Home / Phát triển doanh nghiệp / Chiến lược Marketing / Khi nào viết Content Marketing? Khi nào viết Copywriting

Khi nào viết Content Marketing? Khi nào viết Copywriting

Viết content hay viết copywriting cũng đều để bán hàng. Sự khác nhau bản chất ở việc khách hàng đang ở đâu trong hành trình mua?

Việc bán hàng cũng giống như tán tỉnh 1 người phụ nữ.

Nếu chưa quen hoặc mới quen mà mình đã đòi hôn, hẳn nhiên sẽ có 1 sự mồm vêu không hề nhẹ (trừ trường hợp đặc biệt)

Đây là giai đoạn ta cần tán tỉnh bằng cách tạo ra sự quan tâm, thu hút, tặng quà và call to action giai đoạn này là xin số điện thoại (thu lead) để nhắn tin, gọi điện (email marketing)

Giai đoạn này chính là làm content marketing

Rõ ràng trong giai đoạn tán tỉnh, nếu như bạn lộ ý đồ “chốt sales” sớm quá, hẳn nhiên dễ làm đối phương bị tụt cảm xúc => fail.

Giai đoạn này ông nào có nhiều giá trị (nhiều tiền, mối quan hệ, đẹp trai, galant, đàn hay hát giỏi vẽ đẹp…) sẽ dễ dàng thu hút được đối phương hơn.

Giai đoạn này giống như ta làm blog, ebook, inforgraphic, chia sẻ các bài viết có giá trị cho đi ko đòi hỏi => làm content cần xác định là giai đoạn đầu tư lâu dài. Người nào ko kiên trì khó làm và ko dám đầu tư.

Content là tạo ra giá trị.

3 năm trông cây, tới ngày hái quả. Sau 1 time dài tán tỉnh, ta cần đủ nhạy cảm để biết được thời điểm “Chốt sales”. Thời điểm này vô cùng quan trọng. Sớm dễ bị từ chối, muộn dễ bị nẫng tay trên.

Bán hàng là thuyết phục. Copywriting là thuyết phục khách hàng tại sao nên mua sản phẩm này, và tại sao nên mua của mình, chưa đủ còn phải thuyết phục tại sao mua ngay. Đây đúng là giai đoạn cần các chiến binh dũng cảm, liều lĩnh và lì lợm.

Đến thời điểm chốt sales, đừng triết lý.

Đằng sau bàn phím của người làm content là 1 marketer, 1 gã si tình.

Đằng sau 1 ng làm copywriting là 1 salesman, 1 chiến binh rực lửa, hừng hực khí thế. Sẵn sàng tấn công.

Công cụ để làm content hay copywriting đó là Chân dung khách hàng mục tiêu và Hành trình mua hàng. Thiếu 2 cái này, ta dễ nhầm lẫn.

Khi ng ta chưa yêu mà lao vào dễ bị ăn tát. Khi người ta (ngầm hiểu) đồng ý mà ko tới dễ ăn vỏ.

Hãy xem khách hàng là ai và đang ở đâu trên hành trình mua, để dùng công cụ cho hợp lý.

Nguồn: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *