Home / Phát triển doanh nghiệp / Tài Liệu / 6 bước để lập kế hoạch kinh doanh

6 bước để lập kế hoạch kinh doanh

Trong kinh doanh thì sau khi đã có ý tưởng kinh doanh thì việc lập kế hoạch là vô cùng quan trọng. Việc lập kế hoạch giúp ta giám sát được công việc, kiểm tra công việc có đúng tiến độ.

4 giai đoạn và 6 phần việc quan trọng cần nắm để lên một kế hoạch khả thi.

4 giai đoạn ấy là:

  1. Outline plan context, gồm B1
  2. Outline plan objectives, gồm B2
  3. Create the Plan, gồm B3-4-5
  4. Evaluate the Plan, gồm B6

6 bước là:

B1: Audit: trả lời các câu hỏi Where we are? What are the key issues and opportunities?

B2: Jobs to be done: Trả lời các câu hỏi Where we want to go?

B3: Think big: What are some ideas to address agreed opportunities? Cách để làm là brainstorm, hãy think out of the box, thậm chí think như chẳng hề có box.

B4: Think tight. Chắt lọc lại những ý tưởng khả thi, phù hợp với nguồn lực. Ưu tiên việc nào? Pareto với 80/20 để thu xếp thứ tự ưu tiên. Priorities idea, draft action plans and activity schedule.

B5: Intergration. Phối hợp vào các hoạt động. Liệu các hoạt động này có được sự kết nối, hợp tác nhuần nhuyễn không? Muốn bán sách mà sách không kịp về? Muốn chạy marketing nhưng kế toán không chi tiền?  Trong teamwork thì mối quan hệ giữa đồng đội phải nắm được.

Cần trả lời câu hỏi How to finalize activity plan.

Trong B5 này có một thực tế đáng lo ngại. Mỗi bộ phận có xu hướng coi mình là nhất, không đồng tâm hiệp lực, đổ lỗi lẫn nhau.

Thành công của tổ chức sẽ không có được nếu có tháp ngà, nếu có công thần.

B6: Tracking. Theo dõi. Muốn theo dõi phải có KPIs để đo lường. Tracking of activity plan progress.

Cũng như việc xây nhà, có bản vẽ, có nhà thầu, có giám sát. Việc tracking này không chờ đến lúc nhà xây xong mới track. Trong quá trình thực hiện kế hoạch không phải luôn khư khư giữ theo kế hoạch, mà có thể linh động điều chỉnh kế hoạch dựa trên kết quả thực hiện kế hoạch

Các lưu ý:

-Nhiều cấp quản lý thường không làm gương, làm mẫu mà chủ yếu là làm tàng, làm biếng và làm thinh. (Mình nghĩ còn trường hợp làm tình, làm tội nhân viên nữa cơ)

-Cách thực hành thành công của các đơn vị khác như thế nào, chúng ta có thể học, áp dụng bao nhiêu phần trăm?

-Phương án dự trù rủi ro là gì?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *