Xây dựng thương hiệu là gì? Cách xây dựng thương hiệu sản phẩm

I. Thương hiệu là gì?

Thương hiệu ( Brand) là tên gọi, thuật ngữ, thiết kế, hình tượng hoặc các dấu hiệu khác giúp phân biệt một tổ chức hoặc một sản phẩm với đối thủ trong mắt của người tiêu dùng.

Một thương hiệu thành công đòi hỏi sự “đồng nhất trong giao tiếp và trải nghiệm”. Điều này bao gồm một loạt các yếu tố như:

  • Môi trường (bao gồm cả cửa hàng và văn phòng)
  • Sản phẩm in ấn, bảng hiệu, bao bì
  • Website và chiến lược quảng cáo trực tuyến
  • Tiếp thị nội dung và kế hoạch truyền thông xã hội
  • Dịch vụ bán hàng và chăm sóc khách hàng

Cách xây dựng thương hiệu sản phẩm - Kehoachviet.com 1

Thực tế cho thấy, thương hiệu không thể xây dựng chỉ trong một đê, hoặc ngay cả trong vài tháng. Điều này đòi hỏi một quá trình liên tục. Bằng việc không ngừng cố gắng, bạn sẽ thấy được những kết quả tích cực trong việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Điều này có thể thúc đẩy doanh số bán hàng, thu hút nhiều dự án hơn. Tạo ra sự lan truyền qua lời giới thiệu và đẩy mạnh sự phát triển của các sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp.

II. Xây dựng thương hiệu là gì?

“The essence of branding lies in imbuing products and services with the essence of a brand.” (Kotler & Keller, 2015)

“Xây dựng thương hiệu là việc tạo ra sức mạnh thương hiệu cho sản phẩm và dịch vụ.” (Kotler & Keller, 2015)

Cách xây dựng thương hiệu sản phẩm - Kehoachviet.com 2

Xây dựng thương hiệu là quá trình phát triển ý nghĩa và đặc điểm đặc trưng cho một tổ chức, công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Bằng cách tạo ra và định hình một hình ảnh thương hiệu trong ý thức của khách hàng. Đây là một chiến lược được các doanh nghiệp thiết kế để giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết và trải nghiệm thương hiệu của họ. Bằng cách làm rõ những đặc điểm đặc trưng của mình. Các công ty mang đến cho người tiêu dùng lý do để lựa chọn sản phẩm của họ thay vì các đối thủ cạnh tranh.

III. Việc xây dựng thương hiệu ảnh hưởng gì tới doanh nghiệp?

Việc xây dựng thương hiệu có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển và thành công của doanh nghiệp từ nhiều khía cạnh khác nhau:

  • Tăng giá trị: Một thương hiệu mạnh mẽ có khả năng tạo ra giá trị cao hơn cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Khách hàng sẵn lòng trả giá cao hơn cho các sản phẩm hoặc dịch vụ của một thương hiệu mà họ tin tưởng và có niềm tin.
  • Tạo lòng trung thành của khách hàng: Thương hiệu mạnh mẽ tạo ra một liên kết tinh thần với khách hàng. Khiến họ cảm thấy gắn bó và trung thành với thương hiệu. Điều này dẫn đến sự ổn định trong doanh số bán hàng và tạo ra một cộng đồng khách hàng trung thành.

Cách xây dựng thương hiệu sản phẩm - Kehoachviet.com 3

  • Tạo sự phân biệt cạnh tranh: Trên thị trường cạnh tranh gay gắt. Việc có một thương hiệu phát triển mạnh mẽ giúp doanh nghiệp nổi bật và phân biệt khỏi đối thủ. Sự phân biệt này giúp thu hút khách hàng và tạo ra một vị thế mạnh mẽ trên thị trường.
  • Tạo niềm tin và uy tín: Một thương hiệu mạnh mẽ được xây dựng trên cơ sở của niềm tin và uy tín. Khách hàng tin tưởng vào sản phẩm và dịch vụ của một thương hiệu mạnh mẽ hơn, điều này giúp tăng cường hình ảnh và danh tiếng của doanh nghiệp.
  • Thu hút nhân tài: Một thương hiệu có uy tín và tạo ra ấn tượng tích cực sẽ thu hút được nhân tài và nhân viên tài năng, giúp doanh nghiệp phát triển và thành công hơn trong tương lai.

=>>>> Xem thêm: Xây dựng chiến lược thương hiệu

IV. 12 cách xây dựng thương hiệu sản phẩm thành công cho doanh nghiệp

1. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Trong những cách xây dựng thương hiệu sản phẩm thì xác định đối tượng khách hàng là cách không thể thiếu. Khách hàng mục tiêu hoặc còn được gọi là thị trường mục tiêu là nhóm người mà doanh nghiệp hướng đến – những người có nhu cầu sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và có khả năng chi trả để đáp ứng nhu cầu đó.

Phân khúc khách hàng mục tiêu có thể được thực hiện thông qua mô hình 5W:

  • WHO: Ai là những người mua và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?
  • WHAT: Khách hàng muốn những điều gì từ sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?
  • WHY: Tại sao họ quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?
  • WHERE: Khách hàng ở đâu? Họ có thu nhập như thế nào?
  • WHEN: Khi nào họ mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?

2. Sứ mệnh thương hiệu

Sứ mệnh thương hiệu là một phần quan trọng trong việc xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ. Đây là tuyên bố định hình mục đích tồn tại của doanh nghiệp và giúp khách hàng hiểu được những gì mà công ty đam mê và cung cấp.

Trước khi bạn có thể xây dựng một thương hiệu mà đối tượng mục tiêu tin tưởng. Việc hiểu rõ giá trị mà doanh nghiệp mang lại là cực kỳ quan trọng. Tuyên bố sứ mệnh thường xác định mục tiêu lớn hơn của thương hiệu và cung cấp hướng dẫn cho mọi hoạt động chiến lược xây dựng thương hiệu. Từ logo, khẩu hiệu, đến cách thức giao tiếp và tính cách của thương hiệu, tất cả đều phản ánh sứ mệnh đó.

3. Cách xây dựng thương hiệu sản phẩm – Tạo chất riêng cho sản phẩm

Bạn cần phải thận trọng để không sao chép nguyên vẹn chiến lược của các đối thủ cạnh tranh. Thay vào đó, hãy lọc và tạo ra những điểm đặc biệt và nổi bật cho thương hiệu của bạn thông qua các yếu tố như chất lượng sản phẩm, thái độ phục vụ, triết lý kinh doanh, thông điệp truyền đạt, và nhiều yếu tố khác.

Một cách tiếp cận hiệu quả là tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ. Sau đó chọn lọc và áp dụng những điểm mạnh đó vào chiến lược của bạn. Đồng thời, bạn cũng cần phải tạo ra những điểm độc đáo và khác biệt để làm nổi bật thương hiệu của mình trong tâm trí của khách hàng. Điều này giúp bạn xây dựng một thương hiệu độc đáo, có sức thu hút và tạo ra sự khác biệt trong thị trường cạnh tranh.

4. Xác định vị thế cạnh tranh thương hiệu sản phẩm với thị trường

Có một câu tục ngữ từ xa xưa đã nói: “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng.” Quan niệm này vẫn hoàn toàn chính xác trong việc xây dựng thương hiệu hiệu quả. Phân tích đối thủ trực tiếp giúp bạn hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của họ, từ đó tạo ra “phương pháp” tối ưu nhất. Để làm điều này, bạn cần trả lời các câu hỏi sau:

1. Thông điệp mà đối thủ truyền đạt đến khách hàng là gì?
2. Chất lượng sản phẩm/dịch vụ của họ như thế nào?
3. Điểm đặc biệt của sản phẩm/dịch vụ của họ là gì?
4. Phản hồi của khách hàng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của đối thủ?

Cách xây dựng thương hiệu sản phẩm - Kehoachviet.com 4

Từ việc nghiên cứu đối thủ của mình, bạn không nên “sao chép nguyên si” cách họ thành công. Thay vào đó, bạn nên sáng tạo, đổi mới và tìm ra điểm khác biệt trong sản phẩm/dịch vụ của mình. Điều này sẽ giúp bạn thuyết phục khách hàng chọn lựa bạn thay vì đối thủ. Điểm khác biệt này sẽ tạo ra ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng của bạn và giúp bạn nổi bật trong thị trường cạnh tranh.

5. Xác định giái trị cốt lõi

Hệ thống giá trị cốt lõi (Core Values) là những nguyên tắc và giá trị căn bản mà doanh nghiệp bạn tin tưởng và theo đuổi. Đây là các quy tắc hành vi cụ thể và định hướng mà các thành viên trong tổ chức phải tuân thủ và thể hiện trong công việc hàng ngày.

Cách xây dựng thương hiệu sản phẩm bền vững, việc xác định và tuân thủ hệ thống giá trị cốt lõi là vô cùng quan trọng. Nó giúp định hình và phản ánh bản chất của doanh nghiệp. Tạo ra sự nhất quán và đồng thuận trong hành vi và quyết định của các thành viên trong tổ chức.

6. Thiết kế logo và câu slogan cho thượng hiệu sản phẩm

Logo và câu slogan là hai yếu tố quan trọng đầu tiên mà người tiêu dùng thường chú ý và nhớ đến. Chính vì vậy, việc đầu tư và chăm chút trong quá trình thiết kế logo và tìm ra slogan độc đáo. Là rất quan trọng để thu hút sự chú ý và ghi nhớ trong tâm trí của khách hàng.

Nếu bạn không có khả năng tự thiết kế logo và tạo slogan. Việc tìm kiếm sự trợ giúp từ các agnecy là một lựa chọn thông minh. Bạn chỉ cần cung cấp thông tin về phong cách, định hướng của doanh nghiệp và yêu cầu cụ thể. Các đội ngũ marketing và thiết kế của agency sẽ có thể giúp bạn thiết kế một logo và tạo ra một slogan phù hợp với thương hiệu của bạn một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất.

7. Xác định cơ hội và xu hướng thị trường

Xu hướng của thị trường thể hiện sự thay đổi và di chuyển của sở thích. Nhu cầu và ưu tiên của khách hàng trong thị trường. Mỗi ngành công nghiệp, mỗi loại hình dịch vụ đều có những xu hướng riêng và việc không theo kịp những xu hướng này có thể khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng lạc hậu.

Từ việc nhận biết và xác định các xu hướng của thị trường mục tiêu. Bạn cũng cần phải nhìn nhận các cơ hội mà doanh nghiệp có thể tận dụng trên thị trường. Qua quá trình phân tích và đánh giá các biến đổi của thị trường. Bạn có thể dự đoán các hướng đi, chiến lược và đối thủ tiềm năng. Từ đó tìm ra hướng đi phù hợp, sáng tạo và tạo ra cơ hội đặc biệt cho doanh nghiệp của mình.

8. Xác định thông điệp

– Thông điệp (Message) là tóm tắt ý chính hoặc thông điệp cốt lõi mà doanh nghiệp muốn truyền đạt đến khách hàng.
– Thông điệp thường được xây dựng dựa trên giá trị cốt lõi, lợi ích sản phẩm và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
– Thông điệp thường được sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo, nội dung truyền thông và các tài liệu marketing khác.

9. Tạo tính đồng điệu cho sản phẩm

Quá trình xây dựng thương hiệu là một hành trình không ngừng phát triển và tiến hóa. Điều này luôn phải đi đôi với thời gian hoạt động của doanh nghiệp. Để tạo nên sự nhất quán và đồng nhất trong thương hiệu. Các yếu tố thương hiệu cần được tích hợp và phản ánh trên nhiều phương diện khác nhau, bao gồm:

  • Danh thiếp, đồng phục và nội thất văn phòng
  • Bao bì sản phẩm
  • Mạng xã hội và công cụ tìm kiếm

10. Tính nhất quán của thương hiệu

Tính nhất quán và kiên định với mục tiêu, sứ mệnh và giá trị cốt lõi là yếu tố quan trọng để xây dựng và duy trì một thương hiệu vững mạnh. Sự nhất quán này giúp thương hiệu giữ được chất lượng và đặc trưng của mình. Đồng thời xây dựng một cộng đồng khách hàng trung thành.

Kehoachviet.com 5

Tuy nhiên, trong thực tế, có thể xảy ra những tình huống mà doanh nghiệp phải điều chỉnh. Thay đổi chiến lược để phù hợp với môi trường kinh doanh biến động. Việc này có thể bao gồm thay đổi sản phẩm, dịch vụ hoặc thậm chí là điều chỉnh trong cách tiếp thị và giao tiếp thương hiệu.

=>>>> Xem thêm: Tư vấn chiến lược xây dựng thương hiệu

11. Định vị thương hiệu

Xây dựng định vị thương hiệu là một bước quan trọng và cần thiết nhất trong quá trình xây dựng chiến lược thương hiệu. Định vị thương hiệu là những gì khách hàng nghĩ đến khi nhắc đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Là cách tạo ra sự khác biệt và đặc trưng cho doanh nghiệp của bạn so với các đối thủ trên thị trường.

Dưới đây là 9 chiến lược bạn có thể sử dụng để định vị thương hiệu của mình:

  1. Định vị dựa vào chất lượng
  2. Định vị dựa vào giá trị
  3. Định vị dựa vào tính năng
  4. Định vị dựa vào mối quan hệ
  5. Định vị dựa vào mong ước
  6. Định vị dựa vào vấn đề/giải pháp
  7. Định vị dựa vào đối thủ
  8. Định vị dựa vào cảm xúc
  9. Định vị dựa vào công dụng của sản phẩm, dịch vụ

12. Hãy là người ủng hộ lớn nhất cho thương hiệu sản phẩm

Bạn và nhân viên của mình là những người có thể làm tăng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp một cách đáng kể. Dưới đây là một số cách để tận dụng sức mạnh của nhân viên và khách hàng:

  • Nhân viên là đại sứ thương hiệu: Đảm bảo rằng nhân viên được đào tạo và hiểu rõ về giá trị cốt lõi, sứ mệnh và tầm nhìn của thương hiệu. Khuyến khích họ trở thành đại sứ của thương hiệu trong tất cả các tương tác với khách hàng và trong cộng đồng.
  • Xây dựng thương hiệu cá nhân: Khuyến khích nhân viên xây dựng thương hiệu cá nhân phù hợp với thương hiệu của công ty. Điều này có thể tạo ra sự đa dạng và tăng cường phạm vi tiếp cận của thương hiệu tới khách hàng mục tiêu.
  • Khuyến khích phản hồi từ khách hàng: Tạo điều kiện và khuyến khích khách hàng trung thành chia sẻ ý kiến, đánh giá và kinh nghiệm của họ về thương hiệu. Điều này không chỉ giúp tạo ra một cộng đồng khách hàng tích cực mà còn giúp tăng cường uy tín và tạo niềm tin đối với thương hiệu.

Nguồn: Kehoachviet.com tổng hợp

Để lại một bình luận