Khi doanh nhân hiểu rõ chu kỳ sống của sản phẩm. Họ có thể đưa ra quyết định thông minh và kịp thời, tận dụng cơ hội để tăng doanh số và đạt thành công. Hãy tham khảo ví dụ về chu kỳ sống của sản phẩm để áp dụng vào công việc của bạn.
I. Chu kỳ sống của sản phẩm là gì?
Chu kỳ sống của sản phẩm là thời gian từ khi sản phẩm xuất hiện đến khi không còn được tiêu dùng. Doanh nghiệp cần điều chỉnh chiến lược kinh doanh theo sự thay đổi của thị trường và nhu cầu khách hàng.
II. Chu kỳ sống gồm những giai đoạn nào?
Theo quan điểm của người dùng, chu kỳ sống sản phẩm có 3 giai đoạn: ra mắt, phát triển và suy giảm. Nhưng theo quan điểm kinh doanh, chu kỳ sống của sản phẩm thường bao gồm 4 giai đoạn: Phát triển thị trường, Phủ sóng thị trường, Trưởng thành thị trường và Suy giảm thị trường. Độ dài của mỗi giai đoạn có thể thay đổi tùy thuộc vào sản phẩm và chiến lược kinh doanh.
III. Ví dụ chu kỳ sống của sản phẩm
1. Ví dụ chu kỳ sống của Coca Cola
Coca-Cola là một trong những thương hiệu nước giải khát hàng đầu và được yêu thích tại Việt Nam. Chu kỳ sống của Coca-Cola bắt đầu từ việc giới thiệu sản phẩm, phát triển ra toàn cầu. Đạt đến giai đoạn bão hòa và duy trì vị thế mạnh mẽ. Coca-Cola không ngừng cải tiến để không rơi vào giai đoạn suy thoái.
2. Ví dụ chu kỳ sống của Xiaomi
Để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về chu kỳ sống của sản phẩm. Hãy xem xét chu kỳ sống của thương hiệu điện thoại Xiaomi trên thị trường Việt Nam:
- Triển khai: Xiaomi quảng cáo tính năng pin dung lượng lớn và chơi game linh hoạt để thu hút khách hàng. Họ cũng áp dụng giá cả phù hợp.
- Phát triển: Điện thoại Xiaomi với pin dung lượng lớn trở thành sự lựa chọn phổ biến.
- Bão hòa: Cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu nổi tiếng dẫn đến sự bão hòa của Xiaomi.
- Suy thoái: Khả năng suy thoái không thể loại trừ. Như minh chứng qua việc smartphone hiện đại thay thế các điện thoại cổ điển.
3. Ví dụ về chu kỳ sống của Omo
Chúng tôi đã chia sẻ về 4 giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm OMO:
Giai đoạn 1: Ra mắt
- Tiếp thị và quảng cáo mạnh mẽ.
- Tốn nhiều chi phí nhưng thành công trong việc quảng bá.
Giai đoạn 2: Phát triển
- Thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.
- Cần đầu tư vào quảng cáo và khuyến mãi sản phẩm.
Giai đoạn 3: Bão hòa
- Doanh thu có thể giảm.
- Cạnh tranh cao, cần nghiên cứu sản phẩm để thay đổi.
Giai đoạn 4: Suy thoái
- Sản phẩm giảm doanh số.
- Hành vi người tiêu dùng thay đổi.
4. Ví dụ về vòng đời của Vinamilk
Một ví dụ về chu kỳ sống của sản phẩm Vinamilk là dòng sữa bột Optimum Mama, dành cho bà bầu và phụ nữ đang cho con bú.
- Giai đoạn Giới thiệu: Vinamilk quảng cáo mạnh trên truyền thông để giới thiệu sản phẩm.
- Giai đoạn Phát triển: Sản phẩm được bày bán tại các cửa hàng, siêu thị để nhận phản hồi từ khách hàng.
- Giai đoạn Bão hòa: Vinamilk bổ sung lợi khuẩn, chất xơ và dưỡng chất để cải thiện sản phẩm.
- Giai đoạn Suy thoái: Hiện sản phẩm vẫn đang phát triển mạnh mẽ.
5. Ví dụ chu kỳ sống của Samsung
Samsung đã thành công khi giới thiệu sản phẩm vào thị trường Việt Nam thông qua các kênh truyền thông và mạng xã hội. Điện thoại Samsung thu hút người tiêu dùng với thiết kế đẹp và tính năng vượt trội.
Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Samsung phải nỗ lực để duy trì vị thế của mình trước các đối thủ như Apple, Oppo, Xiaomi. Không loại trừ khả năng suy thoái của Samsung trong tương lai do sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp điện thoại di động.
6. Ví dụ chu kỳ sống của Nokia
Ví dụ về chu kỳ sống của Nokia 1100 từ năm 2003 đến 2009:
- Triển khai (2003): Nokia 1100 ra mắt với giá phải chăng, pin bền và phù hợp với nhu cầu các nước đang phát triển.
- Tăng trưởng (2004-2005): Trở thành điện thoại bán chạy nhất thế giới với việc cải thiện tính năng.
- Bão hòa (2006-2007): Đối mặt với sự cạnh tranh từ các đối thủ khác.
- Suy thoái (2008-2009): Không còn hấp dẫn, doanh số giảm và dừng sản xuất vào năm 2009.