Nguyên lý tảng băng trôi được xem là một nguyên lý kinh điển được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống. Trong kinh doanh cũng vậy, áp dụng nguyên lý tảng băng trôi sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng ta đấy.
Cùng Open24 tìm hiểu về nguyên lý tảng băng trôi trong kinh doanh và cách áp dụng nguyên lý này vào kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhé!
Jack Ma nói: “Trong bán hàng, người đầu tiên tin tưởng bạn chính là một người xa lạ, bạn bè sẽ là những người dè chừng bạn, thậm chí bạn thân sẽ xa cách bạn còn gia đình sẽ coi thường bạn.”
Đây có lẽ là câu nói hay nhất mà mình từng được nghe. Bán hàng không chỉ đơn giản là mua-bán mà đằng sau nó còn chứa đựng rất nhiều điều giống như một “tảng băng trôi”.
Bạn đã bao giờ nghe nói về nguyên lý tảng băng trôi? Nguyên lý của tên gọi ấy bắt nguồn từ thực tế: phần nhìn thấy được của tảng băng nhỏ hơn nhiều so với phần ẩn đi dưới mặt nước “3 phần nổi, 7 phần chìm”.
Trong bán hàng “3 phần nổi” chính là những điều mà khách hàng có thể nhìn thấy trực tiếp luôn:
1, Phần nổi thứ nhất: Giá hấp dẫn
Một trong số những chiêu thức hay nhất về giá đó là lùi nhẹ giá đôi khi được nhắc đến với cái tên “giá hấp dẫn”. các nghiên cứu cho thấy những mặt hàng có giá 199 ngìn đồng hoặc 195 nghìn đồng sẽ bán chạy hơn rất nhiều so với mặt hàng có giá 200 nghìn đồng. Hiện tượng này được đặt tên là “ hiệu ứng số bên trái”.
2, Lắng nghe
Kỹ năng quan trọng nhất mà người bán hàng nào cũng phải có chính là lắng nghe một cách cẩn thận. Hãy nhớ rằng bạn có 2 cái tai nhưng chỉ có 1 cái miệng, vì vậy hãy lắng nghe nhiều hơn là nói.
Khi lắng nghe khách hàng, bạn cũng phải nghe một cách chủ động và hiểu những gì đang diễn ra. Trước khi đưa ra một ý tưởng, hãy quay sát thật kỹ xung quanh và chắc chắn rằng mọi người sẽ hiểu những gì bạn sắp nói.
3, Sự trải nghiệm
Ngay ở cái tên “sự trải nghiệm” chắc bạn cũng đoán ra được rồi. Tục ngữ có câu: “trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ, trăm sờ không bằng một lần được thử”.
Xung quanh ta rất nhiều ví dụ về điều này: ăn thử nho, ăn thử nhãn… trước khi mua. Quần áo thì được mặc thử, giày dép được mang thử, nước hoa được dùng thử. Các phần mềm bán hàng thì đều có bản dùng thử.
Tất cả đó là sự trải nghiệm hay nói đơn giản hơn là dùng thử trước khi mua.Khách hàng tốt nhất của bạn cũng luôn là những khách hàng tiềm năng nhất đối với đối thủ của bạn.
Hãy làm họ thỏa mãn trước khi đối thủ của bạn làm điều này! Nếu ai đó có thể lấy được các khách hàng trung thành của bạn bằng việc cung cấp cho họ nhiều dịch vụ và ý tưởng hơn, đó chắc chắn là do họ đã làm mọi thứ đúng hơn bạn.
Bên cạnh “3 phần nổi” mà khách hàng thấy thì còn “7 phần chìm” mà chỉ những người bán hàng mới có thể thấy được.
4, Đừng cố bán hàng
Nếu bạn muốn thành công trong lĩnh vực sales, đừng bao giờ nghĩ đến từ “bán hàng”. Bạn phải cho đi thứ có giá trị và nhận lại tiền hoặc thành công. Khách hàng chỉ chào đón những người mang đến sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị cho họ và rất ghét những người cố bán hàng cho họ.
5, Biết “ bán” mình trước.
Trước khi bán được sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn cần nhớ rằng khách hàng sẽ “mua” bạn trước, sau đó mới là sản phẩm mà bạn cung cấp. Bạn cần phải làm sao cho khách hành thích và tin tưởng mình, khi đó họ sẽ rút ví ra trả cho bạn.
Vì thế, hãy làm việc chăm chỉ, rèn luyện bản thân, đọc nhiều sách, cải thiện kỹ năng giao tiếp. Đó là cách duy nhất giúp bạn gây được ấn tượng với khách hàng trước khi họ dành thời gian cho bạn nói về sản phẩm hoặc dịch vụ.
6, Thuyết phục
Bạn hãy nhớ lại xem khi còn bé, mình đã thuyết phục cha mẹ thế nào để họ mua cho bạn một que kem? Tương tự, đối với khách hàng cũng thế. Bạn mang một chai nước đến bán ở ngôi làng Alpine xinh đẹp, tất nhiên sẽ chẳng ai mua cả, nhưng nếu bạn đem chai nước đó đến sa mạc Sahara, thậm chí bạn chẳng cần nói gì cũng đã hết hàng.
Nguyên tắc cốt lõi ở đây là bạn phải biết khách hàng cần gì và tìm cách thuyết phục họ. Hãy bán cho khách hàng thứ mà họ cần, chứ đừng bán thứ mà bạn có.
7, Không sợ bị từ chối
Một trong những kỹ năng khó nhất mà dân sales phải đối mặt đó là thường xuyên bị từ chối. Tuy nhiên, đừng lấy đó làm buồn mà hãy tiếp tục tiến về phía trước. Khi 100 cánh cửa đóng sập trước mặt bạn, hãy ngẩng cao đầu, mỉm cười thật tươi và đi gõ tiếp cánh cửa thứ 101 như cách bạn bắt đầu.
Nếu người ta nói “Không” với bạn ở lần đầu, đó có thể là do họ chưa cân nhắc kỹ. Hãy tiếp cận với họ lần thứ 2, thứ 3… Điều quan trọng nhất là đừng bao giờ nghi ngờ bản thân. Bạn phải biết rằng người thành công là người làm được những việc mà kẻ thất bại đã từ bò trước đó.
8, Lạc quan
Người bán hàng thành công luôn tìm thấy sự hài lòng ở khách hàng sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Họ thậm chí còn nhìn thấy kết quả cuối cùng trước khi bán hàng và luôn lấy đó làm động lực cho mình. Để có được thành công trong cuộc sống, bạn phải luôn định hình thật rõ mọi thứ mà mình muốn đạt được.
Dù bạn không có ý tưởng tuyệt vời nhất, nhưng hãy cố gắng tìm kiếm kết quả tốt nhất. Hãy tưởng tượng 5 năm nữa bạn sẽ lái chiếc xe hơi đắt tiền, đeo đồng hồ hàng hiệu và ngồi uống cà phê, ký hợp đồng trong một căn biệt thự ven biển. Có ai đánh thuế ước mơ đâu, tại sao bạn lại không mơ những điều tốt nhất?
9, Đam mê
Người bán hàng hoặc chủ doanh nghiệp đều phải thực sự đam mê với sản phẩm mà họ làm ra. Đừng cố bán một thứ gì đó chỉ vì tiền. Hãy tìm ra niềm đam mê của bạn, vì sao bạn thích sản phẩm đó và bạn có sẵn sàng làm việc này kể cả không có tiền không?
Đam mê sẽ giúp bạn vượt qua mọi trở ngại để đi đến thành công.Trong một cuộc họp của Apple, khi các cổ đông thúc ép Tim Cook tăng lợi nhuận cho công ty, ông đáp rằng “Tôi không quan tâm đến ROI, tôi biết tất cả chúng ta ngồi ở đây cùng nhau vì chúng ta có cùng niềm đam mê và tin rằng sản phẩm của mình là tốt nhất”.
10, Kết nối
Người bán hàng thành công phải là bậc thầy trong việc kết nối mọi người với nhau. Khi bạn nói chuyện với bất cứ ai, hãy quan sát cách mà họ nói chuyện. Nếu họ nói chậm, bạn cũng phải nói chậm lại. Nếu họ nói với nhịp độ nhanh, bạn cũng phải nói nhanh hơn.
Vì sao lại như vậy? Đơn giản, bạn phải tìm được sự kết nối với họ.Trong cuộc trò chuyện, bạn cũng hãy tìm hiểu xem khách hàng đó là người thế nào, sở thích là gì.
Chẳng hạn, nếu vị khách thích nuôi chó, hãy nói chuyện với họ về chủ đề chó để tìm kiếm sự tương đồng.