Home / Phát triển doanh nghiệp / Chiến lược kinh doanh / Xây dựng kế hoạch chiến lược

Xây dựng kế hoạch chiến lược

Khi môi trường kinh doanh ngày càng có nhiều bất trắc, việc lập kế hoạch chiến lược cần phải tạo ra những mục tiêu mang tính sáng tạo hơn cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.

 

www.strategy.vn, chiến lược, xây dựng chiến lược, xu hướng marketing, xu hướng marketing 2013, chiến lược marketing, marketing thành công, xây dựng chiến lược, chiến lược của CEO, kỹ năng xây dựng chiến lược

Khi môi trường kinh doanh ngày càng có nhiều bất trắc, việc lập kế hoạch chiến lược cần phải tạo ra những mục tiêu mang tính sáng tạo hơn cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Năm lời khuyên sau sẽ đảm bảo cho quá trình cụ thể hóa chiến lược, giúp doanh nghiệp vượt qua được những thách thức trong môi trường kinh doanh năng động ngày nay.
1. Linh hoạt từ kế hoạch tới hành động
Với một công ty hoạt động lâu năm trong môi trường kinh doanh tương đối ổn định, người lãnh đạo nên lựa chọn những quyết định thực tiễn và dài hạn được cụ thể bằng kế hoạch chiến lược khoa học. Trong điều kiện doanh nghiệp non trẻ, môi trường kinh doanh lại có nhiều biến động, có tính phân hóa cao thì hướng đi phù hợp cho kế hoạch chiến lược chính là sự năng động có tính thực tiễn.
Định hướng kế hoạch luôn được quyết định bởi văn phòng trung tâm của doanh nghiệp, là những quản lý cấp cao. Họ là một đội ngũ nhân sự năng động, có chuyên môn cao trong điều hành và có vai trò lớn khi đưa ra quyết định trong mọi quá trình lập kế hoạch chiến lược. Với một đội ngũ lãnh đạo như vậy, công ty sẽ đưa ra những hướng đi đúng đắn và thống nhất ngay từ đầu với những mục tiêu từ cơ bản đến những kế hoạch chi tiết.
2. Luôn thích nghi với mọi hoàn cảnh
Môi trường kinh doanh ngày nay cùng với những rủi ro và bất trắc chính là thách thức cho đội ngũ xây dựng kế hoạch chiến lược. Cần cân nhắc ít nhất từ 3 – 5 tình huống để phân tích những tác động, ảnh hưởng từ bên ngoài đến sự phát triển của một doanh nghiệp. Hãy nghĩ đến những kịch bản tương tự mà doanh nghiệp bạn có thể phải đối mặt để đưa ra chiến lược ứng phó phù hợp.
Với mỗi kịch bản, cần có những phân tích cụ thể về khả năng ảnh hưởng đến công ty trong hiện thực, từ đó tập trung vào những rủi ro căn bản và cân nhắc yếu tố bên ngoài cũng như những triển vọng bên trong. Một số kịch bản trọng điểm liên quan đến những phân tích về người tiêu dùng, khách hàng, kênh phân phối và đối thủ cạnh tranh cần được chú ý hơn cả. Bởi đây sẽ là nguồn dữ liệu phong phú “tư vấn” hữu ích cho doanh nghiệp.
Từ những kịch bản, nhà lãnh đạo cần đưa ra những giả thiết có thể xảy ra trong tương lai nhằm dự báo kết quả. Từ đó, đưa ra những điều chỉnh phù hợp. Luôn khuyến khích những cuộc thảo luận về chiến lược giữa ban quản trị với các chuyên gia. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được cả những cơ hội và thách thức để đưa ra quyết định phù hợp.
3. Xây dựng văn hóa “cởi mở”
Quản trị là sự thể hiện của văn hóa, khi tất cả nhân viên được tạo điều kiện để thể hiện khả năng của mình, việc quản lý sẽ hiệu quả hơn. Bởi nhân viên có ý thức cao hơn về trách nhiệm của chính họ. Đồng thời, nhà lãnh đạo cũng có thể mở rộng khả năng liên kết giữa kế hoạch chiến lược với các mục tiêu khác của công ty như nâng cao doanh thu.
4. Định hướng thực hiện
Xây dựng chiến lược đã là khó, việc thực hiện càng trở thành thử thách với nhà lãnh đạo. Bởi trên thực tế, việc phát triển chiến lược thường được thực hiện bởi một nhóm nhỏ các nhà quản lý, nhân sự phòng kế hoạch hay một số chuyên gia nhưng việc triển khai thực hiện lại trên phạm vi rộng. Nghiên cứu của Booz & Company chỉ ra rằng kết quả kinh doanh và việc hình thành nên văn hóa doanh nghiệp thường chịu ảnh hưởng lớn bởi bốn nhân tố: quyền quyết định, luồng thông tin, động lực khuyến khích và cơ cấu.
Trong những nhân tố này, luồng thông tin và quyền quyết định là những nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến việc triển khai chiến lược. Bởi vậy, cần phải xây dựng kế hoạch có tính khả thi cao. Đó không phải là chiến lược xa rời thực tế, chỉ có ý nghĩa với một nhóm nhỏ chiến lược gia mà thiếu đi sự gắn kết với toàn bộ doanh nghiệp. Các thành phần tham gia xây dựng chiến lược cần thường xuyên trao đổi thông tin với các bộ phận của doanh nghiệp để cùng chia sẻ suy nghĩ, hợp tác và những hiểu biết về thị trường.
5. Phát huy hiệu quả
Việc lập kế hoạch chiến lược là một quá trình sâu sắc và lâu dài, đòi hỏi sự đầu tư hiệu quả. Hãy tối ưu hóa tiến trình lập kế hoạch hơn nữa bằng cách đơn giản hóa và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu. Cần tập trung vào những giá trị cốt lõi, xóa bỏ chi tiết không có định hướng không cần thiết. Ngoài ra, khả năng về công nghệ thông tin cũng là yếu tố có lợi thông qua cách hợp nhất số liệu kế hoạch, diễn giải trong báo cáo thực tế, hỗ trợ quá trình làm việc và đem lại thông tin chính xác.
Mỗi chiến lược của từng công ty đều rất khác biệt. Vai trò của người lãnh đạo là tìm ra những khác biệt giữa công ty của mình với những công ty khác khi xây dựng các kịch bản. Một kế hoạch tốt sẽ giúp công ty bạn ngày càng thống nhất – sự thống nhất càng lớn thì giá trị kiến mới được tạo sẽ càng tăng lên.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *