Home / Phát triển doanh nghiệp / Khởi nghiệp / Ngành quản trị nhân sự hiện nay | Học ở đâu? |

Ngành quản trị nhân sự hiện nay | Học ở đâu? |

Ngành quản trị nhân sự ngày nay đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, với sự biến đổi nhanh chóng của thị trường lao động và môi trường kinh doanh. Trải qua sự chuyển đổi số và sự tăng cường về đa dạng và bền vững, quản trị nhân sự không chỉ là vấn đề quản lý nguồn nhân lực mà còn là yếu tố quyết định sức mạnh cạnh tranh của tổ chức. Vậy học ngành quản trị nhân sự ở đâu?

I. Ngành quản trị nhân sự hiện nay

Sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp phần lớn phụ thuộc vào đội ngũ nhân viên. Quản trị nhân sự không thể thiếu trong việc quản lý toàn bộ nguồn nhân sự. Người quản trị nhân sự đóng một vai trò quan trọng khi đảm trách mọi khía cạnh của nguồn nhânsự. Họ phải có kiến thức, kinh nghiệm và năng lực để đánh giá ứng viên và tìm ra những tài năng tiềm ẩn của từng người.

Kỹ năng bắt buộc phải có cho quản trị nhân lực

Ngành quản trị nhân sự cũng tổ chức các chương trình và sự kiện để kết nối các bộ phận trong công ty. Hơn nữa, quản trị nhân sự giải quyết các vấn đề việc làm cho doanh nghiệp và xã hội. Họ đem lại lợi ích lớn để nâng cao doanh nghiệp

II. Mô tả công việc của ngành quản trị nhân sự

  • Tuyển dụng nguồn nhân sự mới: Có thể tìm ứng viên qua mạng xã hội hoặc tại các trường đại học. Sau đó, tiến hành trao đổi, phỏng vấn và chọn ra ứng viên phù hợp.
  • Đào tạo nhân sự: Quản trị nhân lực cần đảm bảo nhân viên được học hỏi và bổ sung kiến thức, kỹ năng, quy tắc và nhiệm vụ phát triển của công ty.
  • Sắp xếp và linh hoạt sử dụng người lao động: Quản trị nhân lực sẽ đánh giá khả năng của từng ứng viên để sắp xếp công việc phù hợp. Điều này tạo ra giá trị cao cho doanh nghiệp.

Vị trí làm việc khi làm quản trị nhân lực

  • Quản lý chính sách nhân sự: Quản trị nhân lực cần quản lý hồ sơ, dữ liệu liên quan đến nhân sự và triển khai chính sách nhất quán cho cả công ty.
  • Giám sát và triển khai công việc đến nhân viên: Để tăng hiệu quả cho các dự án, cần có đánh giá và góp ý.
  • Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Các chương trình, sự kiện và hoạt động của công ty được quản trị nhân sự phải nắm rõ.

III. Những vị trí công việc trong ngành quản trị nhân sự

Ngoài việc biết quản trị nguồn nhân sự là như thế nào. Nhiều người quan tâm đến công việc trong ngành này. Dưới đây là những vị trí đặc trưng nhất:

  • Hành chính nhân sự: Nhân viên tại phòng ban nhân sự, ban lễ tân. Đây là vị trí nhẹ nhàng, đảm bảo thu nhập ổn định và không có áp lực lớn.
  • Quản lý đào tạo nhân sự: Nhân viên quản lý đào tạo và giảng dạy chuyên ngành. Vị trí này yêu cầu kiến thức vững chắc và khả năng giao tiếp ổn định.
  • Chuyên viên tuyển dụng: Tìm kiếm nguồn nhân sự, phỏng vấn và sắp xếp công việc cho nhân sự mới.
  • Đào tạo nhân sự: Dựa vào đánh giá năng lực để hướng dẫn và đào tạo công việc cụ thể.
  • Chuyên viên truyền thông: Xử lý các vấn đề nội bộ, hợp tác giữa các phòng ban và truyền thông cải thiện hình ảnh công ty.

IV. Kỹ năng, yêu cầu của ngành quản trị nhân sự

Bất kỳ một công việc nào cũng cần kiến thức và kỹ năng để làm tốt. Quản trị nhân sự cũng vậy, người làm cần đảm bảo những yếu tố sau:

  • Kỹ năng chuyên ngành: Hiểu rõ về quản trị nhân lực, kỹ năng quản trị. Hoạch định chính sách nhân sự. Nhu cầu nhân lực hiện tại và tương lai. Cần xây dựng hệ thống nội bộ và cập nhật thông tin kịp thời.
  • Kỹ năng quản lý: Quản lý nhân sự trong công ty là yếu tố quan trọng. Cần triển khai chính sách và kế hoạch quản trị để tạo ra văn hóa doanh nghiệp và giá trị cho công ty.
  • Kỹ năng giao tiếp, nhiệt tình với công việc: Thái độ nhiệt tình là kỹ năng quan trọng nhất khi làm quản trị nhân sự. Giao tiếp ăn nói khéo léo và thể hiện sự nhiệt huyết trong công việc.
  • Giải quyết vấn đề: Giải quyết các mâu thuẩn nội bộ. Vấn đề lương thưởng giữa các bộ phận cần sự giải quyết từ quản trị nhân sự. Cần có phương án hợp lý và khả năng lắng nghe và thấu hiểu về nhân sự.

V. Cơ hội việc làm của ngành Quản trị nhân sự

Cơ hội việc làm trong ngành Quản trị nhân sự rộng mở. Khi nguồn nhân lực ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần có đội ngũ nhân sự giỏi, năng lực và nhiệt huyết để đạt được mục tiêu. Do đó, có nhu cầu tuyển dụng nhân sự ở mọi cấp bậc, từ nhân viên, chuyên viên đến quản lý.

Cơ hội việc làm của ngành Quản trị nhân sự

  • Nhu cầu tuyển dụng nhân sự Quản trị nhân sự tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.
  • Các vị trí việc làm rất đa dạng. Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị nhân sự có thể làm chuyên viên tuyển dụng, quản lý đào tạo, chuyên viên lương thưởng, headhunter,…
  • Mức lương của nhân sự Quản trị nhân sự tương đối cao. Trung bình là 15 triệu đồng/ tháng. Mức lương có thể cao hơn tùy thuộc vào kinh nghiệm, vị trí và năng lực.

Sinh viên theo học ngành này có nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn. Tuy nhiên, để thành công và không bị tụt lại bởi cuộc cách mạng 4.0. Cần nỗ lực học tập và rèn luyện liên tục các kỹ năng cần thiết.

=>>>> Xem thêm: Quản trị doanh nghiệp hiệu quả với 14 nguyên tắc của Fayol

VI. Mức lương của ngành quản trị nhân lực

Vai trò của ngành đã nêu rõ là ngành mở đang thu hút nguồn nhân lực. Mức lương tùy thuộc vào vị trí tuyển dụng, nhưng quản trị nhân lực đều ổn định. Một số vị trí việc làm quản trị nhân lực có mức lương hấp dẫn như:

  • Nhân viên tuyển dụng
  • Phó phòng, giám sát, đào tạo nhân sự
  • Trưởng phòng
  • Giám đốc quản trị nhân sự

Đây là mức lương khá cao so với các ngành nghề khác, bởi nhiều yếu tố và đáp ứng nhu cầu thực tế.

VII. Học Quản trị nhân sự ở đâu?

Có nhiều cơ sở giáo dục và tổ chức đào tạo cung cấp khóa học về Quản trị nhân sự. Một số lựa chọn phổ biến cho người học là:

  • Trường Quản trị Nhân sự PACE (Trực thuộc Học viện Quản lý PACE)
  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học Ngoại thương
  • Đại học Thương mại
  • Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Tài chính – Marketing
  • Đại học Công nghệ TP.HCM
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Đại học Hoa Sen.

Ngoài ra, còn các khóa học ngắn hạn, chuyên đề về Quản trị nhân sự tại các trung tâm đào tạo uy tín. Những khóa học này có thời lượng ngắn, phù hợp với những người muốn học thêm kiến thức hoặc nâng cao kỹ năng về Quản trị nhân sự.

VIII. Kỹ năng của người làm Quản trị nhân sự

1. Kỹ năng giao tiếp

Nhân viên Quản trị nhân sự làm việc với nhiều đối tượng khác nhau. Bao gồm cấp trên, đồng nghiệp, ứng viên, nhân viên, khách hàng, đối tác,… Do đó, họ cần có khả năng giao tiếp hiệu quả với tất cả các đối tượng này.

Kỹ năng giao tiếp giúp họ để:

  • Truyền đạt thông tin rõ ràng và dễ hiểu
  • Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với các đối tượng liên quan
  • Giải quyết xung đột và mâu thuẫn
  • Đàm phán, thương lượng
  • Tạo động lực và truyền cảm hứng cho nhân viên

2. Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng lãnh đạo cho phép người làm quản trị nhân sự thúc đẩy sự phát triển cá nhân và chuyên môn của nhân viên.ây dựng một môi trường làm việc tích cực, lành mạnh. Thúc đẩy sự cống hiến của nhân viên cho doanh nghiệp. Họ cần có khả năng tạo ra mục tiêu và hướng dẫn nhân viên đạt được những mục tiêu đó. Đồng thời biết lắng nghe và giao tiếp hiệu quả. Xây dựng mối quan hệ tốt với nhân viên và khám phá và phát triển tài năng bên trong đội ngũ.

Kỹ năng của người làm Quản trị nhân sự

3. Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu

Lắng nghe giúp nhà quản trị nhân sự hiểu được những gì nhân viên đang nói. Bao gồm cả nhu cầu, mong muốn, khó khăn và thách thức của họ. Điều này là cần thiết để nhà quản trị nhân sự có thể đưa ra các quyết định và giải pháp phù hợp. Nhằm hỗ trợ nhân viên phát triển và cống hiến hết mình cho công ty.

Thấu hiểu giúp nhà quản trị nhân sự nhìn nhận vấn đề từ góc nhìn của nhân viên. Từ đó tạo dựng được sự tin tưởng và đồng cảm với họ. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên. Tạo ra môi trường làm việc tích cực và hiệu quả.

4. Kỹ năng chịu áp lực

Người làm quản trị nhân sự thường xuyên phải đối mặt với nhiều áp lực từ nhiều phía, như:

  • Khối lượng công việc lớn, thời gian hạn hẹp, yêu cầu cao về chất lượng công việc
  • Phải đáp ứng các yêu cầu của lãnh đạo về nguồn nhân lực
  • Giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân viên, như tranh chấp, khiếu nại,…
  • Đáp ứng các quy định của pháp luật về lao động

Để có thể thành công trong lĩnh vực quản trị nhân sự, người làm quản trị nhân sự cần có kỹ năng chịu áp lực tốt. Kỹ năng chịu áp lực giúp người làm quản trị nhân sự có thể:

  • Giữ bình tĩnh, tập trung trong công việc, không để áp lực ảnh hưởng đến hiệu quả công việc
  • Xử lý tình huống một cách sáng suốt, hiệu quả
  • Biết cách giải tỏa áp lực, tránh bị stress

5. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Làm trong ngành Quản trị nhân sự thường phải đối mặt với nhiều vấn đề như xung đột giữa nhân viên, hiệu suất làm việc không đạt yêu cầu, nhân viên không hài lòng, cải thiện môi trường làm việc,… Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp người quản trị nhân sự có khả năng xác định, phân tích nguyên nhân của vấn đề, tìm kiếm các giải pháp khả thi và triển khai những biện pháp cần thiết để giải quyết vấn đề đó.

6. Kỹ năng thích nghi

Trong thế giới kinh doanh ngày càng thay đổi nhanh chóng, các nhà quản trị nhân sự cần phải có khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường, công nghệ và nhu cầu của nhân viên.

=>>>> Xem thêm: Quản trị nguồn nhân lực quan trọng như thế nào?

Bài viết trên Kehoachviet.com đã chia sẻ cho bạn những kiến thức đối với ngành quản trị nhân sự. Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp bạn trở thành một người quản trị nhân sự giỏi. Chúc bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *