CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

Trong chiến tranh ta hay được nghe tới hai danh từ “Chiến lược” và “Chiến thuật”. Chiến thuật là chỉ cách thức để đạt một mục tiêu trong một trận đánh, một giai đoạn ngắn còn Chiến lược dùng cho cách thức để thắng trong một cuộc chiến, một giai đoạn dài.

Chiến lược chỉ mang tính chất định hướng; ví dụ như đánh nhanh thắng nhanh hay đánh chắc thắng chắc, đánh du kích hay đánh công khai quy mô lớn,…Còn kế hoạch thì bao gồm các bước thực hiện cùng nguồn lực sử dụng để thực hiện một mục tiêu nào đó. Từ to tới nhỏ cái gì cũng có thể lập kế hoạch, Chiến lược và Kế hoạch vì vậy là khác nhau.

Thương trường như chiến trường; rất nhiều cụm từ dùng trên chiến trường nay dùng trong thương trường. Khác biệt là mối quan hệ đối đầu trên chiến trường là mối quan hệ đối kháng một mất một còn, hai bên có thể sử dụng mọi thủ đoạn nếu thấy cần, trong kinh doanh thì doanh nghiệp có thể dùng mọi biện pháp cạnh tranh nhưng trong khuôn khổ pháp luật nhất định.

Có chiến lược đúng cho dù thực hiện không tốt còn hơn là có chiến lược sai và thực hiện tốt chiến lược đó. Chiến lược không phải là cái bất biến, nó được điều chỉnh theo sự thay đổi của cơ hội và rủi ro đến từ bên ngoài, của điểm mạnh và điểm yếu đến từ bên trong. Người ta dùng cụm danh từ “Quản trị chiến lược kinh doanh” là để ám chỉ rằng cần phải xây dựng, tổ chức, giám sát, điều chỉnh, kiểm tra chiến lược; và các việc này phải thực hiện một cách thường xuyên.

chien luoc kinh doanh 1

Trong hệ thống quản trị doanh nghiệp ta hay bị nhầm lẫn giữa Chiến lược và Kế hoạch. Điểm khác biệt rõ là trước khi có kế hoạch thì phải có chiến lược; giả sử bạn định đi Hải phòng từ Hà Nội thì đầu tiên bạn phải lựa chọn chiến lược đi như thế nào sau đó mới có thể lập ra kế hoạch chi tiết các bước thực hiện.

Khác biệt nữa giữa hai khái niệm này nữa là khi người ta xây dựng chiến lược người ta hướng tới mục tiêu mong muốn đạt được, nó mang tính tấn công cao. Khi lập kế hoạch thì lại phải tính tới nguồn lực để thực hiện kế hoạch nhằm đạt mục tiêu.

He thong muc tieu trong DN

Ta cũng thường hay được nghe tới danh từ “Chính sách” ví dụ như chính sách kinh doanh. Chính sách khác với Chiến lược, chính sách là bộ các nguyên tắc, phương pháp, thủ tục nhằm đạt tới mục tiêu chiến lược, nó được thể hiện dưới dạng các văn bản giúp cho việc ra quyết định những công việc mang tính lặp đi lặp lại. Ví dụ như chính sách bán hàng, chính sách nhân sự, chính sách tài chính…

Như vậy quy trình chung trong việc xây dựng bộ ba Chiến lược – Chính sách – Kế hoạch

chinh sach 1

Trong doanh nghiệp hệ thống mục tiêu có mục tiêu dài hạn, trung hạn, ngắn hạn và tương ứng với nó là Kế hoạch dài hạn, Trung hạn, Ngắn hạn. Mỗi kế hoạch sẽ tương ứng với một chiến lược, khi chiến lược thay đổi thì kế hoạch cũng thay đổi theo, miễn là làm sao mà đạt được mục tiêu đề ra.

Trong doanh nghiệp có ba cấp chiến lược:

chien luoc kinh doanh 3– Chiến lược cấp toàn Doanh nghiệp hay còn gọi là chiến lược phát triển: chiến lược này do ban lãnh đạo của công ty lập ra để thực hiện mục tiêu ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn.

– Chiến lược cấp đơn vị Kinh doanh: trong trường hợp DN kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực thì mỗi ngành, lĩnh vực đó cần phải có chiến lược riêng. Chiến lược này vẫn phải nằm trong chiến lược chung của toàn công ty.

– Chiến lược cấp đơn vị chức năng: ví dụ như chiến lược marketing, chiến lược nguồn nhân lực, chiến lược tài chính, chiến lược nghiên cứu phát triển, chiến lược cung cấp dịch vụ sau bán hàng,….Có rất nhiều chiến lược khác nhau nhưng tựu trung trong một công ty có 3 chiến lược chức năng quan trọng nhất là 1.Chiến lược marketting, 2.Chiến lược tài chính và 3.Chiến lược nguồn nhân lực.

Như vậy “Chiến lược kinh doanh” là bao hàm nghĩa rộng, nó bao gồm các thể loại chiến lược khác nhau; tùy thuộc chúng ta đang nói tới cấp độ, thời kỳ của chiến lược mà sẽ dùng tên gọi riêng tương ứng.

Chiến lược kinh doanh chia làm hai giai đoạn Xây dựng (hoạch định) chiến lược và Giai đoạn tổ chức thực hiện chiến lược. Mỗi giai đoạn đều có những khó khăn và những thuận lợi riêng. Giai đoạn thực hiện thì mỗi một tổ chức sẽ khác nhau nhưng với giai đoạn hoạch định thì quy trình xây dựng là giống nhau không phân biệt loại hình DN, quy mô DN, cơ cấu tổ chức

cac buoc xd chien luoc

Về bản chất chúng ta hiểu rằng bất cứ một kế hoạch nào cũng phải xuất phát từ hiện trạng bên trong, từ bối cảnh bên ngoài, từ mong muốn của chúng ta để xây dựng lên. Quy trình xây dựng chiến lược cũng trải qua từng bước như vậy.

1. Phân tích và dự báo

Đây là giai đoạn rất quan trọng, quyết định tới sự thành bại của chiến lược. Giai đoạn này đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, thời gian cũng như một độ nhậy cảm cần thiết. Nhiệm vụ của giai đoạn này là dự báo một thời điểm nào đó trong tương lai các thông số của thị trường sẽ như thế nào.

Thông thường thì trách nhiệm xây dựng Chiến lược cấp công ty (chiến lược phát triển) sẽ do Ban lãnh đạo cao nhất của DN thực hiên. Đây là đội ngũ giỏi nhất của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm sử dụng các nguồn lực của DN.

Chúng ta thấy ngay là ngay cả những thông số ở hiện tại cũng không phải dễ mà thu thập được đầy đủ thì những thông số ở tương lai lại càng khó dự đoán như các chỉ số vĩ mô của nền kinh tế, nhu cầu của khách hàng sẽ như thế nào, họ sẽ hướng tới công nghệ nào, sản phẩm nào, đối thủ của chúng ta sẽ làm gì?

Các phương pháp dự đoán bao gồm phương pháp nội suy, ngoại suy, nghiên cứu chiến lược phát triển của đất nước, của ngành mình đang kinh doanh và đôi khi cả phải đoán mò dựa trên sự nhậy cảm nữa.

Ngày nay trong nền kinh tế toàn cầu thì cho dù doanh nghiệp không có ý định bán hàng ra nước ngoài thì cũng phải dự đoán của bối cảnh thế giới vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới bối cảnh kinh tế Việt Nam, tới ngành kinh doanh và cuối cùng tới chính doanh nghiệp của mình.

Nếu như chúng ta có các dự báo chính xác tại giai đoạn này thì các giai đoạn sau cho dù thực hiện không được suôn sẻ cũng sẽ mang lại những lợi ích cho DN. Dự báo sai sẽ dẫn tới những chiến lược sai, kế hoạch sai, phân bổ nguồn lực sai, chi phí gia tăng, doanh thu sụt giảm.

Sau khi phân tích môi trường bên ngoài để tìm ra các cơ hội và thách thức, doanh nghiệp sẽ phân tích môi trường bên trong thông qua phương pháp Chuỗi giá trị để tìm ra các điểm mạnh và điểm yếu của mình.

2. Kỳ vọng của chủ doanh nghiệp

Chủ DN có định phát triển doanh nghiệp trường tồn hay chỉ làm tới lúc về hưu? Đây là câu hỏi lớn nơi mà có hơn 98% doanh nghiệp đều trong nhóm vừa và nhỏ như ở Việt Nam. Khi mong muốn doanh nghiệp mình tồn tại ngay cả khi mình mất đi thì chủ doanh nghiệp sẽ phải dành nhiều thời gian để xây dựng lên những người kế tục sự nghiệp của mình trong tương lai, thông thường là những người trong gia đình.

3. Xây dựng các phương án chiến lược

Kết hợp giữa điểm mạnh, điểm yếu và Cơ hội, thách thức sẽ ra cho ra những phương án chiến lược riêng. Chúng ta sẽ nghiên cứu sâu hơn các phương án chiến lược ở các entry sau.

4. Lựa chọn chiến lược

Giữa những phương án được xây dựng ở bước 3 thì phải quyết định theo phương án nào? tiêu chí nào giúp ta lựa chọn phương án đúng đắn.

5. Xác định các nhiệm vụ chủ yếu để thực hiện chiến lược

Doanh nghiệp sẽ có các nhiệm vụ lớn gì tiếp theo? chẳng nhẽ xây dựng chiến lược xong thì cất vào tủ?

Chúng ta các bước xây dựng chiến lược rất đơn giản, nó như các bước để xây dựng một bản kế hoạch thông thường nào đó. Cách làm, chất lượng làm trong mỗi bước sẽ quyết định tới sự thành bại của DN.

Nguồn http://chienluocsong.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *