BÁO CÁO
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XNK NĂM 2013
VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2014
Tháng 01 năm 2014
MỤC LỤC
- ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG
- Tình hình kinh tế thế giới
- Kinh tế vĩ mô của Việt nam
- Xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2013
3.1 Xuất khẩu hàng hoá
- Nhập khẩu hàng hoá
- Đánh giá – Nhận định
- BÁO CÁO – DỰ BÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH HÀNG
- Triển vọng kinh tế vĩ mô 2014
- Ngành Thuỷ sản – Cá tra
- Ngành Thức ăn chăn nuôi
- Ngành Sắn và các SP sắn
- BÁO CÁO THỰC HIỆN NĂM 2013
- Tình hình hoạt động kinh doanh XNK
- Công tác phát triển thị trường, khách hàng.
- Tổ chức quản lý.
- Cơ cấu tổ chức bộ máy – nhân sự
- Vốn và nguồn vốn.
- KẾ HOẠCH KINH DOANH NĂM 2014
- Định hướng hoạt động kinh doanh XNK
- Các chỉ tiêu kinh doanh năm 2014
- Các giải pháp tổ chức thực hiện
- Giải pháp về tăng cường hoạt động KD XNK
3.2 Giải pháp về thị trường
3.3 Giải pháp về sản phẩm
- Giải pháp về cơ cấu tổ chức – Nhân sự
- Đề xuất kiến nghị
- ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG
- Tình hình kinh tế thế giới
- Năm 2013 mặc dù có những dấu hiệu tích cực, nhưng nhìn chung kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn so với dự kiến và chưa thực sự bền vững.
- Suy giảm tăng trưởng của Trung quốc và Ấn độ, sự phục hồi chậm chạp của Eurozone cùng Nhật Bản.
- Kinh tế Mỹ tiếp tục đà hồi phục với tăng trưởng GDP quý III ở mức 2,8%, cao hơn dự báo, làm tăng khả năng Fed giảm dần gói QE3 trong năm 2014.
- Các nền kinh tế mới nổi tiếp tục đối mặt với sự mất giá của đồng nội tệ, cầu nội địa yếu, thâm hụt cán cân thanh toán tăng cao và vấn đề cải cách kinh tế.
- Sang năm 2014, kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng khả quan hơn 2013, tuy nhiên cũng rất khó đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2014.
- Kinh tế vĩ mô của Việt nam
- Kinh tế vĩ mô năm 2013 đã từng bước ổn định. Tăng trưởng và sản xuất đã có sự chuyển biến tích cực đi lên về cuối năm.
- Lạm phát đã được kiềm chế và tiếp tục ổn định.
- Thị trường tiền tệ – ngoại hối ổn định. Tỷ giá ổn định, mặt bằng lãi suất giảm mạnh so với năm ngoái.
- Tình trạng nợ xấu dần được cải thiện nhờ nỗ lực tái cơ cấu nợ và xử lý nợ xấu từ phía các NHTM và NHNN.
- Sản xuất công nghiệp cải thiện vào cuối năm nhờ XK tăng, nhờ vậy hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp đã tăng trở lại,.
- Mặc dù sản xuất được cải thiện nhưng nền kinh tế vẫn còn khó khăn. Sức mua của người dân chậm cải thiện, thể hiện qua mức hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng.
- Xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2013
Năm 2013, theo nhiều chuyên gia đánh giá, hoạt động xuất nhập khẩu trong năm 2013 đã có nhiều bước tiến khả quan và là điểm sáng của nền kinh tế.
- XK hàng hoá
- Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, kim ngạch hàng hóa XK năm 2013 đạt 132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012.
- Kim ngạch XK khu vực kinh tế trong nước đạt 43,8 tỷ USD, tăng 3,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 88,4 tỷ USD, tăng 22,4% chiếm 61,4%
- Năm 2013, sản phẩm thuộc nhóm hàng công nghiệp có kim ngạch XK tăng mạnh: Điện thoại và linh kiện, hàng dệt may, điện tử máy tính và linh kiện, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ…Thủy sản đạt 6,7 tỷ USD, tăng 10,6%;
- Kim ngạch XK dầu thô, gạo, cà phê, cao su, than đá và xăng dầu giảm so với năm 2012.
- Cơ cấu, tỷ trọng kim ngạch XK nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm 44,3%; nhóm công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 38,1%. Nhóm hàng nông, lâm sản đạt 16,5 tỷ USD, giảm 1,9% và chiếm 12,5%; Nhóm hàng thuỷ sản đạt 6,7 tỷ USD, tăng 10,6% và chiếm 5,1%.
- Về thị trường:
+ EU tiếp tục là thị trường XK lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch XK năm 2013 ước đạt 24,4 tỷ USD tăng 20,4 %.
+ Hoa Kỳ đứng thứ hai với kim ngạch XK ước tính đạt 23,7 tỷ USD, tăng 20,3%.
+ Thứ ba là ASEAN đạt 18,5 tỷ USD, tăng 6,3%
+ Tiếp sau là Nhật Bản ước tính đạt 13,6 tỷ USD, tăng 3,8%.
+ Hàn Quốc 6,7 tỷ USD, tăng 19,9%.
+ Trung Quốc đạt 13,1 tỷ USD, tăng 2,1% (269 triệu USD).
- Nhập khẩu hàng hoá
- Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2013 đạt 131,3 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước.
- Năm 2013, kim ngạch nhập khẩu khu vực kinh tế trong nước đạt 56,8 tỷ USD, tăng 5,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 74,5 tỷ USD, tăng 24,2% chiếm 56,7%.
- Về mặt hàng NK, kim ngạch một số mặt hàng tăng cao là: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; điện tử, máy tính và linh kiện; vải; điện thoại các loại và linh kiện; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu đạt 3 tỷ USD, tăng 23,6%.
- Một số mặt hàng có kim ngạch NK cả năm tăng thấp hoặc giảm là: Tân dược, xăng dầu; phân bón; phương tiện vận tải khác và phụ tùng; cao su đạt.
- Kim ngạch NK các mặt hàng phục vụ gia công lắp ráp chiếm tỷ trọng khá cao như: Điện thoại các loại và linh kiện; vải…
- Cơ cấu kim ngạch hàng hóa NK 2013 cũng có sự thay đổi so với năm 2012: nhóm tư liệu sản xuất đạt 131,3 tỷ USD, chiếm tỷ trọng cao nhất với 92%; nhóm hàng tiêu dùng đạt 10,5 tỷ USD, chiếm 8%, giảm so với mức 9% của năm 2012.
- Về thị trường:
+ Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch NK đạt 36,8 tỷ USD, tăng 26,7%.
+ Thị trường ASEAN đạt 21,4 tỷ USD, tăng 2,8%.
+ Kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc ước tính đạt 20,8 tỷ USD, tăng 34,1%.
+ Thị trường Nhật Bản ước tính đạt 11,6 tỷ USD, giảm 0,18%.
+ Thị trường EU ước tính đạt 9,2 tỷ USD, tăng 4,2%.
+ Hoa Kỳ đạt 5,1 tỷ USD, tăng 6,1%.
- Đánh giá – Nhận định
- Năm 2013, xuất siêu gần 900 triệu USD, bằng 0,7% tổng kim ngạch hàng hóa XK, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 13,1 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu gần 14 tỷ USD.
- Trong năm 2013, hoạt động xuất nhập khẩu vẫn phụ thuộc lớn vào khối doanh nghiệp FDI. XK chủ yếu vẫn là nông sản, khoáng sản.
- Nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hàng XK của nước ta vẫn rất cao do ngành công nghiệp phụ trợ còn quá yếu. Về thị trường, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam với mức 23,7 tỷ USD.
- Nhận định:
+ Hoạt động xuất nhập khẩu năm 2014 được nhiều chuyên gia kinh tế kỳ vọng và nhận đinh sẽ có bước tăng trưởng mới.
+ Cơ hội của các DN XNK Việt nam khi tình hình kinh tế của các đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản được dự báo khởi sắc trong năm 2014.
+ Ngoài ra, Việt nam đang đứng trước cơ hội tham gia Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình dương (TPP).
- Bức tranh chung về xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta trong năm 2014 được kỳ vọng sẽ tươi sáng hơn và có nhiều thuận lợi. Song, hoạt động XK trong năm tới cũng sẽ vấp phải không ít rủi ro, thách thức từ chính sách tài chính – tiền tệ của các nền kinh tế lớn.
- BÁO CÁO – DỰ BÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH HÀNG
- Triển vọng kinh tế vĩ mô năm 2014
- Tại Báo cáo cập nhập triển vọng tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Á-Thái Bình Dương, Ngân hàng thế giới (WB) dự báo kinh tế Việt Nam trong năm 2014 sẽ đạt mức tăng trưởng 5,4% và sẽ tiếp tục duy trì ở mức này trong năm 2015.
- Theo đánh giá của WB, với tốc độ tái cơ cấu diễn ra chậm chạp, nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào thời kỳ tăng trưởng chậm dài nhất kể từ khi bắt đầu đổi mới vào thập niên 1980 tới nay.
- Theo ADB dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng GDP năm 2014 có thể chậm lại ở mức 5,5%, thấp hơn so với dự báo 5,6% trước đó.
- Còn theo nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2014 của chính phủ vừa được thông qua hồi đầu tháng 11/2013 thì tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2014 sẽ đạt khoảng 5,8%, tăng khá so với mức 5,4% của năm 2013.
- Như vậy, so với các con số dự báo của các tổ chức quốc tế, mục tiêu tăng trưởng mà chính phủ Việt Nam đặt ra cho năm 2014 là khá lạc quan.
- Ngành Thuỷ sản – Cá tra
- Năm 2013 là một năm đầy khó khăn đối với ngành thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên XK thủy sản tiếp tục là “điểm sáng” với kim ngạch XK cả năm đạt 6,7 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Năm 2013, tôm đã trở thành mặt hàng XK chủ lực của ngành thuỷ sản Việt Nam đạt mức 3 tỷ USD, vượt xa chỉ tiêu đặt ra từ đầu năm là 2,5 tỷ USD.
- Tuy là điểm sáng trong XK năm 2013 nhưng một số mặt hàng thủy sản XK chủ lực của Việt Nam lại có dấu hiệu giảm nhẹ như: cá tra giảm khoảng 5% về giá trị và sản lượng.
- Mỹ duy trì là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm 21,89% tổng kim ngạch XK đạt trên 1,33 tỷ USD tăng 21,9% .
- Thị trường Trung Quốc, Canada và Thái Lan cũng có sự tăng trưởng đáng kể với mức tăng tương ứng đạt 39,87%; 33,65% và 7,53% so với cùng kỳ năm 2012.
- Tính đến hết tháng 11/2013, Trung Quốc – Hong Kong là thị trường nhập khẩu lớn thứ 4 của thủy sản Việt Nam, sau (Mỹ, EU, Nhật Bản). Trong 4 thị trường này, giá trị XK thủy sản sang Trung Quốc tăng mạnh nhất: 39% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2013, XK tôm, cá tra Việt Nam sang Trung Quốc tăng trưởng rất mạnh và đây sẽ là thị trường tiềm năng của thủy sản Việt Nam trong năm 2014.
- Dự báo đến năm 2015, kim ngạch XK thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 7,5 tỷ USD. Trong đó, thị trường EU chiếm 20,52%, Nhật Bản 25,23%, Mỹ 20%, Trung Quốc 5,81%…
Dự báo thị trường tiêu thụ thủy sản của Việt Nam đến năm 2015 (triệu USD)
TT | Thị trường | Năm 2015 (dự báo) | |||
Sản lượng (Nghìn tấn) | Tỷ trọng (%) | Giá trị (Tr.USD) | Tỷ trọng
(%) |
||
1 | EU | 415 | 25,61 | 1.539 | 20,52 |
2 | Nhật Bản | 252 | 15,55 | 1.893 | 25,23 |
3 | Mỹ | 201 | 12,43 | 1.500 | 20,00 |
4 | Trung Quốc | 172 | 10,60 | 436 | 5,81 |
5 | ASEAN | 121 | 7,50 | 332 | 4,43 |
6 | Nga | 120 | 7,38 | 287 | 3,82 |
7 | Hàn Quốc | 98 | 6,08 | 330 | 4,41 |
8 | Đài Loan | 62 | 3,85 | 224 | 2,99 |
9 | Ôxtrâylia | 50 | 3,06 | 287 | 3,83 |
10 | Các nước khác | 129 | 7,96 | 671 | 8,95 |
Tổng cộng | 1.620 | 100,00 | 7.500 | 100,00 |
* Xuất khẩu cá tra:
- Diện tích nuôi cá tra năm 2013 đạt 5.200 ha, sản lượng khoảng 1,15 triệu tấn, giảm 17,5% về diện tích, 7,6% về sản lượng so năm 2012.
- Hoạt động nuôi cá tra đang có những chuyển dịch khá mạnh theo hướng tăng diện tích thả nuôi ở khu vực doanh nghiệp và giảm diện tích thả nuôi ở khu vực hộ gia đình.
- Tính đến hết tháng 11/2013 XK cá tra trên cả nước đạt 1,53 tỷ USD, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm 2012. Tổng giá trị XK năm 2013 ước đạt 1,8 tỷ USD.
- Năm 2014, dự báo sẽ vẫn khó khăn với người nuôi nhỏ lẻ và doanh nghiệp quy mô nhỏ, còn với một số doanh nghiệp lớn dễ tiếp cận nguồn vốn có thể tiếp tục mở rộng quy mô nuôi cá tra phục vụ cho chế biến XK.
- Thị trường chính cho XK cá tra vẫn là EU và Mỹ, hiện chiếm gần 1/2 sản lượng XK của cả nước, ngoài ra thị trường các nước châu Á, Mỹ Latinh sẽ không thay đổi.
- Năm 2014, dự báo Trung Quốc có thể sẽ trở thành thị trường hấp dẫn đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, độ an toàn trong thanh toán ở các thị trường này còn thấp và chủ yếu XK tiểu ngạch.
- Ngành Thức ăn chăn nuôi & nguyên liệu.
- Tăng trưởng ngành thức ăn chăn nuôi (TĂCN) phụ thuộc vào 2 yếu tố: tăng trưởng của ngành chăn nuôi và nguồn cung nguyên liệu đầu vào.
- Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất TĂCN của Việt nam phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nhập, điều này đã khiến giá TĂCN phụ thuộc nhiều vào giá nguyên liệu sản xuất TĂCN nhập khẩu.
- Nhìn chung, giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) và nguyên liệu thế giới trong 9 tháng đầu năm 2013 diễn biến theo xu hướng giảm và giảm mạnh nhất vào tháng 6/2013.
- Ngược với xu hướng giá thế giới, thì giá TĂCN và nguyên liệu trong nước lại giảm nhẹ trong 4 tháng đầu năm, sau đó tăng nhẹ và giảm nhẹ trong 2 tháng trở lại đây, đẩy giá TĂCN và nguyên liệu 9 tháng đầu năm 2013 tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) và nguyên liệu thế giới tháng 9/2013 tiếp tục xu hướng giảm. Nhìn chung, trong 9 tháng đầu năm 2013, giá TĂCN và nguyên liệu thế giới biến động theo xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2012.
- Dự báo, sản lượng ngô thế giới niên vụ 2013/14 tăng mạnh đạt 956,67 triệu tấn, tăng 11,6% so với cùng kỳ niên vụ trước. Dự trữ ngô cuối kỳ của thế giới đạt 151,42 triệu tấn, tăng 28,83 triệu tấn so với đầu kỳ.
- Dự báo, tổng sản lượng đậu tương thế giới niên vụ 2013/14 sẽ đạt 281,66 triệu tấn, tăng 12,55 triệu tấn so với niên vụ trước do thời tiết dự báo sẽ được cải thiện ở cả 3 quốc gia trồng đậu tương hàng đầu thế giới Mỹ, Brazil, Argentina.
- Dự báo, tổng sản lượng lúa mì thế giới niên vụ 2013/14 sẽ đạt 708,89 triệu tấn, tăng 11,09 triệu tấn so với dự báo hồi tháng 8 và tăng 53,25 triệu tấn so với niên vụ trước do sản lượng lúa mì ở các nước XK chính dự báo đều tăng.
- Giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu của Việt Nam trong tháng 9/2013 giảm nhẹ so với hồi tháng 8/2013, do giá nhập khẩu giảm nhưng chi phí vận chuyển ở mức cao nên không tác động nhiều đến giá thức ăn chăn nuôi.
- Tính chung 9 tháng đầu năm 2013, giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trong nước đã tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2012.
- Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu trong 9 tháng đầu năm 2013 của Việt Nam từ các thị trường chính đều tăng mạnh về kim ngạch.
- Các thị trường chính cung cấp TĂCN và nguyên liệu chính cho Việt Nam là Achentina, Hoa Kỳ, Brazil và Italia… Trong đó, Achentina là thị trường chủ yếu Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này chiếm 30% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 75,42% so với cùng kỳ năm trước
- Kế đến là thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ thị trường này là 280,6 triệu USD, tăng 61,83% so với cùng kỳ năm trước.
- Đứng thứ ba về kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu trong 8 tháng đầu năm 2013 là Brazil với trị giá 153 triệu USD, tăng 18,42% so với cùng kỳ năm trước.
- Ngoài ba thị trường kể trên, Việt Nam nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ các thị trường khác nữa như: Italia, Thái Lan, Trung Quốc và Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất với kim ngạch đạt lần lượt trong 8 tháng đầu năm là 151 triệu USD; 106 triệu USD; 99 triệu USD và 55 triệu USD…
Kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2013
(Đvt: USD)
8T/2012 | T8/2013 | 8T/2013 | So với T7/2013 (%) |
So với T8/2012 (%) |
So với 8T/2012 (%) |
|
Tổng KN | 1.477.753.174 | 304.272.001 | 2.069.958.360 | 9,67 | 59,92 | 40,07 |
Achentina | 354.986.458 | 169.336.618 | 622.701.579 | 63,20 | 323,80 | 75,42 |
Ấn độ | 199.572.813 | 9.575.775 | 267.612.913 | -12,09 | 21,12 | 34,09 |
Anh | 4.005.231 | 533.903 | 3.331.386 | 650,92 | -13,39 | -16,82 |
Áo | 2.775.229 | 316.749 | 2.266.153 | -30,12 | -22,77 | -18,34 |
Bỉ | 3.720.974 | 660.952 | 3.521.408 | 93,28 | 57,73 | -5,36 |
Braxin | 129.161.670 | 10.710.779 | 152.957.260 | -70,96 | 564,06 | 18,42 |
UAE | 40.155.180 | 9.493.493 | 55.355.927 | -9,77 | 41,89 | 37,86 |
Canada | 396.283 | 866.679 | 8.231.431 | 13,41 | 1977,16 | |
Chilê | 3.157.928 | 1.474.671 | -100,00 | -53,30 | ||
Đài Loan | 31.383.965 | 4.266.063 | 35.478.170 | 3,10 | -12,36 | 13,05 |
Đức | 2.236.550 | 140.7 | 2.397.425 | -56,66 | -35,93 | 7,19 |
Hà Lan | 8.181.753 | 1.103.738 | 10.059.566 | -14,47 | 14,85 | 22,95 |
Hàn Quốc | 16.963.570 | 2.585.487 | 18.991.830 | -0,85 | 49,86 | 11,96 |
Hoa Kỳ | 173.381.192 | 25.330.957 | 280.576.180 | -7,32 | -0,33 | 61,83 |
Indonesia | 34.251.072 | 7.897.939 | 54.044.334 | -19,54 | 117,92 | 57,79 |
Italia | 91.919.185 | 21.320.083 | 150.988.642 | 2,02 | 30,13 | 64,26 |
Malaixia | 14.470.699 | 1.618.984 | 17.399.914 | -22,43 | 3,33 | 20,24 |
Mêhicô | 2.461.600 | 55.207 | 1.331.961 | 45,9 | ||
Nauy | 596.239 | 103.217 | 351.094 | 42,54 | 182,94 | -41,12 |
Niu zi lân | 102.224 | 229.384 | 359.013 | 173,72 | 251,2 | |
Nhật Bản | 1.679.841 | 99.637 | 1.290.081 | -42,37 | -65,81 | -23,20 |
Oxtrâylia | 5.932.274 | 1.512.521 | 21.456.549 | -64,86 | 92,48 | 261,69 |
Pháp | 13.425.425 | 1.554.036 | 11.715.747 | 18,00 | 14,10 | -12,73 |
Philipin | 15.333.140 | 3.972.501 | 29.213.165 | 2,93 | 80,35 | 90,52 |
Xingapo | 13.795.131 | 1.403.584 | 9.761.950 | 53,72 | -23,56 | -29,24 |
Tây Ban Nha | 9.908.299 | 3.161.636 | 17.318.665 | 29,50 | 109,13 | 74,79 |
Thái Lan | 51.602.084 | 8.248.293 | 106.444.815 | -22,43 | 15,86 | 106,28 |
Trung Quốc | 131.014.503 | 9.438.339 | 99.440.253 | -29,90 | -77,48 | -24,10 |
Nguồn: Tổng cục Hải quan
- Dự báo thị trường nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu trong năm 2014 sẽ dịch chuyển sang các nước Nam Mỹ và Hoa kỳ do trong những tháng đầu năm 2013 nguồn nhập khẩu từ Ấn Độ có chất lượng kém và đang bị kiểm soát chặt bởi cơ quan kiểm dịch của Việt Nam.
- Ngành Sắn và các SP sắn
- Theo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT, diện tích trồng sắn của cả nước có 560 nghìn ha, với tổng sản lượng đạt gần 9,4 triệu tấn. 30% sản lượng thu được phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, 70% được XK dưới dạng tinh bột hoặc sắn lát khô.
- Năm 2013 Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về XK sắn và các sản phẩm từ sắn, đứng sau Thái Lan. Năng suất sắn của Việt Nam hiện nay đứng khoảng thứ 10 trong số các quốc gia năng suất cao, với năng suất 17,6 tấn/ha.
- Theo số liệu thống kê của TCHQ, kim ngạch XK sắn và các sản phẩm từ sắn cả nước trong năm 2013 đạt gần 3,1 triệu tấn, giá trị XK đạt 1,1 tỷ USD, giảm 25,7% về lượng và 18,6% về giá trị.
Kim ngạch XK sắn và các sản phẩm sắn năm 2013
ĐVT: lượng (tấn); Trị giá (USD)
Thị trường | 12T/2013 | 12T/2012 | Tốc độ tăng trưởng (%) | |||
Lượng | trị giá | Lượng | trị giá | Lượng | trị giá | |
Tổng KN | 3.140.432 | 1.100.420.465 | 4.227.568 | 1.352.372.218 | -25,72 | -18,63 |
Trung Quốc | 2.693.884 | 946.406.274 | 3.758.709 | 1.179.895.644 | -28,33 | -19,79 |
Hàn Quốc | 237.600 | 64.847.174 | 166.973 | 44.012.808 | 42,30 | 47,34 |
Philippin | 62.894 | 23.327.063 | 53.730 | 22.052.851 | 17,06 | 5,78 |
Đài Loan | 41.373 | 18.541.593 | 86.458 | 36.076.742 | -52,15 | -48,61 |
Malaixia | 28.802 | 13.418.843 | 30.671 | 13.055.264 | -6,09 | 2,78 |
Nhật Bản | 8.905 | 4.375.002 | 11.581 | 3.934.907 | -23,11 | 11,18 |
Nguồn: Tổng cục Hải quan
- Việt Nam XK sắn và sản phẩm sang 5 thị trường trên thế giới, trong đó:
+ Trung Quốc vẫn là thị trường XK chính, chiếm 85,7% thị phần, kim ngạch 946,4 triệu USD với 2,69 triệu tấn.
+ Hàn Quốc đứng thứ hai nhưng lại tăng cả về lượng và trị giá, tăng lần lượt 42,30% và tăng 47,34%, với lượng xuất là 237,6 nghìn tấn, đạt kim ngạch 64,8 triệu USD.
+ Ngoài hai thị trường chính kể trên, các thị trường khác như Philippin, Đài Loan, Malaixia, Nhật Bản với lượng xuất đạt lần lượt 62,8 nghìn tấn; 41,3 nghìn tấn; 28,8 nghìn tấn và 8,9 nghìn tấn.
- Dự báo năm 2014 tiếp tục là một năm khó khăn cho XK sắn lát và tinh bột sắn của Việt nam.
- Tình hình bất ổn chính trị tại Thái lan tác động không nhỏ đến thị trường và giá XK tinh bột sắn.
- Các nhà sản xuất cồn của TQ sẽ cố gắng tìm kiếm các nguồn cung cấp nguyên liệu giá rẻ và gây sức ép đối với các nhà XK để hạ giá nhập khẩu.
- Năm 2014, xu hướng giảm giá nông sản sẽ còn tiếp tục, đặc biệt với ngô, gạo, mía đường – những mặt hàng có tính thay thế đối với sắn lát và tinh bột sắn. Do vậy giá sắn lát và tinh bột sắn cũng sẽ có cùng xu hướng giảm do nguồn cung sắn thế giới tại Thái lan và Indonesia được cải thiện đáng kể.