động nhỏ trong doanh nghiệp từ đào tạo nhân viên bán hàng, quản lý trạng thái khách hàng, … từ đó chúng ta sẽ gia tăng doanh số nhanh chóng.

Điều thú vị là các doanh nghiệp mới thành lập áp dụng công thức này rất thành công. Brad Sugars khẳng định rằng, sự hiểu biết và tính bảo thủ của các chủ doanh nghiệp khác có thể đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp của bạn. Đặc biệt, khi nhiều chủ doanh nghiệp “có kinh nghiệm” chỉ tập trung vào việc gia tăng thu nhập, cắt giảm chi phí để tạo ra lợi nhuận.

Nhằm giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận nhanh chóng, Brad Sugars đã đưa ra công thức “5 Ways” với 358 chiến lược có thể giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận lên tới 61%. Công thức này đã được kiểm chứng tại nhiều quốc gia trên thế giới trong suốt 20 năm khi ông ứng dụng huấn luyện cho các doanh nghiệp trên thế giới. Khi cảm thấy sẵn sàng làm việc với tất cả các yếu tố trong công thức 5 Ways này, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy được sự tăng trưởng nhiều hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Làm việc với các con số như thế nào?

Với các yếu tố trong công thức 5 Ways, các chủ doanh nghiệp có nhiều cơ hội để tạo ra lợi nhuận nhiều hơn các chủ doanh nghiệp là chuyên gia trong việc cắt giảm chi phí để gia tăng lợi nhuận. Vậy công thức tăng trưởng đơn giản và tập trung vào lợi nhuận này là gì? 5 Ways chính là một chiến lược xác định năm yếu tố chủ chốt tồn tại trong mỗi doanh nghiệp – các yếu tố có thể được nhân lên để tạo ra lợi nhuận khổng lồ.

5 WAYS bao gồm 358 chiến lược như sau:  84 cách tăng Số lượng khách hàng tiềm năng (a)84 cách tăng Tỷ lệ chuyển đổi (b)69 cách gia tăng Số lượng giao dịch (c)54 cách gia tăng Doanh thu trung bình trên mỗi lần bán hàng (d) và 67 cách tăng Tỷ suất lợi nhuận (e). Tùy loại hình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà áp dụng những cách bên trên cho phù hợp, các bạn nên chọn 5-10 cách phù hợp nhất để áp dụng.

Công thức tính:

Số khách hàng tiềm năng * Tỷ lệ chuyển đổi * Số lượng giao dịch trung bình * Doanh thu trung bình trên mỗi giao dịch * Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận

  • Số khách hàng tiềm năng: số khách hàng bạn có thể tiếp cận được để giới thiệu sản phẩm / dịch vụ của mình. Đối với tạp hoá là thì số người sinh sống quanh khu vực cửa hàng hoặc đi ngang cửa hàng của bạn. Số khách hàng tiềm năng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn thường thấy nhất là mặt bằng cửa hàng (đặt ở mặt tiền đường, nhiều người qua lại thì hẳn nhiên sẽ có nhiều người hơn so với đặt trong hẻm).
  • Tỷ lệ chuyển đổi: nghĩa là bao nhiêu trong số các khách hàng tiềm năng trên kia sẽ mua hàng từ bạn.
  • Số lượng giao dịch trung bình: nghĩa là mỗi khách hàng sẽ mua bao nhiêu lần từ bạn.
  • Doanh thu trung bình mỗi giao dich:nghĩa là mỗi đơn hàng như vậy sẽ có doanh thu trung bình là bao nhiêu
  • Tỷ suất lợi nhuận: là lợi nhuận cuối cùng của bạn sẽ chiếm bao nhiêu trên tổng doanh thu

Chẳng hạn trong 1 ngày:

  • Cửa hàng của bạn tiếp cận được 500khách hàng
  • Và có khoảng 100trong số 500 khách hàng tiềm năng đó mua hàng
  • Vậy bạn có tỷ lệ chuyển đổi là 100 / 500 = 20%
  • Mỗi khách hàng như vậy mỗi ngày mua ở cửa hàng của bạn 1 lần, vậy ta có trung bình số lần mua trên mỗi khách hàng là 1 lần
  • Mỗi khách mua giá trị đơn hàng khác nhau, giả sử tính trung bình trên tất cả đơn hàng ra khoảng 000 đ/ đơn đi.
  • Thì doanh thu 1 ngày của bạn sẽ là 500 * 20% * 1 * 50.000 = 000.000VND
  • Giả sử tỷ suất lợi nhuận của bạn là 10%
  • Vậy lợi nhuận của bạn trong 1 ngày là 5.000.000 đ * 10% = 000đ

Vậy ta có bảng tính sau:

Bảng tính lợi nhuận hiện tại

Bây giờ ta sẽ tưởng tượng, tăng 5 biến số trong công thức, mỗi biến lên 10%, xem thế nào nhé:

Bảng tính lợi nhuận trong tương lai

Điều làm bạn bất ngờ sẽ là lợi nhuận trong bảng tính 2 so với bảng tính 1 tăng đến 61% (bằng (805.255 – 500.000) / 500.000) chứ không phải 10% như tăng từng biến số.

Như vậy, với giá trị mỗi biến chỉ cần tăng 10%, bạn có thể tăng lợi nhuận cuối cùng của mình lên tới 61 % chứ không phải là 10% (tương ứng với lợi nhuận 550.000 đ).

Dưới đây là 5 yếu tố đơn giản trong công thức 5 Ways của Brad Sugars:

  1. Tăng số lượng khách hàng tiềm năng: Tổng số người đã liên lạc hoặc đã từng liên lạc với doanh nghiệp trong thời gian một năm.
  2. Quảng cáo trên báo địa phương
  3. Quảng cáo trên các tờ nhật báo
  4. Quảng cáo trên các kênh truyền hình
  5. Quảng cáo trên đài phát thanh
  6. Quảng cáo trên tạp chí
  7. Quảng cáo trên tạp chí thương mại
  8. Quảng cáo trên các trên các bản tin chuyên ngành
  9. Quảng cáo trên các bảng tin tại trường học
  10. Quảng bá trên các báo, tạp chí và các trang quảng cáo rời
  11. Quan hệ công chúng
  12. Gửi thông cáo báo chí
  13. Gửi bưu thiếp cho khách hàng
  14. Quảng cáo bằng chiến dịch phát tờ rơi
  15. In catalogue
  16. Sản xuất Brochure
  17. Phiếu giảm giá
  18. Phát tờ rơi
  19. Quảng cáo trên cáo Trang Vàng (Trang thông tin doanh nghiệp)
  20. Quảng cáo thông qua niên giám điện thoại gia đình (sách in các số điện thoại cố định)
  21. Mua cơ sở dữ liệu khách hàng để tiếp thị sản phẩm/dịch vụ
  22. Gửi thư quảng cáo trực tiếp
  23. Đính kèm tờ rơi với hóa đơn thanh toán
  24. Tổ chức đấu thầu để nhận danh sách nhà thầu
  25. Gửi fax cho khách hàng
  26. Sử dụng bảng quảng cáo ngoài trời / Poster
  27. Quảng cáo trên các trang rao vặt điện tử (Craiglist) hoặc các mục rao vặt trên báo
  28. Quảng cáo trên xe taxi
  29. Quảng cáo trong rạp chiếu phim
  30. Đẩy mạnh hoạt động tài trợ
  31. Gửi bưu thiếp điện tử (email)
  32. Quảng cáo qua Internet/ các trang web.
  33. Sử dụng bảng quảng cáo trên các cao ốc
  34. Quảng cáo trên xe hơi
  35. Quảng cáo tại các cửa hàng và trên lề đường
  36. Trang trí cửa kính trưng bày sản phẩm
  37. Thu hút khách hàng vãng lai
  38. Sử dụng vật phẩm quảng cáo / trung bày tại các điểm bán hàng
  39. Đổi mới bao bì sản phẩm
  40. Phát video quảng cáo / trưng bày tại cửa hàng
  41. Quảng bá trong các trung tâm mua sắm
  42. Phát hành các bản tin chuyên ngành
  43. Sử dụng stickers, nhãn dán trên sản phẩm
  44. Nam cham tử lạnh
  45. Tặng quà khuyến mãi kèm theo thông tin liên lạc
  46. Quảng cáo bằng kinh khí cầu, banner trên máy bay
  47. Chương trình/ kí hợp đồng với chính phủ
  48. Trang bị đồng phục/ bảng tên cho nhân viên
  49. Thiết kế và in ấn danh thiếp
  50. Mở rộng mạng lưới bán hàng
  51. Xây dựng đội ngũ bán hàng
  52. Tiếp thị sản phẩm / dịch vụ qua điện thoại
  53. Gọi điện trực tiếp cho khách hàng
  54. Tổ chức các cuộc thi / khảo sát khách hàng
  55. Liên kết doanh nghiệp với người thụ hưởng
  56. Liên minh chiến lược
  57. Viết sách về doanh nghiệp
  58. Tổ chức hội thảo và sự kiện
  59. Tổ chức các lễ hội và các buổi biễu diễn
  60. Tổ chức ngày hội trải nghiệm và đăng ký thông tin cho khách hàng
  61. Thực hiện chiến lược gây quỹ
  62. Tham dự các hội nghị thương mại
  63. Bán hàng theo nhóm
  64. Mở rộng mạng lưới tiếp thị
  65. Tìm kiếm nhà phân phối/ đại lý
  66. Bên nhận quyền/bên nhận phép
  67. Tham giá hội chợ thương mại
  68. Thay đổi hoặc mở thêm chi nhánh
  69. Tăng thời gian giao dịch vào các khung giờ khác nhau
  70. Khuếch trương thương hiệu đến những khu vực mới
  71. Thống kê, kiểm tra và đo lường
  72. Khuyến khích đội ngũ bán hàng
  73. Khuyến khích đội ngũ mua hàng
  74. Tham gia hệ thống giới thiệu cơ hội kinh doanh
  75. Tổ chức các sự kiện quảng cáo
  76. Quảng cáo trên các loại vé
  77. Sử dụng dịch vụ quảng cáo có thu phí trên mỗi lần nhấp chuột (PPC Advertising)
  78. Truyền thông xã hội (social media)
  79. Đăng ký nhận thư quảng cáo
  80. Sử dụng trang web có cung cấp tính năng RSS
  81. SEO
  82. SEM
  83. Viết bài quảng cáo
  84. Quảng cáo trên website
  85. Sử dụng các trang web thu thập thông tin của khách hàng (Squeeze Page)
  86. Cách tăng tỷ lệ chuyển đổi :Phần trăm số lượng người thực sự mua hàng. Ví dụ: nếu 10 người
  87. Ban hành chính sách cam kết bằng văn bản
  88. Xác định lợi điểm bán hàng độc nhất (Unique Point)
  89. Phát triển dòng sản phẩm riêng biệt
  90. Bán sản phẩm độc quyền
  91. Tăng danh mục sản phẩm
  92. Cung cấp sản phẩm chất lượng
  93. In danh sách lợi ích của sản phẩm/ dịch vụ
  94. Sử dụng phiếu đánh giá của khách hàng
  95. Sử dụng hình ảnh trước và sau khi dùng sản phẩm/mẫu thử
  96. Trung bày mẫu thử/ hình ảnh minh họa
  97. Sản xuất brochure chất lượng
  98. In sách và tạo các trang thông tin doanh nghiệp
  99. Cung cấp giá trị tăng thêm
  100. Chào bán sản phẩm
  101. Dẫn đầu xu hướng trên thị trường
  102. Tạo danh mục sản phẩm/ giá cả
  103. cung cấp thông tin đội ngũ nhân viên
  104. Viết những câu chuyện thú vị về doanh nghiệp
  105. Đổi mới bao bì sản phẩm
  106. Trưng bày các giải thưởng/ giấy chứng nhận
  107. Sử dụng dịch vụ tin nhắn chờ điện thoại
  108. Đăng ký tài khoản cho khách hàng
  109. Cho phép đặt hàng qua email và giao hàng tận nơi
  110. Báo trước thông tin cuộc hẹn đến khách hàng
  111. Trưng bày tại địa điểm bán hàng
  112. Lập kế hoạch thanh toán và huy động vốn
  113. Chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng / séc / pos
  114. Phân tích chi phí bán hàng theo ngày, tuần
  115. Lập sơ đồ quy trình bán hàng
  116. Minh họa sản phẩm bằng âm thanh, video, CD
  117. In lại các bài báo nói về công ty
  118. Viết lại yêu cầu báo giá, hồ sơ dự thầu, hồ sơ mời thầu vào kế hoạch hành động
  119. Văn bản hóa tầm nhìn và sứ mệnh của công ty
  120. Sử dụng bản khảo sát khách hàng tương lai
  121. Xác lập tiêu chuẩn về trang phục / đồng phục chuyên nghiệp
  122. Cho phép thử sản phẩm trước khi mua
  123. Trang trí cửa hàng
  124. Xây dựng kịch bản bán hàng
  125. Chào mừng khách hàng tiềm năng bằng tên của họ
  126. Tự giới thiệu bản thân với khách hàng
  127. Xây dựng niềm tin và tạo thiện cảm với khách hàng bằng nụ cười tươi
  128. Đặt cau hỏi và lắng nghe ý kiến của khách hàng
  129. Đưa ra ý tưởng và lời khuyên cho khách hàng
  130. Tập trung vào giá trị thay vì giá cả
  131. Phản hồi cho khách hàng kịp thời
  132. Nâng cao kiến thức về sản phẩm
  133. Bán gia tăng, bán chéo và giảm giá nếu giảm tính năng của sản phẩm
  134. Hướng dẫn cách thức mua hàng và sử dụng sản phẩm / dịch vụ
  135. Áp dụng kỹ thuật NLP
  136. Bán hàng nhắm đến cảm xúc và ước mơ của khách hàng
  137. Chăm sóc khách hàng liên tục
  138. Yêu cầu khách hàng xác nhận đơn mua hàng
  139. Sử dụng số điện thoại bàn dễ nhớ và dịch vụ nhận thư trả trước
  140. Luôn mang đến cho khách hàng sự tươi mới
  141. Tổ chức các chương trình giải trí, phục vụ ẩm thực
  142. Tổ chức các cuộc thi và theo dõi khách hàng
  143. Xây dựng quy trình mua hàng đơn giản
  144. Đo lường tỷ lệ chuyển đổi
  145. Đào tạo về sản phẩm/ dịch vụ cho đội ngũ
  146. Khích lệ đội ngũ nhân viên
  147. Khảo sát khách hàng cũ
  148. Khảo sát những người không mua hàng
  149. Áp dụng ưu đãi cho khách hàng mua lần đầu
  150. Cải tiến văn phòng, phương tiện và kiế tạo đội ngũ
  151. Thiết kế ánh sáng và nhạc nền phù hợp; trang bị máy lạnh và phòng cho trẻ em, chuẩn bị đồ ăn vặt, giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ.
  152. Chấp nhận trao đổi sản phẩm
  153. Xây dựng chính sách bán sỉ.
  154. Bán sản phẩm độc quyền và giới hạn số lượng
  155. Khơi gợi nỗi đau và sự sợ hãi của khách hàng
  156. Tuyển thêm nhân viên bán hàng trực tiếp/ bán hàng qua điện thoại
  157. Thay đổi mẫu thư gửi trực tiếp
  158. Thu thập đầy đủ thông tin của khách hàng
  159. Sử dụng danh thiếp và thư quảng cáo để giữ liên lạc với khách hàng
  160. Quảng cáo tự động qua email.
  161. Tham quan nhà máy/ dự án
  162. Xác định khách hàng tiềm năng rõ ràng hơn.
  163. In thông tin công ty/ danh thiếp
  164. Áp dụng các mẹo quảng cáo bằng thư trực tiếp.
  165. Tính phí đối với những dịch vụ tư vấn miến phí thông thường
  166. Tặng phiếu quà tặng khi mua hàng.
  167. Luôn dự trữ đầy đủ hàng hóa trong kho
  168. Cung cấp sản phẩm/ dịch vụ độc quyền
  169. Cho phép khách hàng trả trước
  170. Đặt ra mục tiêu doanh thu

III. 69 Cách tăng số lượng giao dịch :  Số lần mua hàng trung bình mà khách hàng sẽ thực hiện trong một năm.

  1. Cung cấp dịch vụ tốt hơn khiến cho khách hàng cảm thấy mình đặc biệt.
  2. Hứa ít, làm nhiều
  3. Cải thiện chất lượng dịch vụ
  4. Giao hàng một cách uy tín và nhất quán
  5. Giữ liên lạc với khách hàng thường xuyên
  6. Giới thiệu toàn bộ danh mục sản phẩm cho khách hàng
  7. Tăng danh mục sản phẩm
  8. Tăng tính lỗi lời có tính toán của sản phẩm
  9. Giới thiệu các phiên bản cập nhật
  10. Luôn dự trữ hàng hóa trong kho
  11. Cung cấp hợp đồng dịch vụ
  12. Giúp khách hàng lưu trữ các thông tin quang trọng
  13. Chọn lọc sản phẩm nổi bật của tuần, tháng
  14. Mời khách hàng quay trở lại
  15. Gọi điện cho khách hàng theo định kỳ
  16. Gửi thư quảng cáo sản phẩm
  17. Thực hiện chiến dịch gửi email
  18. Làm thẻ thành viên/ thẻ VIP cho khách hàng
  19. Thu thập dữ liệu của khách hàng cũ
  20. Phát hành thẻ thành viên, móc gắn chìa khóa
  21. Sử dụng thẻ mua hàng nhiều lần
  22. Cho phép thanh toán trước hoặc sau khi mua hàng
  23. Ký kết hợp đồng với khách hàng
  24. Liên tục cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho đến khi khách hàng yêu cầu dừng lại
  25. Đặt lại yêu cầu của đơn hàng trước
  26. Lập kế hoạch mua sắm cho khách hàng
  27. Ưu đãi cho đơn hàng tiếp theo
  28. Xây dựng hệ thống nhắc nhở mua hàng
  29. Chấp nhận trao đổi sản phẩm
  30. Tăng hạn mức tín dụng
  31. Đưa ra chính sách ưu đãi/giảm giá
  32. Đặt mục tiêu hướng đến khách hàng có xu hướng mua nhiều lần
  33. Cam kết sau khi mua hàng
  34. Đào tạo tập trung vào giá trị của sản phẩm/dịch vụ
  35. Giới thiệu nhiều tính năng khác của sản phẩm/dịch vụ
  36. Tặng thẻ/quà tặng nhân những dịch đặc biệt
  37. Gửi thư giới thiệu các chính sách ưu đãi
  38. Chăm sóc khách hàng thường xuyên
  39. Tiếp thị sản phẩm/dịch vụ qua điện thoại
  40. Tổ chức các cuộc thi cho khách hàng
  41. Tổ chức các sự kiện/chương trình tri ân khách hàng
  42. Áp dụng chương trình ưu đãi dành cho khách hàng thân thiết
  43. Bán hàng qua fax
  44. Bán hàng qua email
  45. Tặng quà khuyến mãi kèm theo thông tin liên lạc
  46. Tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm/dịch vụ
  47. Nâng cấp sản phẩm để gia tăng lòng trung thành của khách hàng
  48. Thân thiện với khách hàng
  49. Cung cấp danh sách mua hàng
  50. Dán nhãn và sticker lên sản phẩm
  51. Giới thiệu chương trình ưu đãi đặc biệt qua thư
  52. Sản xuất catalogue để khách đặt hàng
  53. Hợp tác khuyến mại
  54. Bán sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khác
  55. Cho thuê/bán cơ sở dữ liệu
  56. Liên tục chọn lọc dữ liệu
  57. Lưu trữ dữ liệu hữu ích về khách hàng
  58. Kể những câu chuyện thú vị về doanh nghiệp
  59. Xây dựng các mối quan hệ
  60. Biết tên khách hàng
  61. Giới thiệu họ tên đầy đủ với khách hàng
  62. Kết bạn với khách hàng
  63. Cung cấp mẫu thử miễn phí
  64. Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm mới
  65. Đào tạo đội ngũ nhân viên
  66. Chào bán cổ phần của công ty
  67. Bán nhiều mặt hàng tiêu dùng hơn
  68. Thiết lập các mốc thời gian liên lạc với khách hàng
  69. Liên lạc với khách hàng vào những dịp đặc biệt trong năm

 

 

 

 

IV.  Doanh số trung bình trên mỗi lần bán hàng: ( 54 cách doanh số trung bình trên mõi lần bán hàng)

  1. Tăng giá sản phẩm/dịch vụ
  2. Bán gia tăng sản phẩm/dịch vụ
  3. Bán chéo sản phẩm
  4. Giảm giá nếu giảm tính năng của sản phẩm
  5. Cung cấp danh sách mua hàng
  6. Sử dụng bảng khảo sát khách hàng
  7. Cho phép thanh toán theo kỳ hạn
  8. Hõ trợ tài chính cho khách hàng dễ dàng
  9. Sản xuất dòng sản phẩm độc quyền
  10. Bố trí lại khu vực trưng bày
  11. Trưng bày sản phẩm trong cửa hàng
  12. Sử dụng vật phẩm quảng cáo tại các địa điểm bán hàng
  13. Đáp ứng nhu cầu mua hàng đột xuất của khách hàng
  14. Đóng gói sản phẩm
  15. Bán hàng bằng các câu hỏi gợi mở
  16. Thiết kế các gói ưu đãi
  17. Xây dựng chính sách ưu đãi khi mua sỉ
  18. Tặng quà khi mua với hóa đơn trị giá XX
  19. Chấp nhận thanh toán bằng máy Pos, séc và thẻ tính dụng
  20. Thông tin đầy đủ về danh mục sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng
  21. Tính phí tư vấn
  22. Ưu đãi khi sử dụng dịch vụ trọn gói
  23. Bán kèm dịch vụ bảo hành/bảo hiểm
  24. Đào tạo đội ngũ nhân viên
  25. Sử dụng kịch bản bán hàng
  26. Đào tạo khách hàng về cách thức mua hàng
  27. Cung cấp nhiều chủng loại hàng hóa giá trị cao
  28. Xây dựng hình ảnh chất lượng
  29. Chỉ phục vụ khách hàng hạng “A”
  30. Loại trừ khách hàng hạng “C” và “D”
  31. Cho phép trao đổi sản phẩm
  32. Cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà
  33. Tính phí các khâu đóng gói, giao hàng/gửi bưu điện
  34. Tạo thiện cảm/đối đãi đặc biệt với khách hàng
  35. Thiết lập mục tiêu doanh thu trung bình
  36. Đo lường doanh thu trung bình trên mỗi lần bán hàng
  37. Đưa ra nhiều ưu đãi khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn
  38. Khích lệ đội ngũ bán nhiều sản phẩm hơn
  39. Ngưng chiết khấu
  40. Tăng giá trị của sản phẩm/dịch vụ
  41. Cung cấp giá trị được khách hàng lĩnh hội
  42. Quảng cáo tại cửa hàng
  43. Áp dụng hình thức ưu đãi đặc biệt trong ngày
  44. Đào tạo tập trung vào giá trị thay vì giá cả
  45. Mời khách hàng mua thêm
  46. Mua ba tặng một
  47. Mua một tặng một
  48. Phát video quảng cáo trong cửa hàng
  49. Cải thiện cửa hàng, phương tiện và kiến tạo đội ngũ
  50. Giới thiệu các sản phẩm đắt nhất trước tiên
  51. Cung cấp danh sách mua sắm
  52. Thiết lập mức giá đặt hàng tối thiểu
  53. Chấp nhận đặt cọc
  54. Quảng cáo trực tuyến
  55. Tỷ suất lợi nhuận: (67 cách tăng Tỷ suất lợi nhuận ) ví dụ doanh thu bán được là 100 ngàn, lời được 25 ngàn thì tỷ suất lợi nhuận là 25%.
  56. Tăng tỷ suất lợi nhuận/lợi nhuận
  57. Bán sản phẩm/dịch vụ mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn
  58. KHÔNG chiết khấu
  59. Chỉ bán sản phẩm/dịch vụ chất lượng
  60. Bán sản phẩm có thương hiệu riêng của bạn
  61. Bán nhãn hiệu độc quyền
  62. Loại trừ khách hàng hạng “C” và “D”
  63. Lưu trữ cơ sở dữ liệu chính xác
  64. Quảng cáo trực tuyến qua thư/internet
  65. Bán hàng theo nhóm/bán hàng đa cấp
  66. Chỉ tính hoa hồng cho đội ngũ bán hàng
  67. Đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng
  68. Không trả tiền làm thêm ngoài giờ
  69. Cắt giảm đội ngũ nhân sự
  70. Cắt giảm đội ngũ quản lý không cần thiết
  71. Cắt giảm chi phí cho giám đốc
  72. Quản lý hiệu suất, năng suất và thời gian làm việc
  73. Thỏa thuận hợp đồng làm việc
  74. Thưởng cho đội ngũ nhân viên dựa trên tỷ suất lợi nhuận
  75. Giảm thiểu các công đoạn trùng lặp trong công việc
  76. Nắm được các khoản chi phí thực tế
  77. Tính phần trăm chi phí theo doanh thu
  78. Dự toán ngân sách chi tiêu hàng tháng
  79. Đội ngũ nhân viên chỉ mua hàng khi được phép
  80. Nâng cao kỹ năng đàm phán
  81. Cắt giảm 10% TẤT CẢ các khoản chi phí
  82. Giao hàng đúng ngay từ lần đầu tiên
  83. Thực hiện việc tái chế
  84. Giảm chủng loại sản phẩm
  85. Nhận ký gửi hàng hóa
  86. Lưu trữ hàng tồn kho có giá trị thấp
  87. Chỉ bán những sản phẩm bán chạy
  88. Mua sỉ, áp dụng kế hoạch thanh toán và làm thêm giờ
  89. Mua trực tiếp từ nhà sản xuất
  90. Tự sản xuất
  91. Thiế kế bao bì nhỏ hơn/nhãn hiệu riêng
  92. Hạn chế thời gian ngừng hoạt động
  93. Thuê những khu vực còn trống
  94. Làm 2 hoặc thậm chí 3 ca
  95. Mở thêm nhiều cửa hàng nhỏ
  96. Cho phép làm việc ở nhà
  97. Kinh doanh lưu động
  98. Tham gia/mở nhóm mua sắm
  99. Tái cấp vốn
  100. Tính phí hỗ trợ tài chính cho khách hàng
  101. Giảm kỳ hạn thanh toán từ 30 xuống 7 ngày
  102. Đầu tư vào công nghệ
  103. Hệ thống hóa công việc thường nhật để nhân viên đảm nhận những nhiệm vụ có yêu cầu cao hơn.
  104. Tự động hóa càng nhiều càng tốt
  105. Bán máy móc/thiết bị đã lỗi thời
  106. Thanh lý hàng hóa cũ
  107. Cắt giảm chí phí thuế
  108. Thương lượng định phí thay vì biến phí
  109. Tuyển dụng nội bộ
  110. Thuê nguồn lực bên ngoài
  111. Di chuyển cơ sở kinh doanh
  112. Trả tiền mặt thay vì lãi vay
  113. Chỉ mua những thứ CẦN THIẾT
  114. Sử dụng thẻ tín dụng để tích điềm và không trả lãi tối đa trong 45 ngày
  115. Thuê văn phòng làm việc để được khấu trừ thuế tối đa
  116. Thay đổi kế toán
  117. Xin tài trợ hoặc vay mượn
  118. Giữ mức chi phí chung tối thiểu
  119. Ngưng chạy những mẫu quảng cáo không hiệu quả
  120. Đo lường tất cả mọi thứ trong doanh nghiệp
  121. Kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ
  122. Kiểm tra hóa đơn điện thoại và các hóa đơn khác

 

Vậy tất cả những điều này ảnh hưởng thế nào đến doanh thu và lợi nhuận?

Trong doanh nghiệp mẫu, Brad Sugars sử dụng một công thức rất đơn giản để nhân lên các yếu tốvừa nhắc đến ở trên. Hãy nhớ rằng, công thức này nhân với các yếu tố chứ không phải là cộng các yếu tố lại với nhau. Vì vậy, chúng sẽ tác động đến kết của cuối cùng theo cấp lũy thừa.

Khách hàng tiềm năng x Tỷ lệ chuyển đổi = Khách hàng
Khách hàng x Giá trị trung bình trên mỗi lần bán hàng x Số giao dịch = Doanh thu
Doanh thu x Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận

Trong công ty của bạn, giả sử bạn đã ước lượng hoặc xác định đầy đủ các số sau:

4.000 x 25% = 1000 Khách hàng
1000 x 100 đô la x 2 = 200.000 đô la Doanh thu
200.000 đô la x 25% = 50,000 đô la Lợi nhuận

 

Vậy tất cả những điều này có ý nghĩa gì?

Nói một cách đơn giản, bạn đang điều hành một doanh nghiệp chuyển đổi 1 trong 4 khách hàng tiềm năng thành khách hàng trả tiền. Những khách hàng này trung bình mua 2 lần với 100 đô la/ 1 lần mua hàng mỗi năm. Doanh nghiệp của bạn có mức lợi nhuận 25% trên doanh thu 200.000 đô la. Nó cũng có nghĩa là tổng lợi nhuận của bạn trong năm là 50.000 đô la. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu trong suốt năm tới, bạn tăng mỗi yếu tố trong 5 cách lên 10%?

Hãy tăng mỗi yếu tố lên 10% và xem kết quả bảng tính:

4.400 x 27.5% = 1210 Khách hàng
1210 x 110 đô la x 2,2 = 292.820 đô la Doanh thu
$ 292.820 x 27.5% = $ 80.525.50 Lợi nhuận

Kiểm tra những con số một cách chặt chẽ, bạn sẽ thấy gia tăng 10% có nghĩa là bạn có thể dễ dàng di chuyển con số lên bằng số tiền trên trong một tháng hoặc thậm chí vài tuần.

Hãy suy nghĩ 10% là con số ấn tượng. Tự mình tính toán và xem những con số này sẽ như thế nào nếu bạn tăng từng yếu tố lên 30%, 50% hoặc thậm chí 100%? Điều quan trọng là chúng ta đang nhân lên các yếu tố, chứ không phải thêm vào theo phép tính cộng. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận. “5 Ways” không phải là một trò chơi với những số phức tạp. Nó chỉ đơn giản là nhìn vào những con số trong doanh nghiệp của bạn theo cách khác và làm việc với chúng hàng ngày.

Trong khi đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ ở trong một chu kỳ bất tận, cố gắng ưu tiên gia tăng doanh thu và cắt giảm chi phí để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn, bạn có ít nhất 5 yếu tố khác để có thể gia tăng lợi nhuận hiệu quả. Đồng thời, bạn có 385 chiến lược có thể sử dụng để gia tăng các con số ngay lập tức và lâu dần theo thời gian.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *