1. Hiểu được thế nào là sự kiên cường trong cảm xúc.
Trong công việc chắc chắn căng thẳng là điều không thể tránh khỏi, do đó việc giữ vững cảm xúc là việc thích nghi tốt với căng thẳng, tổn thương, tai ương và thảm họa. Sự kiên cường không phải một phẩm chất bẩm sinh – nó là một quá trình mà ai cũng có thể học được, và chỉ được tìm thấy ở những người bình thường.
- Mạnh mẽ về cảm xúc không đồng nghĩa với việc bạn không phải trải qua những cơn đau hay nỗi thống khổ — sự kiên cường thường là kết quả khi một người phải đối mặt với một tình huống vô cùng khó khăn. Nó có nghĩa rằng bạn sẽ học cách tự xây dựng lại mọi thứ hoặc “bật nảy lại” từ những trải nghiệm này.
- Để củng cố sự kiên cường, bạn sẽ muốn tập trung vào việc xây dựng những kỹ năng cụ thể như: lên kế hoạch và thực hiện chúng, xây dựng sự tự tin và góc nhìn tích cực đối với bản thân, học cách kiềm chế những cảm xúc và sự bốc đồng mãnh liệt, giao tiếp và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả
2. Tìm hiểu cách điều chỉnh cảm xúc.
Để có thể mạnh mẽ về cảm xúc thì việc kiềm chế cảm xúc là vô cùng quan trọng. Bạn không thể kiểm soát được những gì sẽ xảy ra trong cuộc sống, nhưng bạn luôn lựa chọn được cách phản ứng của mình.Cần phải nhắc lại một lần nữa, đây không phải kỹ năng bẩm sinh; mọi người đều có thể học kiềm chế cảm xúc của mình một cách hiệu quả.
3. Xác định những điều cụ thể mà bạn muốn thay đổi.
Công việc đầu tiên trước quá trình xây dựng tinh thần là phải xác định được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để tìm ra điều mà mình muốn thay đổi. Lập danh sách toàn bộ điểm mạnh và điểm yếu mà bạn có thể nghĩ tới. Khi đã hoàn thành danh sách này, hãy tìm cách biến từng điểm yếu thành mục tiêu để phấn đấu.
- Ví dụ, bạn gặp khó khăn khi đòi hỏi đáp ứng những nhu cầu cần thiết của bản thân. Nếu muốn giải quyết vấn đề này, bạn sẽ coi mục tiêu của mình là trở nên quyết đoán hơn.
4. Hiểu rõ thế mạnh của bạn.
Song song với việc xác định những yếu tố cần cải thiện, bạn nên dành thời gian để tự hào về điểm mạnh của mình. Đọc qua danh sách thế mạnh và khen ngợi bản thân về những nét tích cực này. Tự thưởng cho mình lúc này hay lúc khác sẽ giúp bạn tập trung vào những đức tính của mình, đồng thời gây dựng sức mạnh tinh thần và cảm xúc.
5. Xem xét những trải nghiệm quá khứ của bạn. Lý do khiến bạn thấy mình không đủ mạnh mẽ về tinh thần hay cảm xúc có thể liên quan tới một ký ức trong quá khứ. Dù điều đó chỉ mới xảy ra vài tháng trước hay từ khi bạn còn rất nhỏ, nó cũng có thể tác động tới sức mạnh tinh thần và cảm xúc của bạn. Các nghiên cứu cho thấy rằng trẻ nhỏ bị lạm dụng, bỏ rơi hay gặp nhiều hiểm nguy thường có vấn đề trong cảm xúc và tinh thần, dẫn tới lạm dụng thuốc hoặc có ý định tự tử.
- Thử xác định xem liệu những trải nghiệm tiêu cực khi còn nhỏ có ảnh hưởng tới tình trạng tinh thần và cảm xúc của bạn không. Xem xét vì sao những trải nghiệm này lại ảnh hưởng tới bạn và chúng đã tác động ra sao.
- Bạn có thể trò chuyện với bác sỹ tâm lý về những trải nghiệm khi còn nhỏ để hiểu, đối mặt và vượt qua chúng.
6. Xác định xem bạn có chứng nghiện nào cần chữa trị không.
Những chất gây nghiện thường là những thứ có tác dụng tiêu cực đến cảm xúc con người. Nếu bạn nghĩ mình đang nghiện một thứ gì đó, hãy tìm kiếm sự trợ giúp để loại bỏ thói xấu này. Bạn có thể phải điều trị nếu mức độ nghiện ngập trở nên nghiêm trọng. Trò chuyện với bác sỹ trị liệu hoặc bác sỹ nếu bạn thấy rằng cơn nghiện đang tàn phá sức mạnh tinh thần và cảm xúc của bạn.
7. Ghi lại suy nghĩ và cảm xúc của bạn trong nhật ký. Ghi nhật ký giúp bạn hiểu điều gì đã khiến bạn gặp khó khăn, và cũng là cách tốt để giải tỏa căng thẳng.Để bắt đầu viết nhật ký, hãy chọn một chỗ ngồi thoải mái và lên kế hoạch dành ra khoảng 20 phút mỗi ngày để viết. Bạn có thể bắt đầu bằng cách viết về cảm giác hay suy nghĩ của mình, hoặc sử dụng các gợi ý. Một vài gợi ý bạn có thể dùng là:
- “Mình thấy cạn kiệt sức lực khi…”
- “Thử thách lớn nhất của mình là…”
- “Nếu có thể trò chuyện với mình của hồi nhỏ, mình sẽ nói…”
- “Khi cảm thấy buồn, điều tốt nhất mình có thể làm cho bản thân hoặc nói với chính mình là…”
8. Cân nhắc trò chuyện với bác sỹ tâm lý. Nếu không nhận được sự giúp đỡ, bạn sẽ gặp khó khăn để hiểu được vì sao mình đang vật vã và trong cả việc xác định được cách tốt nhất để đối mặt với cảm xúc của bản thân. Một chuyên gia về sức khỏe tâm lý có thể giúp bạn hiểu cảm xúc của mình và đối mặt với chúng.
- Nhớ rằng cảm giác yếu ớt về tinh thần cũng như cảm xúc có thể là biểu hiện của vấn đề tâm lý cần được điều trị. Trò chuyện với bác sỹ tâm lý có thể giúp bạn hiểu điều gì đang xảy ra và đưa ra quyết định đúng đắn nhất.