Home / Phát triển doanh nghiệp / Khởi nghiệp / Content plan là gì? – Cách lên plan content hiệu quả

Content plan là gì? – Cách lên plan content hiệu quả

I. Content plan là gì?

Content plan là một bản kế hoạch chiến lược. Nó ghi chép chi tiết về cách thực hiện chiến lược nội dung, các công cụ hỗ trợ và những người tham gia. Ba đối tượng chính sử dụng content plan là: khách hàng, sếp của bạn và bạn bản thân.

Cách lên plan content - Kehoachviet.com 1

Sau khi đã đề ra một chiến lược nội dung rõ ràng và cụ thể. Việc tiếp theo là xác định loại nội dung cần có, định dạng của nội dung đó (như video, gif, ảnh,…), số lượng và cách phân bố thời gian và nhân lực một cách hợp lý. Tất cả những điều này là những bước quan trọng trong việc lập kế hoạch nội dung.

Tùy thuộc vào chiến lược nội dung và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Content plan sẽ thay đổi về các đầu việc và cách trình bày khác nhau.

II. Tại sao lên plan content lại quan trọng?

Cách lên plan content hay còn gọi là lập kế hoạch nội dung. Là một bước vô cùng quan trọng trong việc xây dựng chiến lược marketing hiệu quả.

1. Giúp bạn xác định mục tiêu rõ ràng:

  • Khi lên plan content, bạn sẽ dành thời gian để suy nghĩ về những gì bạn muốn đạt được với chiến dịch marketing của mình. Điều này sẽ giúp bạn xác định mục tiêu cụ thể, đo lường được và có thể thực hiện được.
  • Mục tiêu SMART (Specific – Cụ thể, Measurable – Đo lường được, Achievable – Đạt được, Relevant – Liên quan, Time-bound – Có thời hạn) sẽ giúp bạn tập trung nỗ lực và theo dõi tiến độ một cách hiệu quả.

2. Tiết kiệm thời gian và nguồn lực:

  • Khi đã có plan content, bạn sẽ biết rõ mình cần sản xuất những nội dung gì, vào thời điểm nào và bằng cách nào. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và nguồn lực, tránh lãng phí vào những việc không cần thiết.
  • Plan content cũng giúp bạn quản lý dự án hiệu quả hơn, đảm bảo mọi việc diễn ra đúng tiến độ và ngân sách.

Cách lên plan content - Kehoachviet.com 2

3. Tăng hiệu quả của chiến dịch marketing:

  • Nội dung được tạo ra dựa trên plan content sẽ có chất lượng cao, phù hợp với mục tiêu và đối tượng mục tiêu. Điều này sẽ giúp bạn thu hút được nhiều người đọc hơn, tăng tỷ lệ chuyển đổi và đạt được mục tiêu đề ra.
  • Plan content cũng giúp bạn theo dõi hiệu quả của từng nội dung và điều chỉnh chiến lược phù hợp khi cần thiết.

4. Giúp bạn xây dựng thương hiệu một cách nhất quán:

  • Plan content sẽ giúp bạn đảm bảo rằng tất cả các nội dung của bạn đều có chung một thông điệp và phong cách nhất quán. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng thương hiệu một cách mạnh mẽ và chuyên nghiệp.
  • Plan content cũng giúp bạn theo dõi hiệu quả của các hoạt động xây dựng thương hiệu và điều chỉnh chiến lược khi cần thiết.

5. Tăng khả năng cạnh tranh:

  • Trong môi trường marketing ngày nay, việc cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Doanh nghiệp nào có plan content hiệu quả sẽ có lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
  • Plan content giúp bạn tạo ra những nội dung độc đáo, thu hút và khác biệt, giúp bạn nổi bật giữa đám đông.

=>>> Xem thêm: | MÁCH BẠN| Kinh nghiệm viết content quảng cáo trà sữa

III. 10 cách lên plan content cụ thể cho doanh nghiệp

1. Xác định mục tiêu cho kế hoạch

Trong những cách lên plan content sẽ phụ thuộc vào mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn và không phải là một công việc chỉ để giải trí. Thông thường, bạn sẽ được giao nhiệm vụ cụ thể. Đi kèm với ngân sách, nguồn lực, thời hạn, chỉ số hiệu quả (KPI) và chiến lược nội dung. Thường thì, các quyết định về nội dung được đưa ra tại phòng kinh doanh hoặc phòng marketing.

  • Xác định mục tiêu theo công thức AIDA:
    • Aware (Nhận biết)
    • Interest (Thích thú)
    • Desire (Khao khát)
    • Action (Hành động)

Cách lên plan content - Kehoachviet.com 3

  • Mục tiêu phổ biến khác:
    • Lên top Google, tăng thứ hạng.
    • Tăng lượng truy cập vào trang web.
    • Tăng tương tác qua like, comment, và share.
    • Tăng doanh thu và số lượng bán hàng.
    • Ra mắt sản phẩm mới.
    • Xây dựng niềm tin từ khách hàng.
    • Tạo sự trung thành với thương hiệu.

2. Xác định thông điệp truyền tải

Tùy thuộc vào mục tiêu của bạn trong từng giai đoạn, thông điệp cũng sẽ biến đổi tương ứng. Thông điệp đơn giản mà bạn muốn truyền đạt là:

  • Sau khi đọc các nội dung của bạn, họ sẽ nhớ điều gì?
  • Bạn muốn người đọc nghĩ gì về bạn?

3. Định hướng nội dung

Việc chỉ đưa ra một danh sách ý tưởng mà không có hướng dẫn cụ thể có thể dẫn đến sự hiểu lầm và kết quả không như mong đợi. Thay vào đó, việc tạo ra một bảng Content Direction là cách làm chính xác để định hướng cho các Writer. Bảng này bao gồm các mục sau:

  • Mục tiêu: Chi tiết về mục tiêu của dự án. Bao gồm mục tiêu chính và mục tiêu cụ thể của từng bài viết.
  • Phần nghiên cứu: Thông tin về thương hiệu, khách hàng mục tiêu và sản phẩm để Writer hiểu rõ ngữ cảnh và đối tượng mục tiêu.
  • Phần tham khảo: Đề xuất các nguồn tham khảo. Bao gồm những bài viết hay từ đối thủ hoặc những nguồn tin đáng tin cậy.
  • Thông điệp: Những thông điệp cốt lõi mà bạn muốn truyền tải qua nội dung. Cùng với các từ khóa quan trọng cần tập trung.
  • Yêu cầu bài viết: Gồm các chỉ dẫn cụ thể về bố cục, SEO, tone & mood, điểm nhấn cần được tôn trọng.
  • Định hướng nội dung: Một mục lục hoặc outline chi tiết của bài viết, cùng với các ý cần nhấn mạnh và phát triển.
  • Định hướng hình ảnh: Hướng dẫn về logo, màu sắc, font chữ và các yếu tố hình ảnh khác cần tuân theo.
  • Phần ký tên: Thông tin về người phụ trách dự án và ngày hoàn thành dự kiến.

4. Xác định chủ đề chính

Trong những cách lên plan content để đạt được mục tiêu bạn có thể đề xuất các chủ đề chính ( Pillar Content) cho Fanpage và Website như sau:

Đối với mục tiêu tăng nhận biết:

  • Thương hiệu: Cập nhật thông tin mới nhất về thương hiệu, ký kết hợp đồng mới, và các sự kiện liên quan.
  • Giáo dục: Chia sẻ kiến thức về Content Marketing, giải quyết những thách thức và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Giải trí: Mang đến những thông tin vui về Content Marketing và ngành nghề.
  • Case Study: Chia sẻ về các thành tựu của Kind Content và cách đạt được chúng.

Đối với mục tiêu tăng doanh số:

  • Quảng cáo: Giới thiệu sản phẩm và dịch vụ, bao gồm các bài đăng bán hàng.
  • Phản hồi từ khách hàng: Chia sẻ phản hồi tích cực từ khách hàng, bao gồm lời nhận xét và đánh giá dịch vụ.
  • Khuyến mãi: Cung cấp các thông tin giảm giá, ưu đãi mùa, và quà tặng kèm.
  • Điểm mạnh của thương hiệu (USP): Tập trung vào những đặc điểm nổi bật và ưu điểm của sản phẩm và thương hiệu.
  • Tính năng và lợi ích: Phân tích và chia sẻ về các tính năng cụ thể và lợi ích mà sản phẩm mang lại.

5. Phát triển ý tưởng

  • Ý tưởng từ việc nghiên cứu
  • Sử dụng UGC User-Generated Content
  • Brainstorm – bão não để nghĩ ý tưởng
  • Thay đổi góc nhìn (Content Angle)
  • Phát triển Always on content (nội dung đăng thường xuyên)
  • Dựa vào những ý tưởng tự phát: Đọc nhiều sách, chơi thể thao, thu thập ý kiến từ người khác….

Cách lên plan content - Kehoachviet.com 4

6. Chắt lọc ra những ý tưởng hay

Có một điều rõ ràng: không phải mọi ý tưởng đều nên triển khai. Mà cần phải lựa chọn kỹ lưỡng! Một ý tưởng content được coi là tốt khi:

  • Khác biệt: Ý tưởng đó phải mang tính độc đáo. Ít nhất là cải thiện so với các ý tưởng đã có.
  • Khả thi: Bạn và nhóm của bạn có khả năng triển khai ý tưởng đó không? Có đủ ngân sách để thực hiện không?
  • Phù hợp với mục tiêu: Ý tưởng đó phải phản ánh đúng mục tiêu mà bạn đã đề ra.
  • Truyền tải được thông điệp: Ý tưởng đó cần có khả năng truyền tải thông điệp của bạn một cách hiệu quả.

Một ý tưởng content được xem là tốt khi đáp ứng được các tiêu chí trên. Vì vậy hãy giữ lại để triển khai. Còn nếu không, thì hãy xóa nó đi.

7. Liệt kê vào bảng Content Calendar

Liệt kê vào bảng sẽ giúp bạn dễ hình dung kế hoạch àm mình và công ty muốn hướng đến. Một bảng Content Calendar gồm:

  • Mục tiêu
  • Chủ đề
  • Tiêu đề
  • Nơi đăng

8.. Triển khai content plan và đo lường

Khi thực hiện đo lường, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng về hiệu quả của các nội dung. Biết được những gì hoạt động và không hoạt động. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh hoặc nâng cấp kế hoạch Content Marketing của mình để đạt được mục tiêu.

Các yếu tố để đo lường hiệu quả của nội dung bao gồm:

  • Thứ hạng từ khoá.
  • Số lượt xem trang, thời gian truy cập, tỉ lệ thoát trang, và số lượng hành động thực hiện trên trang.
  • Sự tương tác từ người dùng như like và comment.
  • Phản hồi từ khán giả qua các bình luận và việc chia sẻ nội dung.
  • Các chỉ số chuyển đổi quan trọng như tỉ lệ nhấp vào liên kết (CTR) và tỉ lệ chuyển đổi (CR).

IV. Lưu ý khi lên Content plan

  • Kế hoạch nội dung của bạn sẽ quyết định về cái gì và cách triển khai: 
    • Xác định “Tại sao” (Why) bạn cần xuất bản nội dung và “Những gì” (What) bạn sẽ nói.
    • Sử dụng Content Pillars để tổ chức và tạo ra nội dung chất lượng.
    • Phân bổ tần suất đăng cho các chủ đề theo chiến lược hiện tại.
  •  Định hướng triển khai nội dung:
    • Xác định Content Angle để thuyết phục khách hàng.
    • Xác định các góc nhìn (Content Angle) hấp dẫn và phù hợp với thị trường.
  • Nội dung và đính kèm:
    • Sắp xếp nội dung và hình ảnh/video hỗ trợ.
    • Phân công nhiệm vụ để tạo nên nội dung và hình ảnh/video hấp dẫn.
  • Kênh xuất bản nội dung:
    • Xác định các kênh xuất bản, bao gồm blog, tạp chí, và mạng xã hội.
    • Đảm bảo thông tin về việc xuất bản trên nhiều kênh được ghi rõ trong kế hoạch.
  • Ngày giờ:
    • Ghi chú ngày và giờ xuất bản để đảm bảo tuân thủ thời hạn và phân bổ tần suất đăng bài.

=>>> Xem thêm: Khi nào viết Content Marketing? Khi nào viết Copywriting

V. So sánh Content Plan với Content Strategy

So sánh Content Strategy (Chiến lược nội dung) Content Plan (Kế hoạch nội dung)
Định nghĩa Quá trình chuyển đổi mục tiêu kinh doanh thành kế hoạch sử dụng nội dung để đạt được mục tiêu đó. Bản đồ chi tiết ghi rõ các bước và nội dung cụ thể cần thực hiện để triển khai chiến lược nội dung.
Mức độ trừu tượng Tính chiến lược, trừu tượng hơn và tập trung vào các mục tiêu dài hạn và phương tiện để đạt được chúng. Tính cụ thể, tập trung vào các bước cụ thể và nội dung cần thực hiện ngay trong thời gian gần.
Mục đích Xác định hướng đi tổng thể và các phương tiện chính để đạt được mục tiêu kinh doanh. Hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện các bước trong chiến lược nội dung, từ nghiên cứu đến theo dõi và đánh giá.
Phạm vi thời gian Tích hợp các mục tiêu dài hạn và dài hạn hơn. Tích hợp các nhiệm vụ cụ thể và ngắn hạn, thường liên quan đến các chiến dịch cụ thể hoặc nhu cầu ngắn hạn.
Cách triển khai Xây dựng dựa trên nhu cầu kinh doanh tổng thể và thường đòi hỏi sự tham gia của các bộ phận khác nhau trong tổ chức. Triển khai bằng cách thực hiện các bước cụ thể trong content plan, thường tập trung vào các nội dung cụ thể và các kênh cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *