Kỹ năng bán hàng: 5 bước giúp bạn lập kế hoạch kinh doanh tốt: Viết ra các mục tiêu, huy động các địa chỉ liên lạc, xây dựng các mối quan hệ… là những bước cơ bản để bạn tạo một bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo.
1. Viết ra các mục tiêu: Đây là lý do tại sao kế hoạch kinh doanh như chúng ta đã biết là rất quan trọng. Nó cho phép chúng ta vạch ra tầm nhìn, nhiệm vụ và kết thúc cuộc chơi của mình. Nếu kế hoạch kinh doanh phức tạp không phải là điều bạn thích, chỉ cần viết ra các mục tiêu của bạn trên một tờ giấy. Điều này sẽ cho phép bạn di chuyển sang bước tiếp theo.
2. Huy động các địa chỉ liên lạc: Khi các mục tiêu đã được ghi lại bằng văn bản, giờ là lúc để huy động “quân đội” của bạn. Đối với mỗi mục tiêu, hãy viết ra một danh sách những người mà bạn biết và những người bạn cần biết để hoàn thành mục tiêu. Ví dụ, bạn đang khởi đầu một tiệm bánh. Bạn sẽ cần khách hàng, nhà cung cấp cung cấp nguyên liệu và dụng cụ làm bánh, đội ngũ tiếp thị và các doanh nghiệp khác mà bạn có thể muốn làm đối tác. Tận dụng mọi công cụ bạn có để bắt đầu thiết lập mạng lưới. Facebook và LinkedIn là vô giá để làm điều này.
3. Xây dựng các mối quan hệ: Một tỷ lệ lớn các mạng lưới những người mà bạn sẽ cần phải gắn gắn bó vẫn chưa có sẵn cho bạn. Điều này đòi hỏi phải tiếp tục đào sâu vào mạng lưới của bạn để tìm ra những người có thể tạo ra cầu nối đến các mối quan hệ mà bạn cần để hoàn thành mục tiêu của mình. Vạch ra chiến lược kết nối và xây dựng mối quan hệ với những người mà bạn cần biết. Những người này dành nhiều thời gian của họ ở đâu? Tổ chức tình nguyện nào họ đang tham gia? Các nhóm mạng lưới nào?
4. Cung cấp sự giúp đỡ: Lúc này bạn đã vạch ra một “đội quân” những người có thể ủng hộ bạn, đã đến lúc đưa bản thân vào vị trí để khai thác nguồn tài nguyên mà những người này có sẵn. Đừng đi thẳng vào việc đòi hỏi. Hãy luôn cho đi trước tiên.
Mang theo danh sách mạng lưới của bạn, tiếp cận với từng người trong tại một thời điểm và cung cấp sự giúp đỡ cho họ. Tìm hiểu những gì họ cần trong cuộc sống và kinh doanh của họ, chuẩn bị sẵn sàng và có khả năng giúp đỡ họ. Hãy giúp đỡ những người trên danh sách mạng lưới của bạn mà không kỳ vọng rằng họ sẽ giúp bạn sau này. Bạn sẽ không chỉ nhận thấy kết quả phi thường mà còn sẽ sớm nhận thấy rằng mạng lưới của bạn bắt đầu mở rộng gấp mười lần.
5. Chia sẻ mục tiêu: Cuối cùng nhưng chắc chắn không kém phần quan trọng để tối đa hóa sự thành công trong kinh doanh là chia sẻ mục tiêu của bạn. Kế hoạch kinh doanh mới của bạn kết hợp với mạng lưới những người ủng hộ của bạn, sẽ đòi hỏi bạn phải giữ liên lạc thường xuyên và liên tục với rất nhiều người. Khi bạn cung cấp sự giúp đỡ cho mỗi thành viên trong mạng lưới để đạt được mục tiêu của họ, hãy nhớ chia sẻ mục tiêu cho doanh nghiệp của bạn. Một lần nữa, vài người trong mạng lưới sẽ không có hỗ trợ cho doanh nghiệp của bạn và đó là điều bình thường. Tuy nhiên, nhiều người sẽ đi trên con đường của mình để tìm cách giúp đỡ doanh nghiệp của bạn phát triển mạnh.
Phải cần rất nhiều người để phát triển được một doanh nghiệp thành công. Nếu bạn không huy động họ, đó sẽ là một con đường khó khăn phía trước.
4 bước cải thiện kế hoạch kinh doanh để thu hút khách hàng trong bán hàng
1. Bán nhiều hơn cho khách hàng hiện tại: Nói chung, đây là con đường nhanh nhất để phát triển mạnh. Ví dụ tốt nhất là một cửa hàng máy tính đã liên lạc với toàn bộ cơ sở khách hàng của mình và nhắc nhở tất rằng họ có thể gần như đã quá hạn để nâng cấp bộ nhớ, thiết bị mạng, máy in, phần mềm và máy tính. Công ty này đã tạo ra khuyến mãi đặc biệt và giải phóng một số hàng tồn kho cũ trong quá trình này.
Làm thế nào để một việc như thế có thể hữu dụng với doanh nghiệp của bạn? Câu chuyện cửa hàng máy tính minh họa cách thức khách hàng có thể biết ơn đối với lời nhắc nhở và sẵn sàng để nói có với việc cải thiện hiệu suất. Về cơ bản, có 3 phần ở đây: Xác định những gì bạn có thể cung cấp liên quan đến khách hàng và doanh nghiệp, làm thế nào để biến nó thành một sự kiện và làm thế nào để đưa thông điệp đến với khách hàng.
Khi bạn đưa ra điều gì đó, hãy đặt nó vào các sự kiện quan trọng trong kế hoạch kinh doanh của bạn. Đặt ra ngày bắt đầu, ngày kết thúc và người phụ trách, ước tính doanh thu tăng thêm, nhớ đó lần sau bạn sẽ biết liệu bạn có đánh giá quá thấp hoặc quá cao hay không.
2. Xem lại giá cả: Giá cả là thông điệp tiếp thị mạnh mẽ nhất mà bạn có. Điều quan trọng nhất không phải là cao hay thấp mà là nó phù hợp với chiến lược của bạn như thế nào.
Một số doanh nghiệp dựa vào mức giá thấp thấy rõ để thu hút mọi người và tạo ra doanh thu đơn vị cao hơn, trong khi những doanh nghiệp khác cung cấp chất lượng tốt hơn và cần mức giá cao hơn để truyền đạt thông điệp đó. Nhiều doanh nghiệp bán giá rất thấp so với nhiều giá rất cao. Một vấn đề với mức giá thấp thường xuyên là doanh nghiệp của bạn có thể đánh mất khách hàng vì họ cho rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn không tốt do mức giá không phù hợp với nó.
Nếu bạn quyết định sửa đổi giá cả, hãy đảm bảo rằng bạn phản ánh điều đó trong dự báo doanh số bán hàng và trong các thông điệp tiếp thị của bạn. Đồng bộ hóa những gì bạn đang nói với khách hàng và những gì mức giá của bạn nói với khách hàng. Và sau đó, quan trọng nhất là hãy đảm bảo rằng bạn cung cấp giá trị mà bạn hứa hẹn. Đưa điều đó vào kế hoạch của bạn như một nhiệm vụ trong các sự kiện quan trọng.
3. Xem lại thông điệp tiếp thị: Điều này có nghĩa là xem lại cả nội dung cốt lõi của thông điệp và cách bạn cung cấp nó. Một số doanh nghiệp nhỏ đang chuyển sang sử dụng mạng xã hội – đặc biệt là Twitter, Facebook và LinkedIn – để truyền bá thông điệp của họ theo những cách thức mới. Những doanh nghiệp khác lại sử dụng các phương pháp cũ như email marketing, bán hàng trực tiếp và thậm chí là tiếp thị email trực tiếp bởi vì chúng đã bị lãng quên trong thời gian dài.
Hãy tìm một cách để làm cho nỗ lực này trở nên cụ thể và đo lường được trong kế hoạch của bạn. Thêm vào con số đo lường cụ thể, cho dù đó là lượng quảng cáo, xem trang, truy cập trang, retweet, bạn bè, liên kết hoặc bất cứ điều gì. Hãy nhớ theo dõi kết quả và điều chỉnh dựa theo đó.
4. Mở rộng sang thị trường lân cận: Điều này có nghĩa là bán thứ gì đó mới và khác cho cơ sở khách hàng hiện tại của bạn hoặc bán những gì bạn luôn bán cho các kiểu khách hàng mới. Các lựa chọn này thường là thực tế hơn so với việc cố gắng để phát triển sản phẩm hay dịch vụ hoàn toàn mới trong khi cố gắng bán nó cho cơ sở khách hàng khác với những gì bạn đang quen thuộc. Bạn phải nhìn vào doanh nghiệp của mình và suy nghĩ một cách sáng tạo.
Cho dù bạn quyết định làm gì, hãy nhớ thêm nó vào kế hoạch kinh doanh của bạn. Càng nhiều càng tốt, thêm vào đo lường và theo dõi, nhờ đó bạn có thể biết liệu bạn có thực hiện thành công kế hoạch mới hay không. Sau đó hãy theo dõi và đánh giá kết quả thực tế một cách thường xuyên, từ đó bạn có thể thấy những gì đang diễn ra đúng đắn và những gì không phải và thực hiện những điều chỉnh cần thiết.
Nguồn http://coiphim.vn/