Home / Thông tin dự án / Dự án đầu tư / Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng

Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng

I. Quản lý tổng thể dự án

1. Quản lý thiết kế (tổ chức thay đổi, hiệu chỉnh, tiếp nhận thiết kế…)

– Theo dõi, quản lý toàn bộ công việc liên quan đến khảo sát. Lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công.

– Thực hiện công tác giám sát, tiếp nhận công tác khảo sát, triển khai hồ sơ thiết kế kỹ thuật công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư.

– Phối hợp với chủ đầu tư xem xét. Đánh giá hồ sơ thiết kế đảm bảo tính năng, công năng sử dụng và giá cả phù hợp với yêu cầu của chủ đầu tư.

– Phối hợp với chủ đầu tư tổ chức thẩm tra hồ sơ thiết kế, dự toán xây dựng công trình.

– Tổ chức kiểm tra, khen thưởng nhà thầu về tiến độ, chất lượng thiết kế theo hợp đồng.

– Kiểm tra, hiệu chỉnh, tổng hợp các thay đổi hoặc phát sinh liên quan đến thiết kế trong quá trình thực hiện dự án.

2. Quản lý quy hoạch, tiến độ dự án

– Lập tổng tiến độ và quản lý tổng tiến độ của dự án.

– Tổ chức và quản lý tiến độ hồ sơ thầu.

– Lập kế hoạch vốn dự án (phối hợp với chủ đầu tư).

  1. Quản lý giấy phép xây dựng, hệ thống văn bản, soạn thảo văn bản, v.v. đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng (nếu có).
  2. Chuẩn bị nội dung cuộc họp, soạn thảo các văn bản, pháp lý liên quan đến dự án, ghi biên bản hoặc ghi chép các cuộc họp liên quan đến dự án.
  3. Lập báo cáo tiến độ hàng tuần, hàng tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu của Chủ đầu tư, mỗi báo cáo gồm các nội dung chính sau: tổng hợp tình trạng công trình, khối lượng, chất lượng từng hạng mục công việc đã thực hiện, đối chiếu tiến độ thực hiện với kế hoạch đã lập; các vướng mắc, tồn đọng trong quá trình triển khai và đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo quá trình triển khai dự án.
  4. Tổ chức, chủ trì giao ban công trường và tham dự các cuộc họp do Chủ đầu tư chủ trì.
  5. Xem xét, thẩm tra các báo cáo định kỳ (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng) và các báo cáo khác của nhà thầu.

II. Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng

Căn cứ quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự án. Người quyết định đầu tư quyết định áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý dự án sau:

  • Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực áp dụng đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Dự án theo chuyên ngành sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
  • Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án áp dụng đối với dự án sử dụng vốn nhà nước quy mô nhóm A có công trình cấp đặc biệt. Có áp dụng công nghệ cao được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận bằng văn bản. Dự án về quốc phòng, an ninh có yêu cầu bí mật nhà nước.

Quy trình làm hồ sơ pháp lý dự án đầu tư đầy đủ nhất - Nhà việt xây dựng

  • Thuê tư vấn quản lý dự án đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác và dự án có tính chất đặc thù, đơn lẻ.
  • Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện năng lực để quản lý thực hiện dự án cải tạo, sửa chữa quy mô nhỏ, dự án có sự tham gia của cộng đồng.

Ban quản lý dự án, tư vấn quản lý dự án quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 62 Luật Xây dựng năm 2014 phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 152 của Luật Xây dựng năm 2014.

Bên cạnh những những nguyên tắc trên, các chủ thể có liên quan phải tuân thủ thêm những quy định sau về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách, hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực theo quy định tại Điều 63 của Luật Xây dựng năm 2014 và Điều 17 Nghị định 59/2015/NĐ-CP.

  • Trường hợp nếu người quyết định đầu tư giao cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình là chủ đầu tư dự án thì người quyết định đầu tư giao chủ đầu tư có trách nhiệm ký hợp đồng thuê Ban quản lý dự án chuyên ngành hoặc Ban quản lý dự án khu vực để thực hiện quản lý dự án theo quy định.
  • Đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế về ODA hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ. Trường hợp điều ước quốc tế về ODA hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ không có quy định cụ thể thì hình thức tổ chức quản lý dự án được thực hiện theo quy định của Nghị định này.

=>>>> Xem thêm: Lập dự án đầu tư nhà ở xã hội

Đối với dự án sử dụng vốn khác, người quyết định đầu tư quyết định hình thức quản lý dự án phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể của dự án.

Đối với dự án PPP (dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư), doanh nghiệp dự án lựa chọn hình thức quản lý dự án quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định 59/2015/NĐ-CP. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

  • Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án.
  • Thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng.
  • Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án
  • Quản lý dự án của tổng thầu xây dựng
  • Thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng

Trường hợp Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực không đủ điều kiện năng lực để thực hiện một số công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng. Thì được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP để thực hiện.

Đối với các doanh nghiệp là thành viên của tập đoàn kinh tế. Tổng công ty nhà nước nếu không đủ điều kiện năng lực để quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước ngoài ngân sách hoặc vốn khác. Thì được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP để thực hiện. Tổ chức tư vấn quản lý dự án có thể đảm nhận thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung quản lý dự án theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư.

Tổ chức tư vấn quản lý dự án được lựa chọn phải thành lập văn phòng quản lý dự án tại khu vực thực hiện dự án. Phải có văn bản thông báo về nhiệm vụ. Quyền hạn của người đại diện và bộ máy trực tiếp quản lý dự án gửi chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan.

Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát việc thực hiện hợp đồng tư vấn quản lý dự án. Xử lý các vấn đề có liên quan giữa tổ chức tư vấn quản lý dự án với các nhà thầu và chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện dự án.

III. Quản lý rủi ro của dự án

1. Quản lý bảo hiểm công trình xây dựng.

2. Quản lý các tác động ảnh hưởng tới dự án:

  • Các điều kiện tự nhiên.
  • Sự rủi ro của nhà thầu.

3. Đánh giá tình hình thực hiện dự án, nắm rõ các quy trình thực hiện dự án để lập kế hoạch quản lý và kiểm soát chất lượng dự án.

4. Đánh giá các thay đổi liên quan đến thiết kế; thi công xây dựng; vật tư, thiết bị (nếu có); đề xuất cho CĐT các biện pháp thích hợp để đảm bảo các thay đổi không ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng và tiến độ thực hiện dự án; tổ chức việc lập định mức, đơn giá xây dựng công trình phát sinh trong quá trình thi công (nếu có).

5. Xác định những yếu tố chủ yếu tác động đến công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng công trình; công tác chuẩn bị công trường của nhà thầu. Đề xuất cho CĐT các biện pháp tháo gỡ.

IV. Quản lý thi công xây lắp

1. Quản lý chất lượng xây dựng công trình

  • Tổ chức quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình.
  • Tổ chức việc kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo quy định về quản lý chất lượng công trình hoặc theo yêu cầu của CĐT (nếu có).
  • Tổ chức nghiệm thu công việc, nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng.

2. Quản lý tiến độ xây dựng công trình

  • Xem xét, kiểm tra tiến độ do các nhà thầu khác lập và hiệu chỉnh. Lập lại tiến độ thực hiện dự án (nếu cần thiết). Nhưng phải phù hợp với tiến độ tổng thể và các mốc quan trọng đã được CĐT phê duyệt.
  • Theo dõi, giám sát và điều hành các nhà thầu thực hiện các công việc. Phù hợp với các mốc và các khoảng thời gian quan trọng của dự án.
  • Đánh giá và báo cáo mức độ thực hiện. Tiến độ hoàn thành các hạng mục công việc của các nhà thầu.
  • Báo cáo các khiếm khuyết. Chậm trễ các nội dung công việc. Tiến độ thực hiện của các nhà thầu.
  • Đề xuất biện pháp khắc phục đảm bảo tiến độ thực hiện các hạng mục, các gói thầu đúng tiến độ hợp đồng đã ký.
  • Kiểm tra, theo dõi, đánh giá, báo cáo, việc cung cấp nhân lực, vật tư, thiết bị, hàng hóa của các nhà thầu.
  • Đánh giá và đưa ra những biện pháp nhằm bảo đảm tiến độ kế hoạch đã đề ra.
  • Kiểm tra, đánh giá biện pháp tổ chức thi công của nhà thầu.

3. Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình

  • Tổ chức quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình.
  • Xem xét và đánh giá các công việc, khối lượng phát sinh hoặc thay đổi so với kế hoạch, tài liệu đã được phê duyệt.

4. Quản lý an toàn lao động, vệ sinh môi trường, PCCC trên công trường xây dựng

  • Tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình, công trình lân cận và môi trường xung quanh dự án.
  • Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc lập và thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy, nổ của các nhà thầu.

V. Quản lý công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu

Nguồn vốn xây dựng là yếu tố rất quan trọng

1. Lập kế hoạch tổ chức lựa chọn nhà thầu.

2. Phối hợp với đại diện CĐT xem xét các tiêu chí lựa chọn nhà thầu.

3. Lập Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu.

4. Tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu.

5. Hệ thống, tập hợp các kết quả HSDT của các gói thầu đã lựa chọn nhà thầu.

VI. Thời gian hoàn thành đúng kế hoạch

Trong lĩnh vực xây dựng, tiến độ hoàn thành công việc là vấn đề cần được nhà thầu quan tâm. Nếu quá trình này kéo dài trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều tổn thất về chi phí nhân lực. Bên cạnh đó, nhà thầu cũng sẽ mất đi sự uy tín, tín nhiệm của các bên mời thầu. Vì vậy, trách nhiệm của ban tư vấn quản lý dự án là gì chính là đáp án giúp giải quyết vấn đề này.

Họ sẽ đảm bảo rằng công trình sẽ được hoàn thành đúng như những gì nêu trong kế hoạch. Nếu có những vấn đề phát sinh cũng sẽ được giải quyết và có những biện pháp kịp thời để không bị chậm tiến độ.

VII. Quản lý chi phí và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình

1. Một công việc quan trọng là lập dự toán, bao gồm việc điều chỉnh tổng dự toán và dự toán phát sinh.

2. Chúng tôi tổ chức quản lý tổng mức đầu tư và dự toán.

3. Chúng tôi phối hợp với CĐT để nghiệm thu, thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng công trình.

4. Chúng tôi có hệ thống tài liệu pháp lý để quản lý chi phí dự án.

VIII. Công việc khác liên quan đến dự án theo yêu cầu của CĐT

1. Kiểm tra và đánh giá công trình tạm tại công trường của các nhà thầu thi công xây dựng. Bao gồm văn phòng công trường, kho bãi tập phục vụ thi công, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước tạm phục vụ thi công, vệ sinh, hệ thống đường tạm, hàng rào tạm phục vụ thi công…

2. Phối hợp với CĐT trong các công việc liên quan đến công tác khởi công. Thánh thành và tuyên truyền quảng cáo.

3. Tham mưu cho CĐT giải quyết các vướng mắc và sự cố liên quan ảnh hưởng đến chất lượng. Tiến độ và hiệu quả đầu tư, xử lý các tình huống, sự cố công trình.

=>>>> Xem thêm: Tư vấn lập dự án đầu tư

Bài viết trên, Kehoachviet.com đã chia sẻ cho bạn những công việc và hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi!