Là một vị sếp, bạn cần phải để cho nhân viên biết bạn mong đợi gì từ họ, và vẫn thường xuyên mang lại phản hồi cho họ. Làm thế thì những người không thể tiến bộ sẽ không bị sốc khi bị tống ra khỏi công ty.
1. Không nên: Làm cho nhân viên bị sốc
Những nhân viên không hiệu quả và có thái độ thiếu tích cực cũng phải ra đi. Thái độ tồi của họ có thể lan rộng ra toàn bộ môi trường làm việc. Bạn không nên quá lo rằng mình đã quá mạnh tay hoặc quá tàn nhẫn khi việc sa thải nhân viên thiếu tích cực đó là cần thiết.
2. Không nên: Lo lắng mình mạnh tay quá
Một cuộc nói chuyện với nhân viên bị sa thải sẽ cho bạn cơ hội để tìm cách cải thiện lịch trình làm việc, thực tiễn quản lý và các nỗ lực đào tạo. Nó cũng là cơ hội để nhân viên bị sa thải được đóng góp ý kiến trước khi rời tổ chức.
3. Nên: Trò chuyện trước khi nhân viên đi
Khi nhân viên không còn là một thành viên hiệu quả trong nhóm hoặc tệ hơn, trở thành một gánh nặng, thì đến lúc cần phải xem xét việc sa thải. Cứ kệ mọi thứ để tránh phải đương đầu thì sẽ chỉ làm cho vấn đề ngày càng trở nên tồi tệ hơn thôi. Hãy công bằng nhưng vẫn quyết đoán.
4. Không nên: Chần chừ để vấn đề vẫn tồn tại
Chắc chắn là để tránh phải sa thải nhân viên thì ngay từ đầu đã tuyển dụng những nhân viên giỏi.
5. Nên: Thuê những nhân viên giỏi
Dù bạn có nỗ lực góp ý thế nào thì một số nhân viên vẫn là những người vô tích sự. Không sa thải nhân viên vì những lí do cá nhân, không liên quan đến công việc nhưng những kẻ thường xuyên đến muộn, ra ngoài quá giờ, về sớm, và chẳng có đóng góp gì cho công ty thì chẳng nên giữ lại làm gì.
6. Không nên: tiến hành một cách cá nhân.
Luôn xem ai là người làm việc và ai không làm sẽ giúp cho các quyết định khách quan hơn. Một bản báo cáo chi tiết cũng có thể là thứ để bào chữa cho bạn khi nhân viên bị sa thải phàn nàn rằng họ bị đối xử không công bằng.